Quy định về Đạo đức Nhà báo của châu Âu – Nga

Hội đồng Nhà báo Nga đã thông qua ngày 23/06/1994, tại Moscow. Biên dịch tiếng sang tiếng Nga: Jukka Pietiläinen (trợ lý nghiên cứu, trường ĐH Tampere, Phần Lan) hợp tác với Yassen Zassoursky (trưởng khoa, trường ĐH Moscow State).
1. Nhà báo phải thực hiện các quy định về đạo đức báo chí này. Việc chấp thuận và tuân thủ các quy định này là điều kiện bắt buộc khi gia nhập thành viên hội nhà báo Liên bang Nga.
2. Nhà báo hiểu luật pháp của nước mình, nhưng khi tác nghiệp, họ chỉ cảm nhận việc tuân thủ quy định của đồng nghiệp, còn bản thân họ thường tránh những động thái can thiệp của chính phủ hoặc những thể chế khác.

3. Khi đưa tin và và nhận xét về thông tin, nhà báo đã bị thông tin thuyết phục, hoặc cảm nhận rằng nguồn cung cấp thông tin đó có danh tiếng. Nếu thông tin đó không chính xác có thể gây ảnh hưởng đến người đọc, nhà báo khó có thể đấu tranh, tránh gây thiệt hại cho người đọc. Tình huống này gây khó khăn nhà báo giữ tinh thần sáng suốt để biết phải giữ bí mật thông tin xã hội quan trọng, hoặc ngừng không đưa tin thiếu chính xác.
Nhà báo phải tuân thủ chặt chẽ việc tách bạch các sự kiện, thông tin với những ý kiến, phóng tác, và giả định có trong thông tin. Nhưng nhà báo cũng không nhất thiết phải giữ tính trung lập công việc.
Khi tác nghiệp, lấy thông tin nhà báo nhất thiết không áp dụng phương thức phạm luật, thiếu chân chính. Nhà báo phải hiểu và tôn trọng quyền cơ bản và quyền pháp lý của con người được phép không đưa tin và không trả lời câu hỏi, trong trường hợp những thông tin đó quy định rõ trong pháp luật.
Nhà báo phải coi các hành động sau đây là tội phạm báo chí nghiêm trọng, bao gồm bóp méo sự thật có ác ý, vu cáo, lấy tiền để đưa tin sai sự thật, hoặc giấu giếm thông tin đúng sự thật trong bất kỳ tình huống nào.
Nói chung, nhà báo không nên nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ khoản tiền thưởng, thù lao từ đối tượng thứ ba để phát hành tài liệu hoặc phổ biến ý kiến của bên thứ ba. Khi bị buộc tội đưa tin sai hoặc bóp méo sự thật, nhà báo phải cải chính, trong trường hợp cần thiết phải xin lỗi trên phương tiện thong tin báo chí hoặc phát thanh truyền hình mà anh ta đã đưa tin sai.
Nhà báo lấy tên thật và danh tiếng của mình đưa ra phản biện về độ tin cậy của thông điệp và tính công bằng trong nhận định của chính mình, nhưng được viết dưới bút danh, bút hiệu, hoặc nặc danh mà anh ta biết hoặc chấp thuận. Không ai có quyền cấm nhà báo rút lại chữ ký hoặc rút lại những nhận định khỏi văn đàn, nhưng điều đó thậm chí có phần thay đổi ý định của nhà báo đó.

4. Nhà báo giữ bí mật về nguồn cung cấp tin mật. Không ai được quyền ép buộc nhà báo phải đưa ra thông tin về nguồn cung cấp tin tức. Quyền lấy tên nặc danh chỉ bị phá bỏ trong những trường hợp ngoại lệ, đó là nguồn cung cấp thông tin bị tình nghi bóp méo sự thật, và trong trường hợp tìm nguồn tin để tranh thiệt hại nghiêm trọng và thường xảy ra cho cộng đồng.

Nhà báo phải tôn trọng người được phỏng vấn nếu họ yêu cầu không đưa tin chính thức về nhận định của họ.
5. Nhà báo phải hiểu rõ hoạt động gây khiêu khích của nhà báo có nguy cơ gây ra cấm đoán, bức hại hoặc bạo lực.

