Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông: Quy chuẩn về đạo đức

1. Nhà báo có trách nhiệm duy trì những chuẩn mực đạo đức và sự chuyên nghiệp ở mức cao nhất. Nhà báo trong mọi trường hợp cần bảo vệ nguyên tắc tự do của báo chí và những phương tiện truyền thông khác trong việc thu thập thông tin, bình luận và phê bình. Nhà báo cần nỗ lực loại bỏ việc bóp méo, đàn áp, kiểm duyệt thông tin.
2. Nhà báo cần nỗ lực đảm bảo rằng thông tin mình đưa là công bằng, chính xác, tránh việc đưa bình luận và phỏng đoán nhưng khiến độc giả hiểu lầm đó là sự kiện được xác minh, tránh làm sai lạc thông tin do bóp méo, chọn lọc, hay miêu tả không đúng.
3. Nhà báo cần chỉnh sửa nhanh chóng bất kì thông tin không chính xác có thể gây hại, đảm bảo rằng người đọc dễ dàng tìm thấy bản đính chính thông tin và lời xin lỗi , và cần phải hồi âm thông báo những người bị phê bình nếu vấn đề được xem là đủ nghiêm trọng.

4. Nhà báo nên chỉ lấy thông tin, hình ảnh, minh họa bằng những cách minh bạch. Có thể dùng những cách khác để lấy tin trong trường hợp công chúng rất quan tâm đến vấn đề. Nhà báo được quyền không đồng ý với việc sử dụng những cách như thế nếu như bản thân thấy cách làm đó là không nên.

5. Khi sử dụng những phương cách khác (do vấn đề nhận được sự quan tâm của công chúng), nhà báo không được làm bất cứ điều gì xâm phạm đến nỗi đau buồn và hoảng loạn của người khác.
6. 7. Nhà báo cần bảo vệ những nguồn tin mật. Nhà báo không được nhận hối lộ hay nguồn tiền nào khác có thể gây ảnh hưởng đến việc thực thi công việc chuyên môn.

8. Nhà báo không được cho phép bản thân tham gia vào công việc bóp méo hay đè nén sự thật với lí do quảng cáo hay do những toan tính khác.
9. Nhà báo không được tạo ra những tài liệu khuyến khích sự phân biệt đối xử đối với sắc tộc, màu da, tín ngưỡng, giới tính hay khuynh hướng tình dục.
10. Nhà báo không được vụ lợi cá nhân trong quá trình tác nghiệp trước khi thông tin được công bố.
(Ngày viết 01.07.2008 03:32)

HÀN QUỐC: Quy chuẩn đạo đức báo chí, 1986

Sứ mạng của báo chí Hàn Quốc là cực kì quan trọng, lí do chủ yếu là bởi vì quốc gia phải đối mặt với nhiệm vụ tái thiết đất nước thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ.
Nhận thức sâu sắc điều này, các nhà báo Hàn Quốc đã tổ chức Hiệp
hội Biên tập viên báo chí Hàn Quốc gồm những biên tập viên các tờ báo hàng ngày và các cơ quan báo chí trên toàn quốc và đã lập nên
Quy chuẩn Đạo đức báo chí để sửa đạo đức báo chí và gìn giữ một cách chắc chắn sự thống nhất khi làm báo.
Các nhà báo đã cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn làm báo và đáp ứng kì vọng của nhân dân về báo chí tốt đẹp. Không chỉ các biên tập biên mà tất cả những ai làm việc có liên quan đến ngành báo sẽ tuân theo quy chuẩn này. Vì Quy chuẩn này kêu gọi việc thực thi một cách tự nguyện, không có tổ chức nào cưỡng chế việc thực thi. Tuy nhiên nếu các tờ báo và nhà báo không trung thành với Quy chuẩn này, chắc chắn họ sẽ mất sự ủng hộ của công chúng, do đó sẽ gây nguy hại cho sự tồn tại của chính mình.
Không chỉ các biên tập viên mà tất cả những người có liên quan
Tự do. Tự do báo chí, một trong những quyền cơ bản của con người, phải được bảo vệ để làm thỏa mãn quyền được biết của con người. Báo chí có quyền tự do hòan tòan được báo cáo và bình luận. Mặc dù bất cứ sự vi phạm nào đối với mối quan tâm của công chúng phải chịu sự kiểm sóat theo luật chung, không có luật nào có thể giới hạn hay can thiệp vào tự do báo chí. Dĩ nhiên tự do báo chí bao gồm quyền tự do phê bình và chống lại bất kì đạo luật nào như thế.
Trách nhiệm. Báo chí, là một công cụ xã hội, có một vị trí đặc biệt, và các nhà báo đòi hỏi một chỗ đứng xã hội độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, vị trí này chỉ đến khi báo chí cho công chúng một bức tranh chân thực về các sự việc và công chúng sử dụng bức tranh làm nền tảng cho những đánh giá của mình.
Vì vậy, trách nhiệm quan trọng nhất của báo chí là phục vụ mối quan tâm của công chúng một cách trung thành dựa trên nhận thức là công chúng trông cậy vào báo chí. Trách nhiệm này cũng chính là lí do vì sao gìn giữ được vị trí đặc biệt trong công chúng của báo chí.
Báo chí thể hiện vị trí cụ thể của mình bằng cách luôn luôn kiên cường trong việc theo đuổi sự công bằng, dũng cảm trong việc chống đối những việc bất công, và trong việc kề vai và lên tiếng cho người yếu.
Viết bàt và Bình luận. Việc phổ biến thông tin nhanh và trung thực rất quan trọng đối với việc viết bài. Vì vậy, những thông tin được báo cáo phải được giới hạn cho những cái mà giá trị có thể được xác minh về nguồn và nội dung.

Trong bình luận, những niềm tin và ý kiến độc lập của nhà báo nên được bày tỏ một cách công bằng và dũng cảm; nói cụ thể là nên chống lại bất cứ thiên kiến nào cố tình bóp méo hay lẩn tránh sự thật. Nhà báo cần trung thực đối với công chúng bằng cách triệt để và chính xác ở mức cao nhất trong khi viết bài và bình luận.
Tính độc lập. Báo chí nên đứng trên quan điểm rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và không nên bị lung lạc vì bất cứ thiên kiến nào về mặt chính trị, xã hội hay kinh tế. Cùng lúc đó, báo chí không thể được sử dụng một cách riêng tư cho những vụ lợi cá nhân trái ngược với quyền lợi của công chúng hay vì những mục đích vô đạo đức hay không có giá trị. Các nhà báo không thể rũ bỏ trách nhiệm chỉ bởi vì những nhà báo khác ra lệnh hay đòi hỏi đối xử đặc biệt.
Danh dự và tự do. Báo chí nên tôn trọng danh dự của những người khác và không được xâm phạm quyền cá nhân hay những tình cảm do tò mò hay do có mục đích xấu. Song song với yêu cầu đòi tự do của báo chí, báo chí nên có lòng hào hiệp công nhận tự do những người khác muốn.

