Nha Trang thật là đẹp

Đảo Hòn Mun
Đảo Hòn Mun

Không ngờ VN mình có biển đẹp như Nha Trang. Nghe nói Côn Đảo còn đẹp hơn. Mình đi nhiều nơi, đến địa Trung Hải, đến các đảo thần tiên ở Hy Lạp, bãi biển tòan sỏi ở Anh, nhưng có lẽ, Nha Trang là nơi tạo ấn tượng nhất, có lẽ vì …bất ngờ.


Vịnh Cam Ranh đẹp như thiên đường khi nhìn từ trên cao. Mình chưa có dịp xuống thấp xem thế nào. Bãi biển Nha Trang cát trắng, trải dài, nước biển xanh ngắt.


Tuy nhiên, cũng rất buồn là môi trường trong lành ở đây đang bị con người xâm hại khủng khiếp. Các hòn đảo, dù rất đẹp, nhưng đang gặp mối nguy hại là quá nhiều du khách, ầm ĩ. Con người quả là loài vật …không tốt. Cả một quần cư sinh vật biển sinh sống yên lành, con người đi xe ầm ầm ra, đeo chân vịt nhảy xuống xem. Có người còn động cả vào san hô xem nó thế nào. Thế mới biết, kẻ yếu thế thì bị bắt nạt ra răng.


Mình cũng mừng là Nha Trang quả thật đã bắt đầu biết làm du lịch, các dịch vụ rất ok, giá cả ok. Điều thích thú là con người rất thật thà và đáng mến. Họ khiến cho du khách cảm thấy không bị lừa. Điều này thì nhiều vùng ở VN còn học lâu lắm.


Cũng như Vũng Tàu, Nha Trang có quá nhiều xe máy. Dù xe buýt ở đây rất đẹp và rất tốt, nhưng có lẽ chưa thông dụng. Chính quyền cần có giải pháp nào để buộc người dân dùng xe buýt, mà một trong những yếu tố chính mà họ có thể làm là cung cấp dịch vụ giao thông công cộng thật thuận tiện. Mình chắc chắn là du khách sẽ yêu Nha Trang hơn.


Đường Trần Phú rất đẹp, nhưng giá mà nó ít tiếng ồn từ xe máy đi thì sẽ tuyệt vời hơn nhiều lắm.

Bảo vệ môi trường thật trong lành mới là điều mà Nha Trang cần làm, vì nơi đây đã được thiên nhiên ưu đãi quá nhiều. Thiên nhiên trong lành, con người thân thiện, không lừa đảo, tự nhiên du khách sẽ mò tới.

Truyền thông xã hội định hình lại báo chí

Người ta đề cập tới Facebook, Twitter hay các trang web truyền thông xã hội khác trong số những xu hướng của báo chí hiện đại. Chuyện gì đang xảy ra khi các ấn bản và các hãng truyền thông hàng đầu thế giới như Reuters, CNN, CBS, Spiegel, Cosmopolitian… đều “tự giác” đưa nội dung của mình lên các website này mà không được xu nào bỏ túi.

Nội dung luôn là yếu tố sống còn của họ, website là nơi họ có quảng cáo. Vậy nếu website của họ không còn là nơi duy nhất khách hàng có thể đọc nội dung tin tức, thì có đáng lo ngại không?

“Người giới thiệu tin bài đáng tin cậy”

Sự kết hợp một cách chủ động (mà thực ra là không còn chọn lựa nào khác) giữa các hãng tin và Facebook hay Twitter là một ví dụ nữa của tình huống hai bên cùng thắng (win-win solution).

Nhà làm phim, nhà báo Rory O’Connor (tác giả của cuốn “Shock Jocks: Hate Speech and Talk Radio”, AlterNet Books, 2008; và blog Media Is A Plural), trong email trao đổi với Randi Zuckerberg, thuộc bộ phận Marketing của Facebook đã được lý giải phần nào vì sao Facebook hay Twitter trở thành mục tiêu để quảng bá tin tức của các hãng tin, hay các ấn bản mà xét về uy tín, tuổi đời, tuổi nghề, hay lịch sử tồn tại thì vượt quá xa Facebook hay Twitter.

