Thường các bài viết về môi trường, cũng như nhiều lĩnh vực khác, bị thiếu phần quan trọng là context – bối cảnh của sự việc. Không được nói đến tận cùng của sự việc, thiếu ý kiến chuyên gia, thiếu ý kiến những người liên quan (stakeholders). Toàn là những ý kỹ thuật, nghe rất to.
Cùng với thông tin về khí hậu, môi trường đang trở nên ngày càng nóng sốt ở mặt báo, vai trò của phóng viên trong lĩnh vực này cũng trở nên quan trọng hơn, và dĩ nhiên, họ cũng bị “xăm xoi” nhiều hơn, ở cả góc độ độc giả và góc độ các nhà chuyên môn.
Tại hội nghị khoa học quốc tế về biến đổi khí hậu ở Copenhagen, Đan Mạch từ 10-12/3, những người tham dự cho rằng, nhiệm vụ đưa thông tin về biến đổi khí hậu như này không chỉ nên dành cho phóng viên. Katherine Richardson, nhà sinh vật biển và người tham gia hội nghị, cho rằng các phóng viên thì thích chú tâm đến kiếm tiền hơn là chuyển tải thông điệp rõ ràng về biến đổi khí hậu cho công chúng.
Bà nói với trang SciDev.Net rằng các nhà khoa học cần phải nghĩ lại về chiến lược truyền thông của mình.
“Có lẽ các phóng viên không phải là những người chuyển tải thông điệp khoa học tới công chúng,” bà nói, và cho rằng những người làm truyền thông trong cộng đồng khoa học mới thực hiện tốt chức năng này. Các tổ chức truyền thông thì cần bán báo, “Vì vậy hy vọng các phóng viên làm công việc của chúng ta khi họ được trả lương để kiếm tiền cho tở báo có vẻ không phải phép lắm. Điều này sẽ không xảy ra.”
Bà đưa ra một ví dụ về bức hình mô tả một mỏm băng đang tan ra lại được in trên báo với chú thích thông tin về một đường biển mới và có lợi về kinh tế tới Trung Quốc, hay một mặt trận mới về khai thác dầu. Những sự hiểu lầm này vẫn hay xảy ra.
Các nhà khoa học rất bực bội vì những bài báo này lại không giải thích băng tan thì sẽ ảnh hưởng tới cuộc sông trên hành tinh như thế nào, và thế hệ tương lai của loài người sẽ sống ra sao khi đó.
“Chúng tôi muốn truyền thông hiểu rằng chúng tôi (các nhà khoa học) thật sự biết về biến đổi khí hậu và các hậu quả của nó, và chúng tôi có thể làm gì, để các anh chị chuyển tải thông điệp này tới toàn xã hội. Không phải lúc nào chúng tôi cũng giải thích cho các anh chị dễ hiểu bằng ngôn ngữ thường dân, không khoa học.
Nhưng chúng tôi muốn nói chuyện với các anh chị. Vì vậy, nếu các anh chị không hiểu, xin hãy hỏi lại chúng tôi,” bà Richardson nói.
Còn ông Martin Parry từ Đại học Imperial London và nhóm làm việc đồng chủ tịch của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu nói các nghiên cứu về biến đổi khí hậu là không bình thường vì nó thường được tiến hành song song với các quyết định chính trị, nên ít có thời gian cho phóng viên lọc thông tin. Vì vậy, họ tiếp cận lộn xộn cũng là điều có thể hiểu được.
Vậy một hướng đi là các phóng viên tăng cường thắt chặt hơn nữa quan hệ với các chuyên gia để hiểu hơn về tầm quan trọng của các phát hiện và nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Các phóng viên ở các nước đang phát triển cần được đào tạo thêm, kết nối thêm, để có thể đưa các thông điệp về khoa học tốt hơn.
Trong khi đó, Saleemul Huq, đứng đầu Nhóm biến đổi khí hậu tại Viện Quốc tế về môi trường và phát triển tại London thì cho rằng, cả phóng viên và khoa học đều có lỗi. “Vấn đề với các nhà khoa học là họ không thích nói chuyện với báo chí. Các khoa học gia nhìn chung là rất phức tạp vấn đề. Họ phải đơn giản hóa thông điệp.”
Ông cho rằng đưa tin về khí hậu đòi hỏi một loại hình báo chí khác so với các loại đưa tin khoa học thông thường:thách thức các nghiên cứu về khí hậu chỉ để tạo ra một góc nhìn đối nghịch với lý do để tạo sự công bằng là một “điều khó khăn”.
Trong khi đó, đưa tin về biến đổi khi hậu lại không đủ liều lượng vì các biên tập thường tỏ ra thiếu hứng thủ và cử những phóng viên không có chuyên môn về môi trường đi viết.