Nhân phẩm. Báo chí cần có nhân phẩm tốt và lòng tự ái cao bởi vì vị trí trước công cộng của nó. Đặc biệt, những hành vi thiếu tế nhị, hay bất cứ những hành động nào dẫn tới sự thiếu tế nhị không thể được chấp nhận.
Những hướng dẫn cho việc làm phóng viên.
[1] Diễn giải các điều khoản của mục 3 và 4, Chương “Danh dự và Quyền tự do của Người khác”, Hướng dẫn cho việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí (13 tháng 10, 1961):
1. Những người vi phạm bị bắt quả tang sẽ bị loại ra khỏi “nguyên tắc mà trong trường hợp viết bài về những trường hợp tội phạm, người bị kết tội sẽ không bị đối xử như là có tội cho đến khi bị kết án”, “Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí”
2. Thuật ngữ “vị thành niên” được đề cập ở Điều 4, Chương “Danh dự
và Tự do của người khác” trong Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí, có nghĩa là những người dưới 20 tuổi.

3. Trong điều khoản mà tên và hình ảnh của nghi phạm vị thành niên, người bị kết tội và phụ nữ bị tấn công tình dục không được tiết lộ. Trong Điều 4, Chương “Danh dự và Tự do của người khác” trong Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí, không được tiết lộ địa chỉ nhà trong phạm vi Seoul và các thành phố khác, hay tên làng ở các tỉnh khác, được phép tiết lộ.

4. Khi đưa địa chỉ nhà, không con số, “việc đang làm” và “lệnh cấm” ở Seoul và các thành phố khác, hay “lệnh cấm” làng và con số trong những khu vực tỉnh được phép tiết lộ.

[2] Nói về những phụ nữ bị tấn công tình dục, Ủy ban đưa ra qui định rằng “khi đưa ra địa chỉ, không được tiết con số, “việc làm” và “lệnh cấm” ở Seoul và những thành phố khác, hay con số và “lệnh cấm” làng ở các khu vực tỉnh.”
Một lần nữa vào mùng 2 tháng 10, 1978, Ủy ban ra lệnh rằng cho dù không đưa địa chỉ một cách trực tiếp, bất cứ thông tin nào giúp suy ra địa chỉ của nạn nhân, như trong trường hợp thủ phạm có thể được nhận diện bằng lời nhận xét, “hắn ta tấn công một phụ nữ cùng làng,” hay địa điểm văn phòng của nạn nhân bị tiết lộ, hay tên của người thân bị nhận ra cũng phải được kiểm soát chặt chẽ.
[3] Diễn giải các điều khoản của mục 1 và 2, Chương “Danh dự và Quyền tự do của Người khác”, Hướng dẫn cho việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí (15 tháng 2, 1965):
1. Không danh dự cá nhân nào bị bôi nhọ nếu không vì mối quan tâm của công chúng.
2. Thậm chí trong trường hợp vì mối quan tâm của công chúng, không
được sử dụng ngôn ngữ thấp kém hay tấn công cá nhân không thích đáng. Điều này
cũng đúng đối với các cá nhân, nhân viên, văn phòng hay tổ chức cộng đồng, với
những người hoặc nhóm không thuộc pháp lý.
[4] Viết bài về Tự tử (mùng 8 tháng 1, 1967)
Xem xét về ảnh hưởng những bài viết về tự tự đối với xã hội, Ủy
ban đưa ra những quy định sau làm tiêu chuẩn cho những bài viết như thế:
1. Tên và số lượng liều thuốc gây chết người được sử dụng trong vụ
tự tử không được tiết lộ. Tuy nhiên, những điều như thế có thể được viết trong
những tai nạn có liên quan đến tội ác hay có một tầm quan trọng đặc biệt về mặt
xã hội.
2. Những phương pháp tự tử độc ác không được mô tả. Vì cụm từ “tự
tử tập thể” có thể là một ngữ không chính xác trong trường hợp vụ này bao gồm
trẻ em và những thành viên trong gia đình khác không mong muốn chết, ngữ chính
xác sẽ được sử dụng tùy thuộc vào từng vụ. Những vụ này không được phép viết
theo cách phục vụ thị hiếu của người đọc, hay được làm cho đẹp hơn lên.
[5] Lưu ý đối với những bài viết về chất kích thích. (18 tháng 4,
1979)
Vì việc tiết lộ tên những chất kích thích ví dụ như Sekonal và keo
dính trong việc viết về các trường hợp của thanh thiếu niên sử dụng chất kích
thích có thể gây ảnh hưởng cho những thanh thiếu niên ngây thơ và khiến chúng
phạm phải cùng lỗi lầm đó, một hướng dẫn đã được phát ra về việc không được
công khai tên của những thuốc hay chất như thế.
[6] Bài viết về bắt cóc (30 tháng 8, 1967)
1. Các bài viết về bắt cóc nên viết nhấn mạnh sự trở về an toàn
của các nạn nhân bị bắt cóc. Những bài viết như thế về mặt nguyên tắc sẽ được
giữ lại không đăng trong khi các nạn nhân vẫn còn bị bắt cóc. Tuy nhiên, bài
viết có thể được thực hiện trong trường hợp được xem là cần thiết cho việc giải
cứu nạn nhân.

2. Toàn cảnh bức tranh của vụ bắt cóc có thể được làm rõ một khi
vụ việc đã đi đến một giải pháp.
[7] Các bài viết về nghi phạm (6 tháng 9, 1967)
1.Ngoại trừ những trường hợp bị bắt quả tang hoặc những trường hợp
mà đã có bằng chứng nổi bật, địa chỉ, tên, hình ảnh và nghề nghiệp của nghi phạm sẽ không bị tiết lộ.
2. Không được viết những bài khiến cho người đọc nghĩ rằng nghi phạm là có tội mà không có bằng chứng rõ ràng.
3. Không được đưa hình ảnh về cảnh tàn bạo của một vụ điều tra hiện trường một vụ phạm tội.
[8] Bài viết về sự Bảo vệ Những nhân viên đã Đầu hàng và Những người Cung cấp Thông tin về các Nhân viên Cộng sản (14 tháng 2, 1968)
1. Trong các bài viết về những điệp viên do thám và người những theo chủ nghĩa cộng sản, tên giả sẽ được sử dụng và hình ảnh, chỗ làm việc, và địa chỉ sẽ không được công khai. Tuy nhiên các địa chỉ về thành phố, quận, hay phường có thể được tiết lộ.
2. Điều khoản của đoạn văn đằng trước cũng được áp dụng với những
điệp viên do thám và những người theo chủ nghĩa cộng sản đầu hàng. Tuy nhiên, nếu quan chức chính phủ thông báo chính thức hay nếu có nhu cầu thông báo người dân, những thông tin này sẽ được công khai.
[9] Bài viết không ghi rõ nguồn (26 tháng 7, 1964)
Những điều sau đây vi phạm các điều khoản của Mục 4, Chương “Nhân phẩm”, Hướng dẫn về việc Thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí:
1. Sử dụng những bài báo được phân bổ sau khi thay tên ở dòng đầu
tiên hay cuối cùng bằng tên của chính phóng viên.
2. Sử dụng toàn bộ bài bài báo được phân bổ mà không ghi rõ nguồn
3. Sử dụng bài báo được phân bổ sau khi thay đổi (đạo văn) phần mở đầu.

