Bức trần kính vô hình đã nứt nhưng chưa vỡ

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần, tháng 2.2017

Hillary Clinton đã không trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Bức trần kính – rào cản vô hình ngăn cản bước tiến – chờ một người phụ nữ đập vỡ khi bước lên đỉnh cao quyền lực nhất của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới vẫn còn đó.

Dame Stephanie Shirley, 83 tuổi, là nữ doanh nhân công nghệ tiên phong của Anh vào đầu những năm 1960. Bà là người mở công ty chuyên về phần mềm ở thời không ai mua phần mềm, nhất lại từ một phụ nữ.  Vì muốn tạo ra cơ hội cho mình và những phụ nữ khác, Stephanie thuê lao động là nữ được đào tạo trong lĩnh vực phần mềm nhưng phải rời công việc khi lập gia đình, hay khi chuẩn bị có con. Công ty Freelance Programmers tiên phong đưa phụ nữ trở lại tham gia lực lượng lao động sau một thời gian nghỉ “giữa hiệp” sinh con. Bà tiên phong trong nhiều phương thức làm việc và điều hành, từ chia sẻ công việc, chia sẻ lợi nhuận và đồng sở hữu (chia là ¼ công ty cho nhân viên). Nhưng thời đó, bà không thể làm việc trên sàn chứng khoán, lái xe bus hay lái máy bay, mở tài khoản ngân hàng mà không được chồng cho phép. Thế hệ của bà phải đấu tranh để phụ nữ có quyền đi làm và quyền được trả lương tương đương với nam giới.

Không chỉ vậy, để có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh phần mềm mới mẻ này, Stephanie, khi đó là một người mẹ có con bị tự kỷ, phải đổi tên thành “Steve” để tiếp cận khách hàng, trước khi ai đó nhận ra rằng bà là nữ chứ không phải nam để kịp từ chối. Chưa hết, khi bà bắt đầu, nam giới bình luận: “Thú vị đấy, nhưng công ty của bà chỉ tồn tại được vì nó nhỏ.” Rồi khi công ty phát triển, họ thừa nhận: “Đúng là có quy mô, nhưng chẳng thấy lợi ích chiến lược gì.” Rồi khi công ty được định giá hơn 3 tỉ USD và 70 nhân viên trở thành triệu phú, họ bình luận: “Làm tốt lắm, Steve!”

Stephanie, giờ chuyên tâm với thiện nguyện, đã tặng đi 135 triệu bảng Anh tài trợ các nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực tự kỷ. Bà đã phá bỏ được rào cản vô hình ngăn mình tham gia vào lãnh địa của đàn ông. Bà chia sẻ hai bí mật để thành công: hãy ở bên cạnh những những người hạng ưu và những người bạn thích; và hãy chọn bạn đời cực kỳ cẩn trọng.

VÌ SAO GỌI NGƯỜI PHỤ NỮ THAM VỌNG LÀ MANG TÍNH XÚC PHẠM? Continue reading

Thế giới bình đẳng trong mắt Clair Chang và vai trò của phụ nữ

Tiếp theo phần 1:
Là nhà lãnh đạo, có lúc tôi thấy rất nản khi nói chuyện với chị em, bày tỏ ý muốn thăng chức cho họ, nhưng họ không mạnh dạn, không thể đi công tác với lý do con còn nhỏ hay là không bay dài được, hay là họ cần thời gian để chăm sóc bản thân và không kịp đi họp đúng giờ. Họ cho tôi đủ các lý do để tôi không đề bạt họ. Bạn thử hỏi người đàn ông về chuyện đề bạt tương tự xem, họ giơ tay đồng ý liền cho dù họ không đủ khả năng.

Continue reading

Thế giới bình đẳng trong mắt Claire Chiang, và vai trò của phụ nữ

Claire Chiang diễn giả chính trong phiên thảo luận buổi sáng trong Hội nghị Phụ nữ của Forbes Vietnam (Womens’ Summit) hôm 12.4. Bà nói về cách mà phụ nữ cần chủ động hơn trong việc tạo ra thế giới tốt đẹp hơn như họ mong muốn.

Sau đây là phần 1.

  • Thế giới cần xem xét lại mọi hướng dẫn về xây dựng nhà vệ sinh, tỉ lệ dành cho nữ và nam. Hiện nay nữ và nam đang là bằng nhau, trong khi rõ ràng ai cũng nhìn thấy nhu cầu đi vệ sinh của phụ nữ là lớn hơn, các chị luôn xếp hàng dài ngoẵng. Bên cạnh đó là khu vực cho các bà mẹ cho con bú ở các công ty, hay các nơi công cộng như siêu thị. Quá trình thực thi bình đẳng giới cần bắt đầu bằng những việc như vậy.
  • Bình đẳng giới được bàn đến từ 30 năm nay.
  • Bình đẳng có nghĩa là cân bằng, là cho và nhận, ông đưa chân giò, bà thò chai rượu, hôm nay em làm, ngày mai anh làm, hôm nay em rửa chân cho anh thì mai anh nhớ rửa chân cho em. Chẳng có vấn đề gì khi chồng vợ yêu thương nhau, chăm sóc nhau.

Continue reading