Randi giải thích, khi công chúng mất dần niềm tin với báo chí và báo chí đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin, số phát hành giảm, sáp nhập, đóng cửa các văn phòng chi nhánh ở các khu vực, Facebook hay Twitter xuất hiện như các công cụ giúp con người tìm và chia sẻ tin tức và thông tin với nhau.

Website của Telegraph (Anh) có lượng người xem đông nhất ở nước này với khoảng 30 triệu người, đã có được 8% độc giả nhờ các site dạng truyền thông xã hội hay chia sẻ tin tức. Một con số khiến nhiều website khác đã phải suy tính khi vẫn còn lưỡng lự chưa tham gia vào cuộc chạy đua kết hợp với các website khác.

Randi Zuckerberg cũng đưa ra khái niệm “người giới thiệu tin bài đáng tin cậy” như một lý do dẫn tới thành công của các ấn bản hay tập đoàn truyền thông khi nội dung của họ được người dùng Facebook hay Twitter chia sẻ trên website.

Nếu người dùng nhận được một đường link về mọt bài báo, một clip tin tức, một video từ một người

Từ trước tới nay, khi muốn biết tin tức, độc giả thường muốn nội dung từ các chuyên gia, các hãng tin đáng tin cậy hay phóng viên có uy tín. Bây giờ cũng vẫn vậy. Nhưng khi thị trường tin tức đã trở nên quá bão hòa, bây giờ đến mức người ta dựa vào bạn bè để lọc tin.

Khi bạn nhận được một clip từ một người bạn, với tiêu đề: Xem cái này đi, hay lắm, cũng giống như bạn được giới thiệu một nhà hàng mới, hay bộ phim hấp dẫn. Bạn có xu hướng thích thưởng thức hơn.

Xu hướng dễ nhận ra hiện nay là tất cả các hãng tin, tổ hợp truyền thông, các tờ báo lớn trên thế giới đều tạo trang con của mình trên Facebook, có danh sách bạn bè lên tới vài chục hay vài trăm ngàn người. Đó chính là “người giới thiệu đáng tin cậy” miễn phí để họ lấy thêm độc giả.

Các website xã hội thường được nhìn nhận là nơi ai đó tự đánh bóng bản thân và xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.

Người dùng đưa hình của họ, ngôi nhà của họ, quan điểm của họ, nói cho bạn bè biết họ đang làm gì hay nghĩ gì. Nếu bạn chỉ nhìn vào profile và đưa ra kết luận như vậy thì e rằng bạn hơi…vội vã.

Thực tế, bạn đang bỏ qua một xu hướng lớn về các họat động trên các website này đang xảy ra cùng vào thời điểm đó. Những người sử dụng Facebook tham gia vào các nhóm (group) có cùng chung sở thích, mối quan tâm, gốc gác…để thảo luận các vấn đề, các chủ đề, chuẩn bị cho các hoạt động quan trọng với họ.

Họ có thể trở thành “người hâm mộ” của những người nổi tiếng, những thương hiệu, những nhân vật của công chúng, những sản phẩm của doanh nghiệp. Họ chia sẻ hình ảnh, thông tin với bạn bè khi mình đến nơi này nơi kia; đọc các bài viết của bạn bè, xem cuốn sách nào đang gây sự chú ý, và cập nhật tin tức. Quan trọng hơn cả, mọi người dùng Facebook để xem điều gì mới đang xảy ra với bạn bè họ và thế giới xung quanh họ.

Bạn sẽ thấy mình có bạn mới, mình học những thứ mới mà mình chưa từng biết.

“Kết nối”

Ngày càng nhiều những người làm truyền thông hiểu tầm quan trọng của việc cho phép người đọc tiếp cận nội dung ở bất kỳ nơi đâu mà họ muốn trên Internet, chứ không chỉ là website của tờ báo hay hãng tin của mình.

Bạn đọc bây giờ muốn có luôn mọi thứ trên Facebook khi họ đang lướt web xem bạn bè đang làm gì, nghĩ gì, có gì hay, thay vì phải mở một cái cửa sổ khác. Các ứng dụng trên Facebook cho phép người dùng tạo thêm các chức năng khác nhau. Phóng viên, dĩ nhiên, không thể để quên nguồn vốn như vậy.