4. Sử dụng một phần đạo văn của những bài báo trên mạng trong bài báo của chính mình.[10] Những báo cho trẻ em hay những mục chuyên về trẻ em và những quảng cáo về thuốc đối với những căn bệnh qua đường tình dục. (1 tháng 6, 1966)Trên những tờ báo nơi những quảng cáo về thuốc hay bệnh lây qua đường tình dục, không được sử dụng mục của trẻ em.

(Người dịch: Minh Hằng)
(Bài viết 01.07.2008 03:39)

Quy tắc báo chí của Thời báo Los Angeles (Phần 1)

Mục đích của báo Los Angeles Times là xuất bản một tờ báo đạt chất lượng cao nhất. Điều này đòi hỏi The Times trước hết phải là một tờ báo hoạt động theo nguyên tắc, điều này đồng thời là trách nhiệm của tất cả nhân viên thuộc tòa soạn. Phóng viên của Times luôn phải có trách nhiệm giữ bản thân mình và tờ báo tránh khỏi những lời chỉ trích ở mọi mặt.
Có vô số cách có thể làm một tờ báo tự làm mất uy tín của mình; bản hướng dẫn này không nhằm mục đích che giấu tất cả những điều này.
Tất cả là tùy thuộc vào từng nhân viên, họ phải nắm vững những nguyên tắc chung và lắng nghe nhận thức bản thân về đúng và sai. Nếu phát hiện bất kỳ điều gì có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín của báo thì trách nhiệm của một người phóng viên là phải lập tức báo cáo lên biên tập viên có trách nhiệm.
Đây là một nghĩa vụ không lấy gì làm dễ chịu, trong một số tình huống, hành động này có thể tổn hại đến quan hệ của các thành viên trong tòa soạn.
Nhưng dù sao, đó vẫn là nghĩa vụ. Tính tin cậy, tài sản quý giá nhất của một tờ báo, lại là thứ mà phải gian khổ lắm mới đạt được nhưng lại rất dễ đánh mất. Cách duy nhất để duy trì được giá trị này là mọi người phải có trách nhiệm bảo toàn nó.
Những tiêu chuẩn dưới đây được áp dụng cho tất cả các thành viên của The Times và những sản phẩm họ tạo ra cho tờ báo, cả trên mặt
báo và truyền hình và trên mạng internet.

Nếu như có điều gì không chắc về việc áp dụng những điều được hướng dẫn này thì các nhân viên phải nhận thức được rằng mục đích trước nhất của họ là phải bảo vệ tính liêm chính của tờ báo. Nếu có gì thắc mắc thì không nên ngại đặt câu hỏi. Bất kỳ một cuộc thảo luận sôi nổi về đạo đức ở bất kỳ cấp độ nào trong tòa soạn cũng đều cần thiết cho việc tạo ra một tờ báo với phẩm chất hàng đầu.
NỘI DUNG
Công bằng
Không được để bất cứ một độc giả của The Times nhận thấy bất cứ một ý kiến cá nhân của những người đóng góp cho bài báo hay cho rằng tờ báo đang tuyên truyền một nội dung nào đó. Một trong những mục tiêu trọng tâm của tờ báo của chúng ta là phải khách quan – khác xa với bài báo, mục báo, bài phê bình và những nội dung khác mà chỉ khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình.
Đây là một mệnh lệnh tối thượng đòi hỏi chúng ta phải tự nhận thức được những chủ quan thành kiến của bản thân và tránh xa điều đó trong công việc. Nó đồng thời đòi hỏi chúng ta xem xét môi trường chủ quan nơi làm việc, những chủ quan thành kiến ở nguồn tin, đồng nghiệp và cộng đồng xung quanh, những yếu tố có thế bóp méo tính khách quan của bản thân.
Khi viết tin bài về những vấn đề còn nhiều tranh cãi như đình công, phá thai, kiểm soát súng đạn và những điều tương tự, chúng ta phải
tìm đến những cách nhìn thông minh, rõ ràng từ mọi quan điểm khác nhau. Mọi phóng viên phải thật sự hiểu được tất cả các quan điểm thay vì chỉ lấy những lời trích dẫn khác nhau nhằm tạo ra sự cân bằng nhìn từ bên ngoài.

Những chủ thể được đề cập trong bài báo theo hướng không có lợi thì cần phải có cơ hội để tự bào chữa cho mình. Điều này có nghĩa là nhà
báo phải cho chủ thể bị buộc tội hay chỉ trích một khoảng thời gian và thông tin đầy đủ để phản biện. Nhà báo có trách nhiệm phải tiếp cận trực tiếp chủ thể và nỗ lực thấu hiểu lý lẽ của họ.

Những bài viết mang tính điều tra đòi hỏi nhà báo phải đặc biệt cần cù và tôn trọng sự công bằng. Khi muốn tạo nội dung phong phú cho một đề tài, tất cả những ai liên quan đến những bài viết dạng này phải nghiệm rằng tin bài phải đáng tin và tránh cách miêu tả một cách giản đơn thái quá.
Nguồn tin:
Chúng ta đang đưa tin trong một môi trường bao gồm thủ đô Washington và Hollywood, nơi mà việc nặc danh, không tiết lộ danh tánh thường được sử dụng và chấp nhận.
Chúng ta phải đứng trên quan điểm chống lại điều này và tìm cách hạn chế nó. Chúng ta phải cho độc giả biết càng nhiều càng tốt rằng việc dùng nguồn nặc danh làm ảnh hưởng đến giá trị quan trọng của tờ báo.
Những tiêu chuẩn này không nhằm làm nhà báo hạn chế khai thác nguồn tin từ những người muốn tiết lộ danh tánh. Những thông tin này là vô giá.
Nhưng những thông tin này phải được kiểm chứng bởi những nguồn sẵn sàng cung cấp thông tin như tên và giấy tờ liên quan. Chúng ta phải thật nỗ lực để có thể kiểm chứng được những nguồn tin như vậy. Việc dựa vào những nguồn không tên phải được coi là lựa chọn cuối cùng và đồng thời nhà báo phải tuân theo những quy định sau:
Khi dùng nguồn nặc danh thì chỉ là để cung cấp thông tin quan trọng đến bạn đọc. Không được dùng những nguồn này để đăng những nội dung tầm thường, quá hiển nhiên và phục vụ cho mục đích của bản thân.
_ Những người cung cấp nguồn tin không được sử dụng biện pháp nặc danh để suy đoán hay đánh vào tình cảm của bạn đọc.
_ Một nguồn nặc danh phải có lý do thuyết phục để từ chối cung cấp danh tính,
chẳng hạn như sợ trả thù và nếu thấy phù hợp thì bài viết
cũng phải đề cập đến những lý do này.