Trong khi tác nghiệp, nhà báo chống đối với chủ nghĩa cực đoan và những ngăn cấm quyền dân sự cơ bản bao gồm giới tính, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm cũng như nguồn gốc xã hội và quốc tịch.

Nhà báo tôn trọng danh dự và phẩm giá của những nhân vật trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không viết những nội dung, nhận xét có hàm ý xúc phạm liên quan đến chủng tộc, quốc tịch, màu da, tôn giáo, nguồn gốc xã hội, giới tính, người khuyết tật, hoặc bệnh tật của người có trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không viết những nội dung có liên quan đến những loại thông tin này, không ngoại lệ với trường hợp nào.

Nhà báo tuyệt đối không được đưa ra những nội dung công kích có khả năng gây tổn thương đạo đức hoặc thể chất của người được nói trong tin bài.

Nhà báo phải chấp nhận một quy tắc rằng không ai có tội nếu phía đối kháng của họ chưa thưa kiện với tòa án.

Trong thông tin của mình đưa ra, nhà báo tránh nêu tên của người thân trong gia đình, bạn bè của những người có tội hoặc bị buộc đã phạm tội – trừ trường hợp cần thiết khách quan, phải đưa những thông tin này.
Nhà báo phải tránh đưa tên nạn nhân trong vụ việc và tránh đưa những tài liệu có thể nhận dạng được nạn nhân. Trong trường hợp đối với trẻ vị thành niên, quy định này phải tuân thủ tuyệt đối vì những bài báo có thể gây tổn hại lợi ích của trẻ.
Chỉ những trường hợp bảo vệ lợi ích xã hội mới cho phép nhà báo thâm nhập vào đời sống riêng tư cá nhân. Những quy định về thâm nhập thông tin cá nhân có liên quan đến chữa trị bệnh tật và các đơn vị y tế liên quan phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
6.Nhà báo phải hiểu rõ vị thế của mình rất khác biệt với những vị trí trong các tổ chức chính phủ, pháp lý, hoặc tòa án, cũng như các thể chế đảng phái chính trị hoặc các hình thức chính trị khác. Nhà báo phải nhận ra các hoạt động của mình sẽ chấm dứt khi anh ta bị quyền lực ảnh hưởng.

7. Nhà báo phải hiểu rằng những hành động thiếu chân chính là nhà báo tận dụng thanh thế, quyền hạn, quyền lợi, cơ hội của mình để tuyên truyền thông tin quảng cáo hoặc liên quan đến nhu cầu kinh doanh, đặc biệt trường hợp những tài liệu và hình thức kinh doanh không rõ
ràng. Xét trên khía cạnh đạo đức, kết hợp giữa nghề báo và hoạt động quảng cáo là điều không thể.

Nhà báo không nên sử dụng thông tin bí mật phục vụ lợi ích riêng hoặc lợi ích của gia đình.

8. Nhà báo phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi báo chí cho đồng nghiệp và tuân thủ điều luật về cạnh tranh công bằng. Nhà báo nên tránh các tình huống gây tổn hại cho lợi ích cá nhân và lợi ích nghề nghiệp của đồng nghiệp, thông qua thỏa thuận hợp tác với những điều kiện thiếu thiện ý về vật chất, địa vị xã hội, và đạo đức.
Nhà báo phải tôn trọng và kiên quyết bảo vệ quyền tác giả liên quan đến bất kỳ loại hình hoạt động sáng tạo.
Đạo văn là không thể chấp nhận. Sử dụng tác phẩm của đồng nghiệp trong bất kỳ hình thức nào đều phải ghi rõ tên tác giả.
9.Nhà báo phải từ chối những công việc có thể vi phạm các quy tắc nêu trên.
10.Nhà báo phải sử dụng và đòi quyền áp dụng bảo lãnh của luật dân sự và luật báo chí để bảo vệ bản thân trước tòa án, trong các tình huống cưỡng bức, đe dọa cưỡng bức, xúc phạm, tổn hại hoặc bị phỉ báng tư cách đạo.
Báo chí và Phương tiện truyền thông đại chúng/ Trường ĐH Tampere
Người dịch: Nguyễn Anh Nguyên
http://www.uta.fi/ethicnet/russia.html
01.07.2008 03:47

Comments