Khi Zhang Ke, một phóng viên tại Bắc Kinh cho tờ China Business News, đến Liupanshui năm 2006, ngạc nhiên khi phó chủ tịch nói với các thanh sát viên rằng thành phố không có nhà máy than hay hóa chất, và có chất lượng không khí tót nhất tỉnh Quý Châu . Phóng viên này đã làm các kiểm tra độc lập và nhận thấy, thực ra thành phố đã bắt đầu một dự án điện mà không theo quy trình, ô nhiễm nước, thậm chí là nước uống, và có hơn 30 nhà máy thải khí độc ra không khí.
Zhang Ke đã thông báo với đoàn thanh tra, và sau khi có điều tra riêng, đã ra lệnh phó thị trường bị cắt chức và các nhà máy bất hợp pháp phải đóng cửa. Bài viết trên báo của anh này đã giúp anh ta đoạt giải báo chí về môi trường. Đây là tác dụng của lề trái.
Thực chất, truyền thông đưa tin và chất lượng tin bài về các vấn đề biến đổi khí hậu là rất quan trọng giúp con người đối phó với những thách thức về sự ấm lên của toàn cầu.
Vậy làm thế nào để đưa tin về biến đổi khí hậu? Lại phải đưa hấp dẫn?
Đưa tin về môi trường và biến đổi khí hậu là công việc quan trọng nhưng đầy thách thức. Bài viết vừa đúng vừa có liên quan tới ban đọc thật không dễ. Thay đổi khí hậu có thể trở thành đề tài lớn nhất của thế kỷ 21, ảnh hưởng tới mọi xã hội, mọi nền kinh tế, mọi cá nhân trên tầm rộng.
Tất cả mọi phóng viên đều cần hiểu khoa học của biến đổi khí hậu – nguyên nhân, những tranh cãi, ảnh hưởng hiện tại và dự đoán tương lai. Họ có thể Bắt đầu bằng việc nghiên cứu từ các nguồn đáng tin cậy, như báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, Hiệp hội các tiến bộ khoa học của Mỹ, hay các nhà chuyên gia khoa học địa phương mà họ tin cậy. Đọc và viết tin về các nghiên cứu mới nhất từ các tạp chí khoa học chuyên ngành. Điều này đặc biệt đúng với các phóng viên từ các nước đang phát triển, nơi vấn đề này thường được ít truyền thông để ý dù thực tế, vấn đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng nhiều nhất tới các nước này.
Biến đổi khí hậu là một vấn đề còn gây tranh cãi. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu với những mô hình và phần mềm máy tính rất phức tạp để phân tích và khẳng định. Sau đây là một số cách để đưa tin về loại tin khoa học đặc biệt này:
– Đừng giật gân câu khách. Các phóng viên thường phải cân bằng giữa các biên tập viên muốn có những headline ầm ĩ với các lời cảnh báo về tính không chắc chắn của các nhà khoa học. Đừng bị quyến rũ bởi sự giật gân câu khách. Có một bài báo chính xác thì tốt hơn một bài báo dẫn tới độc giả hiểu nhầm, cho dù bài báo có được đưa ra trang ngoài.
– Có sự phân biệt giữa các sự kiến thời tiết riêng rẽ và biến đổi khí hậu. Khí hậu là thời tiết trung bình qua một thời gian dài. Một vài sự kiện thời tiết bất thường không khẳng định sự biến đổi khí hậu. Thường là sai nếu liên hệ giữa sự kiện biến đổi khí hậu riêng rẽ với biến đổi khí hậu. Nhưng nếu bạn đang đưa tin về một vụ lốc xoáy gây thiệt hạ lớn, thì việc bạn liên hệ với một chuyên gia về thời tiết và đưa tin về quan điểm của họ về những xu hướng thời tiết là phù hợp.
– Học cách đánh giá đúng mối nguy hiểm. Các nhà khoa học thường nói vè mức độ nguy hiểm. Làm thế nào để nói đến độc giả? Các thuật ngữ chuyên ngành có thể giúp. Ví dụ, đánh giá của IPCC về các hoạt động của con người “rất có khả năng” là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, tức là 90% khả năng điều đó là đúng. “Có thể” thì tức là 66% là đúng.
– Tránh cân bằng giả mạo. Một số phóng viên, cố gắng công bằng, đã đưa những quan điểm nghi ngờ về sự biến đổi khí hậu để cân bằng với những câu chuyện về biến đổi này. Nhưng điều này có thể tạo thành sự cân bằng giả mạo, vì quan điểm của một số ít người đã được cho sức nặng tương tự như quan điểm khoa học của rất nhiều người. Ví dụ, đa phần các nhà khí tượng học tin rằng, nhiệt độ toàn cầu đã tăng hơn so với trước những năm 19800 và con người là tác nhân chính gây ra điều này. Vì vậy, khi đưa quan điểm của ít người, nhớ nói chức vụ vị trí của họ, và liệu họ có phải là ý kiến thuộc số ít hay không.