_ Nhà báo và biên tập viên chỉ sử dụng nguồn khi thông tin cung cấp bởi người nặc danh phải dựa trên nền tảng sự thật. Những nguồn nặc
danh đôi khi có xu hướng phóng đại hay vượt quá sự thật vì họ không phải để lộ tên.
Nguồn tin phải được xác định càng rõ ràng càng tốt và phải vạch trần những quan điểm cá nhân tiềm tàng tính chủ quan thành kiến của người cung cấp nguồn tin càng nhiều càng tốt.
Ví dụ,” một nhà cố vấn của Đảng Dân Chủ thuộc Ủy ban Đối Ngoại” sẽ thích hợp hơn “theo một nguồn từ Quốc Hội”.
Trong thực tế, một phóng viên nên tham khảo ý kiến biên tập viên trước khi đồng ý bảo vệ danh tánh của một nguồn tin. Trong một số
trường hợp, một biên tập viên có thể yêu cầu được biết danh tánh của nguồn tin để đánh giá độ tin cậy của thông tin.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, người cung cấp tin có thể đòi tờ báo và phóng viên giúp họ tránh phải làm nhân chứng hay bị triệu tập
bởi tòa án và nếu cần thiết bảo mật danh tánh của họ. Phóng viên nên tham khảo ý kiến của biên tập viên có trách nhiệm trước khi thỏa thuận với người cung cấp tin.

Trong một số trường hợp, mặc dù không có sự thỏa thuận này, bên nguyên, tòa án hay bồi thẩm đoàn sẽ yêu cầu được biết thông tin về người cung cấp tin, buộc phóng viên phải chọn lựa giữa việc tiết lộ thông tin về nguồn tin hoặc án tù vì chống lại tòa án. Những trường hợp như vậy rất hiếm và thường không ngăn chúng ta điều tra những vụ nhạy cảm và có thể gây tranh cãi.

Phóng viên đồng thời phải thật thận trọng trong việc lựa chọn cách thức và nơi lựu giữ thông tin để không làm lộ danh tính của 1 nguồn nặc danh. Những tài liệu điện tử như email có thể bị dùng tại tòa án hay bị nhân viên khác ngoài tòa soạn lấy.

Phóng viên phải luôn giữ lời hứa với người cung cấp tin cho mình ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ. Nếu người cung cấp tin có ý đồ xấu và muốn dùng tờ báo để tung tin sai sự thật thì chúng ta hãy coi như lời hứa gìn giữ sự bảo mật của họ là không còn hiệu lực. Nói tóm lại, chúng ta không được làm hại nguồn tin của mình.

Sự tiếp cận

Báo Times không thỏa thuận để có sự tiếp cận với thông tin. Chẳng hạn như khi thương lượng với những người làm trong lãnh vực quảng
cáo báo chí tại Holywood, chúng ta không được hứa hẹn gì về vị trí của bài viết cũng như khía cạnh viết bài.
Những thỏa thuận như vậy là chuyện thường thấy trong giới giải trí truyền thông nhưng không được chấp nhận tại Times.

Nhìn chung, việc bàn về phạm vi và hướng viết bài mà người viết đang suy nghĩ thì có thể thảo luận được. Tuy nhiên phải hiểu rõ rằng việc quyết định vị trí và khí cạnh bài viết phải do phóng viên và biên tập viên quyết định.
Chính sách này không cấm chúng ta chấp nhận dời ngày xuất bản thông tin theo lệnh cấm của chính phủ.

Báo Times không trả tiền cho người cung cấp tin.
Độ chính xác:
Chúng ta đang sống và làm việc trong một môi trường tràn ngập những lời nói cường điệu phóng đại. Báo Times muốn tách khỏi môi trường như vậy và chỉ đưa tin chính xác đến thẳng người đọc.
Việc dựng chuyện không có thật là không thể chấp nhận. Chúng ta không tạo ra những nhân vật hỗn hợp. Chúng ta không dùng bút danh. Chúng ta không phóng đại nguồn tin (một nguồn duy nhất thì gọi là “một nguồn”, không phải “các nguồn”). Chúng ta không tạo ra, thêu dệt hay bóp méo các lời trích dẫn dù trên báo giấy, video, file âm thanh trên trang web.
Những từ so sánh như “lớn nhất”, “tệ nhất” và “nhất” chỉ được sử dụng nếu người viết có thể đưa ra bằng chứng. Trách nhiệm của biên tập viên được giao nhiệm vụ cũng như biên tập viên nội dung là phải xử lý tất cả những cách dùng từ như thế này. Gánh nặng của bản thảo là trên vai của người viết, tòa soạn không có trách nhiệm phải chứng tỏ cho một phóng viên biết là anh ta đã sai.

Việc dùng những từ như “có thể” hay “có lẽ” để rào đón những câu khẳng định không thể kiểm chứng là không thể chấp nhận. Chúng ta có nhiệm vụ phải cho người đọc biết cái nào là sự thật chứ không phải cái nào có thể là sự thật.

Có những phần của bài viết chỉ đề cập thời gian và nơi chốn của sự kiện. Nếu chỉ đi sơ qua nơi diễn ra sự kiện để viết những phần như vậy thì không thể chấp nhận được.

Văn cảnh có khi giúp hướng dẫn việc áp dụng những quy định này một cách đúng đắn. Phép cường điệu hay châm biếm đôi khi được dùng để gây cười hay tạo hiệu ứng văn chương. Những người viết bài theo chuyên mục có khi dùng những hiệu ứng này giống như những nhà văn khôi hài. Nhưng phải cẩn thận khi sử dụng chúng.
Sự công nhận
Chúng ta viết bài của riêng mình, nhưng cũng dựa vào công sức của người khác và phải công nhận công lao của họ. Những thông tin lấy từ những tài liệu thông thường thì có thể không phải luôn luôn cần kể ra. Nhưng cần đối chiếu kiểm tra độ chính xác của thông tin cũng như dùng các nguồn đáng tin cậy.

Trẻ vị thành niên và nạn nhân của tội ác tình dục

Báo Times không tiết lộ thông tinh nhận dạng của nạn nhân cũng như những trẻ dưới 18 tuổi phạm tội. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ. Quyết định tiết lộ tên của cá nhân trong những trường hợp này là trách nhiệm của ban biên tập.
Nghi phạm

Nhìn chung, The Times không tiết lộ thông tin những người bị tình nghi khi họ chưa bị kết tội hay bị bắt.Vẫn xảy ra trường hợp ngoại lệ tùy vào độ quan trọng của vụ việc hay nghi phạm. Trong những trường hợp này, chúng ta phải chắc chắn rằng nguồn tin của chúng ta đáng tin cậy và các nhà thi hành luật có đầy đủ cơ sở để xác định một cá nhân là nghi phạm.
Nếu một cá nhân bị tình nghi không bị buộc tội thì phải thông báo trong bài viết tiếp theo. Bài viết tiếp theo này phải được xuất hiện tương đối bằng với bài gốc nếu có thể.
Đạo đức của nhân viên

The Times muốn nhân viên thuộc bộ phân biên tập phải cư xử một cách tự trọng và chuyên nghiệp. Chúng ta sẽ không làm gì để đưa lên báo hay tivi những điều sẽ làm chúng ta phải hổ thẹn sau này. Chúng ta không được để những hành động của một bộ phận quy định tiêu chuẩn của tờ báo.