Facebook là nơi họ có thể tìm và gửi tin nhắn, email, kết nối với những nhân vật họ cần, hay vừa gặp trong một cuộc hội thảo.

Truyền thông xã hội không chỉ bổ sung mà còn có thể “hất cẳng” di sản của truyền thông chính thống, tùy theo cách bạn nhìn và thích nghi.

Ra đời năm 2006, hiện đã có hàng triệu người dùng, Twitter đang trở thành nguồn tin bạn có thể dùng vào thời điểm bạn muốn, ở nơi bạn cần. Đồng sáng lập Twitter, Biz Stone, cho rằng đây chính là dịch vụ điểm tin 24/7 cho tất cả mọi người trên thế giới.

Bạn cần thể biết xu hướng hiện nay là gì, hay chủ đề gì đang được bản tán, cộng đồng trong Twitter có thể thông báo đến cho người khác vào thời gian thực luôn. Vụ động đất gần đây ở California đã lên Twitter 9 phút trước khi hãng tin AP đưa ra dòng thông tin đầu tiên.

Vì vậy, xu hướng bây giờ là mọi người sẽ lên Twitter xem ở đâu có gì đang diễn ra trước khi lên các website chính thống. Nhưng Twitter không hẳn chỉ là công nghệ, mà là ý tưởng kết nối nhóm nhanh hơn và hiệu quả hơn.

New York Times, kênh CNN đã dùng Twitter. Họ nhanh chóng chiếm lĩnh, tích cực tham gia, thu hút nhiều người theo dõi và theo dõi nhiều người. Rick Sanchez ở CNN tất nhiên cũng dùng Facebook và Twitter để có sự phản hồi ngay lập tức của độc giả.

Và thực tế, rất hiếm phóng viên hiện nay không dùng Facebook hay Twitter.

Các chuyên gia cho rằng, sự đáng tin cậy của báo chí vẫn là lá bài chủ chốt trong việc giữ độc giả. Các công cụ truyền thông xã hội góp phần quan trọng để lọc thông tin.

Không ai chỉ dựa vào mạng truyền thông xã hội để biết tin tức của mình.

Facebook và các mạng xã hội khác như MySpace, LinkedIn, và Twitter là những dụng cụ rất hữu tích cho việc đưa tin, quả thực đã thay đổi cách làm báo, và cách báo chí tiếp cận khách hàng của mình.

Box: “Evan Smith, chủ tịch và là Tổng biên tập của tạp chí Texas Monthly đã tìm ra cách để két nối các nguồn tin của mình. Ông dùng Facebook và kết nối với khoảng 100 thành viên của cơ quan lập pháp Texas ở trên Facebook. Ông chat với họ về những vấn đề đang xảy ra ở đồi Capitol, liên hệ với thư ký của họ để có những tin tức hay. Smith nói, rõ ràng không nhớ đời mình đã thế nào trước khi ông đăng ký dùng vào cuối tháng 12- 2008. Trước khi Facebook, một phóng viên tự do sẽ phải gọi điện cho CEO, đợi được gọi lại, hoặc gửi email theo địa chỉ công ty và cầu mong ai đó sẽ đọc. Còn Robert MacMillan, của hãng tin Reuters, nói Facebook giúp cho anh dễ có được các tin độc hơn. Các nguồn sẽ gửi anh tin nhắn cho anh qua Facebook hay Twitter: “Có vụ này hay lắm. Đến mà xem”.

(Tổng hợp  từ các nguồn trên mạng)

Trích nguồn đầy đủ – Bài viết của Nguyễn Vạn Phú

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú

(Thời báo Kinh tế Sài Gòn) viết: Tin luật sư Lê Công Định bị bắt khẩn cấp lần lượt được các báo đưa lên mạng vào chiều tối thứ Bảy, ngày 13-6. Điều đáng buồn nhất là các bạn phóng viên vẫn quên trích nguồn, cứ lấy phát biểu của bên cơ quan an ninh điều tra như là lời văn của mình.