– Phóng viên sử dụng các góc nhìn khác nhau. Biến đổi khí hậu là câu chuyện liên quan tới chính trị, kinh tế, khoa học, quyền con người, năng lượng và công nghệ. Hãy nhìn từ các góc độ này thử xem, và báo đề tài khác nhau cho các biên tập viên khác nhau.
– Đưa tin về các giải pháp thích nghi. Nếu các phóng viên không đưa tin về các cách thích nghi với biến đổi khí hậu, người đó có thể sẽ không quan tâm nhiều.
– Gắn chặt các câu chuyện với những con người, nơi chốn, đề tài thú vị. Điều này đặc biệt có ích khi đưa tin về các giải pháp hay những môi trường sống, cây cối, hay động vật bị đe dọa bởi khí hậu thay đổi. Hãy đưa gương mặt và giọng nói vào vấn đề đó.
– Hãy có những hỗ trợ. Như thăm dò, biểu đồ để giải thích số liệu, video, audio và photo.
– Sử dụng các nguồn khác nhau. Thường thì phóng viên chỉ đưa lời nói từ các quan chức chính quyền phát biểu tại các hội thảo. Các nhà khoa học cũng có thể là các nguồn tuyệt với. Họ thường sẽ chia sẻ với bạn mục tiêu tìm kiếm sự thật của bạn. Nhưng hãy diễn giải ý của họ bằng cách diễn đạt bình dân. Nhớ là có cả các ý kiến của những người liên quan, như các nông dân địa phương, các tổ chức phi chính phủ hay các nhà kinh doanh. Họ đều có những quan điểm khác nhau để trình bày.
– Nếu các quan chức chính phủ và các nhà khoa học không tin bạn, hãy kiên nhẫn. Thử tiếp cận họ trực tiếp tại các hội nghị hay hội thảo để hỏi nhiều câu hỏi mà thường thì họ không trao đổi ở nơi công cộng. Với các nội dung quá mang tính kỹ thuật chuyên môn, bạn có thể để họ xem qua bài viết của bạn trước. Điều này giúp có sự tin cậy. Nhưng với các nội dung chung chung hoặc có nhiều nguồn ý kiến khác nhau thì không nên.
– Neo đậu vấn đề toàn cầu thành câu chuyện địa phương.
– Hầu hết các khán giả đều muốn biết họ bị ảnh hưởng bởi khí hậu như thế nào. Vấn đề là đưa các thông tin khoa học có ý nghĩa cho các địa phương cụ thể.
– Giọng địa phương. Hãy phỏng vấn những người bình thường,c ho những người dễ bị tổn thưởng nhất bởi biến đổi khí hậu vài trò quan trọng trong bài viết, đặc biệt là những nước đang phát triển. Các cộng đồng nghèo nhất là nơi dễ bị tác động nhất.
– Theo “mùi” tiền. Chi phí cho thích nghi biến đổi khí hậu thường là đề tài gây tranh cãi và lớn.
– Đưa tin từ các hội nghị quốc tế. Quá nhiều thông tin ở các hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, quá nhiều người cần gặp, quá nhiều hội thảo cần tham dự. Nhưng để biết vài nguồn tin quan trọng từ nước bạn có thể rất tốt cho bạn tìm kiếm và tiếp cận thông tin. Phân tích quan điểm của chính phủ về các thương lượng, Thay vì cái gì cũng đưa thì chỉ đưa một vài chủ để mà bạn theo sát.
– Hơn hết, hãy đưa tin bằng cả tấm lòng.
Nếu đưa tin về biến đổi khí hậu có vẻ quá khó, hãy nhớ rằng truyền thông thực ra đã đi một quãng đường dài. Nhưng vẫn còn quá nhiều điều chưa chắc chắn, nhưng còn đỡ hơn trước. Và biến đổi khí hậu cũng là một đề tài hấp dẫn. Khi các cố gắng để giải quyết vấn đề này có thể rất chậm và bị ảnh hưởng bởi chính trị, biến đổi khí hậu đang thực sự nghiêm trọng, với các thỏa thuận toàn cầu theo dõi khí thải…
Có vẻ như biến đổi khí hậu đã trở thành trang nhất của nhiều báo, vị trí mà nó xứng đáng được có. Và vị trí này sẽ còn tiếp tục lâu nữa.
(Bài lược thuật từ nhiều ý của James Fahn – giám đốc toàn cầu của những chương trình môi trường của Internews, điều hành Mạng lưới Báo chí Trái đất. Ông làm việc từ Thái Lan)
(Nguồn: http://www.scidev.net)