Nhìn chung, khi viết tin chúng ta coi mình là nhân viên của The Times. Trong một vài trường hợp, tiết lộ mối quan hệ này có thể không khả thi và phản tác dụng nhưng tất cả nhân viên của Times không được nói dối về mối quan hệ giữa họ và tờ báo. Chúng ta luôn tôn trọng những đoàn thể, cá nhân chúng ta đã đưa tin và vì vậy chúng ta cũng mong được họ tôn trọng.

Phóng viên báo Times không được sử dụng quan hệ của mình với tờ báo để giải quyết mâu thuẫn cá nhân, để được đối xử đặc biệt hay kiếm lợi nhuận cá nhân.

Sửa lỗi và lọc tin

Khi thấy có lỗi trong bài thì phải lập tức khắc phục. Phóng viên phải biết ơn những bạn đọc và nhân viên tòa sọan đã phát hiện ra lỗi trong bài viết. Khi một nhân viên nhận được thư than phiền về độ chính xác của bài viết thì nên báo cho biên tập viên. Không nhân viên nào được tự quyết định là lời than phiền sẽ không kèm theo hiệu chỉnh.
(Chú ý: Chính sách hiệu chỉnh của báo Times đã liệt kê chi tiết thủ tục lien quan đến thư than phiền, hiệu chỉnh và yêu cầu rút lại lời tuyên bố trong bài viết)
HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ HỌA
Hình ảnh và đồ họa phải có chức năng cung cấp thông tin, không được làm người đọc hiểu sai. Bất cứ hành động nào nhằm làm rối người đọc hay diễn dịch sai thông tin đều bị cấm.

Đối với tin ảnh, chúng ta không tái diễn lại những gì đã xảy ra. Người chụp ảnh có thể đề cập đến những chủ đề như chân dung, hình thời trang hay tác phẩm từ studio. Khi trình bày những hình ảnh đó, phải tránh tạo ấn tượng là những tấm hình này được chụp một cách không lựa chọn.

Không thêm màu, ghép nhiều hình ảnh thành một, xóa vật thể hay lộn ngược hình ảnh. Không được làm gì hơn ngòai một số chỉnh sửa nhỏ như chỉnh màu cho đúng,độ sáng tối, xóa những vết bụi hay xước để đảm bảo việc hình đuợc sử dụng giống với hình gốc. Không được phép lạm dụng làm tối, sang một phần của tấm hình hay độ đậm nhạt của tấm hình.

Trong một dịp nào đó, chúng ta có thể đăng những tác phẩm nghệ thuật, đồ họa bao gồm hình đã chỉnh sửa. Những tác phẩm đó nên gọi là “ảnh minh họa.” Nhiếp ảnh gia, biên tập viên hình ảnh phải xin phép biên tập viên cấp cao chịu trách nhiệm về hình ảnh trước khi bắt tay tạo ra ảnh minh họa.

Những tác phẩm minh họa phức tạp về đồ họa cũng cần phải có ghi chú.

Biên tập viên hình ảnh phải kiểm chứng tính xác thực của tấm hình. Trong một số trường hợp hiếm hoi, dòng ghi chú của tấm hình phải ghi
rõ nguồn của chúng.

CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG KHÁC

Việc sử dung ngày càng rộng rãi các phương tiện truyền thông điện tử tại báo Times đã đòi hỏi các thành viên của tòa soạn áp dụng những quy định này theo những hướng mới. Ví dụ như: phóng viên nên hiểu rằng người đồng ý phỏng vấn với máy ghi âm có khi không muốn đọan băng này đăng trên trang web.

Báo Times đang ngày càng tích cực hơn trong việc tạo ra các file video cho trang web và những đầu ra khác. Nhìn chung, việc tạo và sử dụng video cũng đi theo nguyên tắc của nhiếp ảnh tĩnh (xin đọc phần trên). Mọi hình thức bóp méo file video là đều bị cấm. Khi biên tập file video, không được thêm vào từ ngữ hay những ghép những lời phát biểu vào những thời điểm khác nhau để ngụ ý rằng chúng được phát biểu vào cùng một lúc.

Những trích dẫn của một bài phỏng vấn hay bài diễn văn nên được trình bày theo thứ tự thời gian.

Nếu bài phỏng vấn được trình bày theo mẫu hỏi – trả lời thì phải trình bày cả câu hỏi. Không được biến đổi những đoạn quay phản ứng của
người được phỏng vấn và người quay phim phải quay những lúc có sự có mặt của người được phỏng vấn bất kỳ khi nào có thể. Cấm việc dàn dựng khi quay phim.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, việc tái diễn lại sự kiện là có thể được nhưng phải nói rõ cho người đọc biết. File video, hình ảnh, đồ họa từ nguồn ở bên ngoài phải được xác định kỹ càng.

Phóng viên báo Times khi được mời xuất hiện trên những đầu ra Tribune khác hay ở trên những forum media nên nhận thức rằng những nhận xét của họ cũng phải trung lập, cẩn trọng như những gì họ đã đăng trên Times.

MÂU THUẪN VỀ QUYỀN LỢI
Những điều hướng dẫn ở đâ không thể bao quát hết những mâu thuẫn về quyền lợi có thề xảy ra. Khi cảm thấy nghi ngờ về điều khỏan gì thì nhân viên tòa soạn phải tham khảo ý kiến của người giám sát khi mâu thuẫn xảy ra. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc rất rõ ràng.

Đầu tư tài chánh
Nhân viên tòa sọan không được có quan hệ về kinh doanh hay tài chính với người cung cấp tin. Tương tự, các nhân viên không được che giấu cho bất cứ tổ chức hay cá nhân có quan hệ về tài chánh với họ.
Các nhân viên không được để việc đầu tư cá nhân ảnh hưởng đến quyết định của mình dù trong bất cứ trường hợp nào. Đồng thời không được viết những bài mà sẽ tạo nên những sự kiện mang lại lợi ích tài chính cho bản thân. Tương tự, không được dùng những thông tin báo Times tìm được nhưng không công bố ra đại chúng cho họat động đầu tư của cá nhân.

Trong trường hợp, một người viết chuyên mục về tài chính nếu có cổ phần của một công ty hay cổ phiếu của một quỹ nào đó thì không được tiết lộ quyền lợi tài chính này mỗi khi viết về công ty hay quỹ đó.