Ví dụ, một tin mở đầu như thế này: “Với bí danh “chị Tư”, Lê Công Định là một trong những thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng phản động, chống đối hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ trong nước”. Đã đành câu mở tin phải ngắn gọn và tóm lược được nội dung tin nhưng không vì thế mà không trích dẫn nguồn. Tin đó là của ai, ai đưa ra kết luận như thế? Vì sao không thêm một dòng thôi (theo Cơ quan An ninh Điều tra) để làm cho đúng vai trò người đưa tin?

Đây là sai sót nghiệp vụ từng dẫn tới những vụ việc đáng tiếc trong quá khứ, vì sao các bạn phóng viên vẫn mắc phải?

Một bản tin rút tít: “Những hành vi chống chính quyền của Lê Công Định”. Ông Định mới bị bắt có mấy giờ thôi, tòa đã xử đâu mà báo này đã vội kết luận như thế. Nên ghi rõ đó là kết luận của cơ quan điều tra thì người phóng viên mới làm đúng bài bản chứ. Một bản tin khác có tít “Chống phá Nhà nước, chồng cựu hoa hậu Ngọc Khánh bị bắt

Một số bản tin thể hiện sự chuyên nghiệp khi từ đầu đến cuối luôn luôn dùng từ “ông Lê Công Định

” hay “luật sư Lê Công Định” trong khi nhiều bản tin khác cứ nói trống không “Lê Công Định” “Định” hay “y”… Tại sao người phóng viên cứ phải luôn bị nguồn tin chi phối, thậm chí đến cách xưng hô như vậy?

P.S của Loan: Như anh Phú nhận xét các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ báo chí, tôi xin bổ sung là những từ ngữ, cụm từ mang nghĩa buộc tội người khác, nhận xét người khác phải để trong ngoặc kép nếu không dùng cụm từ Theo ông A; ông B (những người có trách nhiệm cung cấp thông tin) cho biết…

Một bản tin, hay một bài viết cần ít nhất 3 nguồn hay ba ý kiến khác nhau có liên quan tới chủ thể tin tức. Nếu bản tin đó chỉ có một nguồn thì đừng mong gì nhận được sự tin tưởng của độc giả về những giá trị của tin tức.

Cũng cần cảnh báo rằng, thực tế, bất kỳ lúc nào chúng ta lúc nào cũng có thể trở thành chủ thể tin tức đấy.

Tiền nhân dạy rằng: Hãy đối xử với người khác như mình mong muốn họ đối xử với mình.

Blog của Nguyễn Vạn Phú

—–

Update: Có người hỏi Loan là vậy các nguồn tin liên quan là gì. Đó có thể là người thân, là đồng nghiệp, là bạn bè, là tổ chức mà chủ thể của tin là thành viên, là người ủng hộ, là người không ủng hộ…Họ có thể nói khác nhau, và như nhiều người vẫn quan niệm: Tôi có thể không đồng ý với quan điểm của anh, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ anh có quyền nói ra quan điểm đó của mình.

Lời tự thú của một tín đồ shopping

Bạn có muốn để các nhãn hiệu định nghĩa con người bạn không? “You speak Prada” là lời khen dành cho ai đó biết rất rõ về hàng hiệu, và cực kỳ sành điệu. I don’t speak Prada. Hik. ‘Cause I không có “xiền”.


Bộ phim Lời tự thú của một tín đồ shopping là câu chuyện hài hước, mà có thể có thật của một cô gái tầm 20, 30 sống ở NY hoa lệ. Cô này cũng có thể sống ở Sì Gòn được. Rebecca Bloomwood là phóng viên (hik), một tín đồ trung thành, nhiệt tình với việc mua sắm. Những nơi nào sale cô luôn có mặt, cô luôn thấy mua sắm, swipe thẻ tín dụng là điều tuyệt diệu. It makes the world better, như cô nói. Cô cảm thấy cô sống hơn, hạnh phúc hơn, yêu đời hơn khi cô đi mua sắm. Mua rồi thì sung sướng. Được một ngày, hết sung sướng, lại đi mua sắm tiếp.


Dĩ nhiên, tiền kíêm thì không đủ cho những ngày shopping vô tận như thế. Cô bị nợ chồng chất.