Bởi những vấn đề này thường xảy ra khi phóng viên viết tin bài về đề tài kinh tế nên có thêm những quy định để áp dụng cho nhân viên mảng kinh tế.
Đối với những mối quan hệ bên ngoài và công việc cộng đồng. Nhân viên làm công việc biên tập không được dùng vị trí của mình tại tòa soạn cho công việc cá nhân hay để hoạt động bên ngoài ảnh hưởng đến tính vô tư của bài viết.
Nhân viên tòa soạn không được tham gia ủng hộ những hoạt động chính trị như làm thành viên của một chiến dịch hay một tổ chức liên quan đến việc thay đổi chính trị. Đồng thời không được đóng góp tiền cho các chiến dịch củ một đảng phái hay một ứng cử viên nào đó. Không nhân viên nào được tranh cử hay nhận một chức vụ ở bất kỳ ban ngành chính phủ nào. Đồng thời phải tránh công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình nơi công cộng.

Mặc dù báo Times không hạn chế nhân viên của mình tham gia vào công việc dân sự hay các tổ chức báo chí khác nhưng họ phải nhận thức được rằng việc làm này có thể làm nảy sinh những vấn đề về đạo đức. Nhân viên của Times phải hành động cẩn thận và tham khảo ý kiến của người giám sát khi cảm thấy những mối quan hệ trên có thế ảnh hưởng đến uy tín của báo.

Một vài công việc dân sự có thể không phù hợp. Ví dụ như một nhà báo viết về môi trường thì sẽ bị cấm thiết lập quan hệ với những tổ chức về môi trường, một người chuyên viết mảng y tế thì không được gia nhập các công ty, tổ chức về y tế và một biên tập viên viết về kinh tế thì không được trở thành thành viên của một hiệp hội thương mại hay tài chính nào.

Nói rộng hơn nữa, nhân viên của Times phải nhận thức được mục tiêu và nguồn tài chính của tổ chức liên quan đến họ và phải tránh những tổ chức mà mục đích hoạt động cùa chúng có thể làm xấu hổ đồng nghiệp và tòa soạn của mình.

Phóng viên của báo Times đôi khi được mời diễn thuyết cho các tổ chức nào đó hoặc có mặt trong những ban hội thẩm những buổi thảo luận.
Trước khi chấp nhận lời mời, chúng ta phải xem xét mục đích cụ thể của sự kiện và tìm hiểu xem sự kiện sẽ được công chúng hiểu theo cách nào. Phải tránh những tình huống có thể bị hiểu là mình tán thành việc ủng hộ quyền lợi của tổ chức đó.
Nhìn chung, chúng ta không được nhận tiền thù lao khi đến dự ngoại trừ những dịp ngoại lệ khi người tài trợ là những tổ chức giáo dục hay
báo chí.
Chúng ta nên cẩn thận khi tham dự những sự kiện như vậy và không được đưa ra những bình luận khác với những gì ta sẽ viết.
Cũng giống như các báo khác, the Times cho phép các phóng viên thể thao của mình tham gia bình chọn cho các giải như Bảng Tôn Vinh những tài năng của bóng chày, bảng xếp hạng quốc gia về thể thao ở các trường đại học. Việc tham gia vào việc bình chọn này có thể gây mâu thuẫn về quyền lợi.
Những vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với những nhà báo được mời bình chọn cho các giải thưởng phim, văn chương và các lĩnh vực khác.
Nhìn chung, để phóng viên bầu chọn cho các giải thưởng và bảng xếp hạng. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan của phóng viên. Sẽ bớt phiền phức hơn nếu để các nhà bình luận phim làm việc này.
Tuy nhiên, bất cứ nhân viên nào được mời bình chọn cho một giải thưởng đều phải xin phép biên tập viên điều hành. Khi tham gia bình chọn cho một giải thưởng, không một nhân viên nào được tham gia vào bài viết liên quan đến giải thưởng này.
Quan hệ cá nhân

Hoạt động của thành viên trong gia đình của phóng viên cũng có thể gây mâu thuẫn về quyền lợi. Báo Times nhận thức được rằng tờ báo
không có quyền hạn chế hoạt động của người thân, chồng vợ của nhân viên mình, vì đó những người không làm việc cho tòa soạn.

Tuy nhiên, tờ báo có thể hạn chế giao một số công việc cụ thể cho nhân viên của mình dựa trên công việc, hoạt động của người thân của họ.
Nhân viên tòa soạn có nhiệm vụ thông báo với người có giám sát công việc khi công việc của người thân và những mối quan hệ của họ có thể gây ra mâu thuẫn.
Giải Thưởng

Nhân viên của báo chỉ được gửi tác phẩm của mình để dự thi những cuộc thi mà mục đích trọng tâm là để công nhận tài năng làm nghề báo. Báo Times không tham gia những cuộc thi mà chỉ để quảng cáo hay phục vụ động cơ của một tổ chức nào đó.
Nhân viên của tờ báo không được nhận giải thưởng từ những tổ chức họ đã có bài viết dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi được trao một giải thưởng thì trước khi nhận phải tham khảo ý kiến của người có trách nhiệm. (Còn nữa)
(Bài viết 01.07.2008 03:41)

Nguyên tắc của Thời báo Los Angeles (Phần 2)

Phần này nói về cách ứng xử của tờ báo với những đặc quyền đặc lợi mà phóng viên của họ có thể có trong quá trình tác nghiệp.
Ăn uống
Theo nguyên tắc, Times trả tiền theo cách riêng. Tuy nhiên những cuộc hội họp báo chí thường diễn ra trong bối cảnh mà việc thanh toán cho bữa ăn trở nên khó xử hoặc là không thể.
Khi điều đó xảy ra, các nhân viên nên cố gắng hết sức để chi trả càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên cư xử đúng cách và rõ ràng. Chính sách của Times là nên hoàn trả lại tiền cho các tổ chức đã chi cho việc ăn uống của các nhà báo viết về những sự kiện mà họ tài trợ.
Đi lại
Thời báo Times cũng chi trả tiền cho nhân viên đi lại theo công tác được giao. Họ có thể không chấp nhận việc vận chuyển hay ăn ở miễn phí hoặc giảm giá trừ khi việc đó áp dụng chung cho công chúng.
Cũng có những ngoại lệ khi có một sự kiện báo chí nào đó hay khi phải tiếp cận nguồn tin và không còn cách nào khác. Một nhà báo viết về một cuộc thám hiểm khoa học hay quân sự chẳng hạn, có thể không có cách nào để chi trả cho việc đi lại, và đó là những ngoại lệ.
Các vật dụng
Một tờ báo nhận được vô số các vật dụng được cho đi một cách tự nguyện như sách, đĩa CD và thức ăn, để phục vụ cho viết tin hoặc bình luận. Những vật này có giá trị tương đương như các thông cáo báo chí.
Theo đó, các nhân viên phải giữ lại các vật dụng này để liên hệ, chia sẻ với các nhân viên khác, tặng cho các tổ chức từ thiện hay vứt chúng đi. Không nhân viên nào được bán hay hưởng lợi từ các vật dụng này. Những thứ có giá trị quan trọng, như thiết bị điện tử, sách quý hiếm, rượu thượng hạng, phải được trả lại.
Tặng phẩm

Các nhân viên không được phép nhận tặng phẩm hay trao tặng phẩm cho những người tiết lộ thông tin hay những người có khả năng sẽ tiết lộ thông tin để tìm cách gây tác động lên việc đưa tin.
Chỉ có ngoại lệ khi đưa tin ở các nước hoặc các nền văn hóa nơi mà việc từ chối nhận quà tặng hay từ chối không tặng một món quà nhỏ sẽ khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm. Khi phóng viên nghi ngại về một món quà, hãy hỏi ý kiến biên tập viên.
Vé và thẻ vào
Các phóng viên Times luôn cố gắng để tự chi trả tiền vé vào cửa cho các sự kiện văn hóa mà họ định tường thuật
Các nhà phê bình có thể chấp nhận việc được vào cửa miễn phí cho những sự kiện mà họ dự định sẽ viết bài. Các tổ chức nghệ thuật nói chung thường cung cấp thẻ vào cửa cho các nhà phê bình theo đôi.
Bởi vì việc đánh giá sự trình diễn của một tác phẩm nghệ thuật sẽ phong phú hơn nếu người đó xem và thảo luận ý kiến với một người khác, nên một nhà phê bình sẽ chấp nhận việc có thêm thẻ vào cửa cho một đồng nghiệp, vợ hoặc chồng, hay một người bạn nếu biên tập viên đồng ý.
Các nhân viên tham dự những sự kiện văn hóa hay thể thao chỉ đơn thuần vì sở thích cá nhân thì không được phép sử dụng mối quan hệ của họ với tờ báo để được vào cửa mà không phải trả tiền vé.
Công việc bên ngoài
Nhiệm vụ đầu tiên của mọi nhân viên Times là đều hướng tới tờ Thời báo Los Angeles. Ngay cả phóng viên tự do cũng vậy, vì nhiều lúc công việc của họ có thể có xung đột với lợi ích của tờ báo, ảnh hưởng đến tiếng tăm tờ báo hay làm sao nhãng nghĩa vụ của các nhân viên khác đối với Times.
Ngoài những điều hạn chế trên thì các nhân viên đều có quyền tự do làm các công việc sáng tạo, công việc cộng đồng hay cá nhân khác, bao gồm cả việc viết báo và viết sách, diễn thuyết hay xuất hiện trên truyền hình. Nhưng trước khi chấp nhận bài vở được giao, các nhân viên phải có được sự cho phép của người giám sát.
Tờ báo có thể sẽ từ chối một lời đề nghị viết bài nếu các tài liệu nhạy cảm chưa được công bố bởi Times có khả năng bị chia sẻ với một bên thứ ba.
Không được phép làm một công việc cho một tổ chức cạnh tranh với Times. Trong một vài trường hợp tranh cãi, biên tập viên và chủ bút sẽ quyết định ai là những người cạnh tranh với Times.
Các nhà báo sẽ không được làm việc cho cá nhân hay tổ chức mà họ sẽ viết bài hoặc cho những người thường xuyên được tờ báo viết bài.
Sự nổi lên của blog đã tạo ra những tình huống khó xử cho các phóng viên muốn bộc lộ ý kiến qua phương tiện truyền đạt này. Bất kể các blogger của Times có cẩn thận thế nào khi phân biệt giữa công việc cá nhân với quan hệ công việc với tờ báo, người ngoài vẫn có thể cho rằng chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Do đó, bất kỳ nhân viên nào muốn tạo lập một blog cá nhân phải giải trình với người giám sát, và họ sẽ được chấp thuận nếu blog đó đáp ứng được các tiêu chuẩn báo chí của tờ báo. Khi đã được chấp thuận, các phóng viên nên để ý không được viết điều gì trên blog mà có thể không được chấp nhận trên báo. Họ cũng nên tuân thủ các nguyên tắc tương tự khi tham gia trên các blog không phải của mình.
Thêm một điều dành cho phóng viên tự do, nhất là khi viết về nam California: Ngành công nghiệp giải trí là một lĩnh vực trọng tâm mà chúng ta sẽ viết, và nhân viên phải đặc biệt chú ý không để xảy ra những xung đột khi tìm hiểu viết bài.

Bất kỳ kịch bản phim hay bộ phim nào đang ở dạng ý tưởng hay một thỏa thuận truyền hình đều phải được nói rõ với biên tập viên. Khi các nhân viên hoặc giám đốc hãng phim ở Hollywood liên hệ với các nhân viên của Times để thảo luận một số thỏa thuận có thể, thì những cuộc gọi đó phải nhanh chóng được báo lại với biên tập viên phụ trách.
Không một phóng viên nào viết về công nghiệp giải trí được phép hỏi xin kịch bản hay ý tướng phim hay bất kỳ sản phẩm giải trí nào từ bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực này.
PHÓNG VIÊN TỰ DO LÀM VIỆC CHO TIMES
Các tác phẩm của các phóng viên tự do sẽ xuất hiện trên báo bên cạnh các tin bài, ảnh hay đồ họa của phóng viên báo. Do đó các phóng viên tự do cũng phải tiếp cận công việc và tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp như phóng viên của báo. Trước khi giao bài, các biên tập viên có trách nhiệm xem xét liệu sẽ có xung đột nào về lợi ích có thể xảy ra đối với một phóng viên tự do.
Những điều khoản về xung đột lợi ích có thể áp dụng không đồng nhất đối với các cộng tác viên cho trang ý kiến bạn đọc. Họ không nhất thiểt phải tránh mọi xung đột, nhưng nên tiết lộ ra những xung đột đó.
Người dịch: Khánh Hồng
(Bài viết 01.07.2008 03:46)

Quy định về Đạo đức Nhà báo của châu Âu – Nga

Hội đồng Nhà báo Nga đã thông qua ngày 23/06/1994, tại Moscow. Biên dịch tiếng sang tiếng Nga: Jukka Pietiläinen (trợ lý nghiên cứu, trường ĐH Tampere, Phần Lan) hợp tác với Yassen Zassoursky (trưởng khoa, trường ĐH Moscow State).
1. Nhà báo phải thực hiện các quy định về đạo đức báo chí này. Việc chấp thuận và tuân thủ các quy định này là điều kiện bắt buộc khi gia nhập thành viên hội nhà báo Liên bang Nga.
2. Nhà báo hiểu luật pháp của nước mình, nhưng khi tác nghiệp, họ chỉ cảm nhận việc tuân thủ quy định của đồng nghiệp, còn bản thân họ thường tránh những động thái can thiệp của chính phủ hoặc những thể chế khác.