Cô ấp ủ giấc mơ được làm việc cho tạp chí thời trang mà cô yêu thích, nhưng ước mơ đó hơi vượt quá tầm tay. Rồi sau nhiều sự kiện, mà chủ yếu là vì cô may mắn và hơi ma lanh, cô được nhận vào tạp chí đó. Nhưng cô lại từ chối.


Cảnh buồn cười nhất là những người nghiện shopping đi cai nghiện. Y như cai nghiện ma túy vậy. Rebecca, trong một lúc không kiềm chế được vì nhớ cảnh shopping quá, đã chạy về nhà, mở tủ lạnh, lấy cái ngăn đá ra, lấy búa đập đá để lấy thẻ tín dụng của cô ra (cô cho vào đấy để cai shopping), lấy máy sấy để sấy khô thẻ. Đi shopping tiếp.


Cuối cùng, cô end up với một anh giàu, đẹp giai, speaks Prada, nhưng tốt bụng, yêu con người funny của cô. Còn cô, cô hiểu là cuộc đời của cô không phải được định nghĩa bằng những món đồ hiệu đó. Cô viết lách tử tế hơn. Thực ra, cô cũng có tài, nhưng tài đó chỉ được là tài khi cô sử dụng nó ở đúng nơi cần cô.

Nói chung, xem xong thì vừa buồn cười, vừa dựng cả tóc gáy.

Lại nhớ, có một bà, đi công tác với mình thì cũng tranh thủ đi shopping. Hàng hiệu đang sale. Bà í kể: Chồng tôi cứ suốt ngày thắc mắc, sao tôi cứ hay đi shopping thế. Mua bao nhiêu mà có mặc đến đâu. Tôi bảo ông ấy: Nhưng làm sao mà không mua cho được? It’s on sale!

Ok, now I confess: I am a shoppoholic while being a workoholic and loveoholic :p

Lương tâm nổi giận

Xin quý vị đừng nhầm tưởng rằng lương tâm của tôi nổi giận. Tôi biết nổi giận làm cho da mình xấu đi, vì vậy, phải hạn chế nổi giận. Mà nếu nổi giận thì sẽ giận suốt, sẽ rất mệt.

Lương tâm nổi giận là cuốn sách do Trung tâm nghiên cứu Quốc học tập hợp, với các bài viết từ nước Nga, do Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn phát hành.

Cuốn sách này mình mua trong đợt sách giảm giá của Fahasa thì phải. Và khi đang đọc thì luôn tự hỏi, tại sao một cuốn sách hay như vậy, lại phải giảm giá?

Cuốn sách là tập hợp các bài viết của những học giả, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu hàng đầu của nước Nga về rất nhiều vấn đề, đa phần là các vấn đề về văn học nghệ thuật ở nước Nga; Từ đó, có thể nhìn và phân tích nhiều vấn đề văn học nghệ thuật hiện nay ở VN.

Rất nhiều bài viết là các bài phỏng vấn các nghệ sỹ lớn đọc vô cùng hay. Họ nói về cuộc đời nghệ thuật của mình thời Xô viết, về các giá trị thay đổi của xã hội, về khát vọng được cống hiến, về giá trị của sự sáng tạo, lao động. Và đặc biệt, về nước Nga và con người Nga.

Mình chưa bao giờ đến nước Nga, nhưng có nhiều người bạn lớn yêu quý nước Nga. Không yêu làm sao được, khi nước Nga vĩ đại như thế. Nhưng nước Nga đã đang phải làm lại sau khi trả giá cho những sai lầm. Nếu nước Nga, cũng như Trung Quốc, không sai lầm, thì họ sẽ còn đến mức nào. Thôi, mà không …nếu.

Cuốn sách cũng cho góc nhìn vô cùng thú vị về cách hỏi của báo chí. Và điều sung sướng với người làm báo là, hỏi các nghệ sỹ lớn, có chiều sâu tâm hồn, thì hỏi một câu hỏi đơn giản thì dễ ra một câu trả lời tuyệt vời. Nhưng những nghệ sỹ lớn đó chỉ xuất hiện ở những cái nôi lớn chăng? Chỉ sợ gặp những người, mình hỏi thì ok, nhưng họ chẳng có gì để nói, chẳng có gì để viết.

Bạn có thể mua trên mạng, ở đây.