3. Khi đưa tin và và nhận xét về thông tin, nhà báo đã bị thông tin thuyết phục, hoặc cảm nhận rằng nguồn cung cấp thông tin đó có danh tiếng. Nếu thông tin đó không chính xác có thể gây ảnh hưởng đến người đọc, nhà báo khó có thể đấu tranh, tránh gây thiệt hại cho người đọc. Tình huống này gây khó khăn nhà báo giữ tinh thần sáng suốt để biết phải giữ bí mật thông tin xã hội quan trọng, hoặc ngừng không đưa tin thiếu chính xác.
Nhà báo phải tuân thủ chặt chẽ việc tách bạch các sự kiện, thông tin với những ý kiến, phóng tác, và giả định có trong thông tin. Nhưng nhà báo cũng không nhất thiết phải giữ tính trung lập công việc.
Khi tác nghiệp, lấy thông tin nhà báo nhất thiết không áp dụng phương thức phạm luật, thiếu chân chính. Nhà báo phải hiểu và tôn trọng quyền cơ bản và quyền pháp lý của con người được phép không đưa tin và không trả lời câu hỏi, trong trường hợp những thông tin đó quy định rõ trong pháp luật.
Nhà báo phải coi các hành động sau đây là tội phạm báo chí nghiêm trọng, bao gồm bóp méo sự thật có ác ý, vu cáo, lấy tiền để đưa tin sai sự thật, hoặc giấu giếm thông tin đúng sự thật trong bất kỳ tình huống nào.
Nói chung, nhà báo không nên nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ khoản tiền thưởng, thù lao từ đối tượng thứ ba để phát hành tài liệu hoặc phổ biến ý kiến của bên thứ ba. Khi bị buộc tội đưa tin sai hoặc bóp méo sự thật, nhà báo phải cải chính, trong trường hợp cần thiết phải xin lỗi trên phương tiện thong tin báo chí hoặc phát thanh truyền hình mà anh ta đã đưa tin sai.
Nhà báo lấy tên thật và danh tiếng của mình đưa ra phản biện về độ tin cậy của thông điệp và tính công bằng trong nhận định của chính mình, nhưng được viết dưới bút danh, bút hiệu, hoặc nặc danh mà anh ta biết hoặc chấp thuận. Không ai có quyền cấm nhà báo rút lại chữ ký hoặc rút lại những nhận định khỏi văn đàn, nhưng điều đó thậm chí có phần thay đổi ý định của nhà báo đó.

4. Nhà báo giữ bí mật về nguồn cung cấp tin mật. Không ai được quyền ép buộc nhà báo phải đưa ra thông tin về nguồn cung cấp tin tức. Quyền lấy tên nặc danh chỉ bị phá bỏ trong những trường hợp ngoại lệ, đó là nguồn cung cấp thông tin bị tình nghi bóp méo sự thật, và trong trường hợp tìm nguồn tin để tranh thiệt hại nghiêm trọng và thường xảy ra cho cộng đồng.

Nhà báo phải tôn trọng người được phỏng vấn nếu họ yêu cầu không đưa tin chính thức về nhận định của họ.
5. Nhà báo phải hiểu rõ hoạt động gây khiêu khích của nhà báo có nguy cơ gây ra cấm đoán, bức hại hoặc bạo lực.

Trong khi tác nghiệp, nhà báo chống đối với chủ nghĩa cực đoan và những ngăn cấm quyền dân sự cơ bản bao gồm giới tính, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm cũng như nguồn gốc xã hội và quốc tịch.

Nhà báo tôn trọng danh dự và phẩm giá của những nhân vật trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không viết những nội dung, nhận xét có hàm ý xúc phạm liên quan đến chủng tộc, quốc tịch, màu da, tôn giáo, nguồn gốc xã hội, giới tính, người khuyết tật, hoặc bệnh tật của người có trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không viết những nội dung có liên quan đến những loại thông tin này, không ngoại lệ với trường hợp nào.

Nhà báo tuyệt đối không được đưa ra những nội dung công kích có khả năng gây tổn thương đạo đức hoặc thể chất của người được nói trong tin bài.

Nhà báo phải chấp nhận một quy tắc rằng không ai có tội nếu phía đối kháng của họ chưa thưa kiện với tòa án.

Trong thông tin của mình đưa ra, nhà báo tránh nêu tên của người thân trong gia đình, bạn bè của những người có tội hoặc bị buộc đã phạm tội – trừ trường hợp cần thiết khách quan, phải đưa những thông tin này.
Nhà báo phải tránh đưa tên nạn nhân trong vụ việc và tránh đưa những tài liệu có thể nhận dạng được nạn nhân. Trong trường hợp đối với trẻ vị thành niên, quy định này phải tuân thủ tuyệt đối vì những bài báo có thể gây tổn hại lợi ích của trẻ.
Chỉ những trường hợp bảo vệ lợi ích xã hội mới cho phép nhà báo thâm nhập vào đời sống riêng tư cá nhân. Những quy định về thâm nhập thông tin cá nhân có liên quan đến chữa trị bệnh tật và các đơn vị y tế liên quan phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
6.Nhà báo phải hiểu rõ vị thế của mình rất khác biệt với những vị trí trong các tổ chức chính phủ, pháp lý, hoặc tòa án, cũng như các thể chế đảng phái chính trị hoặc các hình thức chính trị khác. Nhà báo phải nhận ra các hoạt động của mình sẽ chấm dứt khi anh ta bị quyền lực ảnh hưởng.

7. Nhà báo phải hiểu rằng những hành động thiếu chân chính là nhà báo tận dụng thanh thế, quyền hạn, quyền lợi, cơ hội của mình để tuyên truyền thông tin quảng cáo hoặc liên quan đến nhu cầu kinh doanh, đặc biệt trường hợp những tài liệu và hình thức kinh doanh không rõ
ràng. Xét trên khía cạnh đạo đức, kết hợp giữa nghề báo và hoạt động quảng cáo là điều không thể.

Nhà báo không nên sử dụng thông tin bí mật phục vụ lợi ích riêng hoặc lợi ích của gia đình.

8. Nhà báo phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi báo chí cho đồng nghiệp và tuân thủ điều luật về cạnh tranh công bằng. Nhà báo nên tránh các tình huống gây tổn hại cho lợi ích cá nhân và lợi ích nghề nghiệp của đồng nghiệp, thông qua thỏa thuận hợp tác với những điều kiện thiếu thiện ý về vật chất, địa vị xã hội, và đạo đức.
Nhà báo phải tôn trọng và kiên quyết bảo vệ quyền tác giả liên quan đến bất kỳ loại hình hoạt động sáng tạo.
Đạo văn là không thể chấp nhận. Sử dụng tác phẩm của đồng nghiệp trong bất kỳ hình thức nào đều phải ghi rõ tên tác giả.
9.Nhà báo phải từ chối những công việc có thể vi phạm các quy tắc nêu trên.
10.Nhà báo phải sử dụng và đòi quyền áp dụng bảo lãnh của luật dân sự và luật báo chí để bảo vệ bản thân trước tòa án, trong các tình huống cưỡng bức, đe dọa cưỡng bức, xúc phạm, tổn hại hoặc bị phỉ báng tư cách đạo.
Báo chí và Phương tiện truyền thông đại chúng/ Trường ĐH Tampere
Người dịch: Nguyễn Anh Nguyên
http://www.uta.fi/ethicnet/russia.html
01.07.2008 03:47