“Đầu tư vào công nghệ đem lại hiệu suất cao nhất”

Bản quyền Forbes Vietnam. Tháng 4.2017.

Ảnh:  Haaretz.com

Đọc bản đầy đủ trên Forbes Vietnam số tháng 4.2017.

Nhân chuyến thăm của tổng thống Israel Reuven Ruvi Rivlin và phu nhân tới Việt Nam cuối tháng 3.2017, Forbes Việt Nam trò chuyện cùng ông Avi Hasson, nhà Khoa học trưởng, bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel, chủ tịch cơ quan Sáng tạo Israel (Israel Innovation Authority). Phần phỏng vấn sau đây đã được cắt gọn:

Ông Avi Hasson cho biết: trong chuyến thăm đầu tiên của mình đến Việt Nam, tại buổi nói chuyện với hội Doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA), ông nhấn mạnh thông điệp về sự hợp tác. “Tôi nhấn mạnh về niềm tin lớn lao của mình là để thành công, bạn phải hợp tác, không chỉ trong bình diện quốc tế, mà trong nội bộ các ngành, giữa các công ty với nhau. Tôi nghĩ đó chính là một phần của bí mật thành công của Israel.”

Forbes Việt Nam: Ông từng quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm Gemini Israel Funds ở Israel trước khi tham gia vào khu vực nhà nước, ông vẫn đang tiếp tục đầu tư?

Avi Hasson: Không. Khi chuyển sang làm việc cho chính phủ sáu năm trước thì tôi tách biệt hẳn. Cũng như Aharon Aharon, người mới trở thành CEO của cơ quan Sáng tạo Israel. Ông ấy từng là CEO của Apple ở Israel. Nhìn lại thì tất cả những người tiền nhiệm của tôi đều đến từ phía kinh tế tư nhân. Nên nếu bạn tận dụng được hết những kinh nghiệm từ kinh tế tư nhân để đặt nó vào phục vụ cho phía nhà nước thì sẽ có hiệu quả tích cực. Continue reading

Xã hội của tinh thần doanh nhân

www.iedp.com

Khi đặt chân đến sân bay Tel Aviv cách nay vài năm, điều đầu tiên tôi nghĩ là chưa có nơi nào trên thế giới mà người ta kiểm soát an ninh gắt gao đến thế; và nếu an ninh đáng ngại như vậy, ai sẽ muốn đầu tư làm ăn ở đây?

Nhưng Israel đã cho tôi thấy một đất nước thanh bình, hiện đại bên bức tường an ninh gây tranh cãi dài 700 km, phân chia nơi sinh sống của người Israel và Palestine ở Bờ Tây.

Lý do để có cuộc sống hiện đại của Israel được giải thích xuất sắc trong cuốn “Start up Nation – The Story of Israel Economic Miracle”.

Continue reading

An ninh về nước – nhìn từ Israel

“Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về nước.” Câu nói này được những người làm quản lý hay làm việc trong lĩnh vực nước nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi tiếp đoàn nhà báo quốc tế đến tìm hiểu về lĩnh vực nước tại Israel vào đầu tháng 7-2009.

Nhưng quốc gia của hơn 7 triệu dân và mới được hình thành 61 năm nay lại đặt ra mục tiêu khá tham vọng: có tên trong danh sách các quốc gia tiên phong chuyên cung cấp các giải pháp về nước cho hành tinh đang khát hiện nay.

Nước = Năng lượng

“Chính trị nước”, thuật ngữ

lần đầu tiên được nhắc đến năm 1979 trong cuốn sách của John Waterbury (Syracuse University Press) đã cảnh báo con người về khủng hoảng nước.

Phó Chủ tịch của Ngân hàng thế giới, Ismail Serageldin, từng nói rằng, các cuộc chiến tranh của thế kỷ 20 đã bắt nguồn từ dầu mỏ, nhưng chiến tranh của thế kỷ 21 là bắt nguồn từ nước.

Mối lo ngại vì thiếu nước sạch cho sinh hoạt, cho nông nghiệp đang trở thành sự thật, do dân số tăng nhanh, tài nguyên thiên nhiên thì không phải là “rừng vàng biển bạc” vô tận như ai đó vẫn nói. Liên Hợp quốc cho biết, hành tinh đang có 20% dân số thiếu nước.

Trong 50 năm tới, con số này sẽ tăng lên 50%. Mỗi năm, 1,6 triệu người thiệt mạng vì uống phải nước nhiễm bẩn.

Không hề quá lời khi nói rằng, đối với Israel, đảm bảo an ninh nước còn quan trọng hơn cả đảm bảo an ninh năng lượng. Có nhiều khía cạnh liên quan tới vấn đề này mà các công ty quốc gia và tư nhân của Israel đang phát triển như cung cấp kỹ thuật sản xuất nước, xử lý và tái chế nước thải, giảm thiểu lãng phí nước từ rò rỉ ống nước, phát triển hệ thống tưới tiêu hiện đại phục vụ cho nông nghiệp (như chỉ tưới nhỏ giọt đủ nước cho rễ cây trồng trên sa mạc qua hệ thống tưới bằng ống chằng chịt trên mặt đất), lắp đặt các thiết bị kiểm soát chất lượng nước, hệ thống ngọt hóa nước biển.

Ngoài ra, còn phải tính đến một hệ thống tuyên truyền nhằm mục đích để mỗi người dân đều hiểu rằng, sử dụng nước tiết kiệm, đủ và đúng mục đích là hành động văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng.

Rất nhiều các phát minh lớn của thế giới bắt nguồn từ Israel như hệ thống tẩy lông trên da Epilady hay phần mềm chat máy tính ICQ. Nhưng chuyện người dân Israel từng bầu hệ thống tưới nước nhỏ giọt vào rễ của cây mà kỹ sư về nước Simcha Blass và con trai Yeshayahu sáng chế năm 1959 mới là phát minh vĩ đại nhất của người Israel trong lịch sử, cho thấy, với họ, an ninh về nước đã trở thành điểm mấu chốt cho sự sống còn.


Ông Booky Oren, Chủ tịch của Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần 2 về nước tại Israel (WATEC, dự kiến tổ chức vào tháng 11-2009) cho các phóng viên quốc tế biết, Israel đã chuyển giai đoạn từ “thu thập nước” thành “sản xuất nước”. Xu hướng là Israel phát triển các công nghệ sản xuất nước,

tăng cường quản lý nước tốt hơn để chống thất thoát.

Thực tế, các công nghệ về sản xuất nước đã giúp cung cấp 25% lượng nước cần thiết cho nước này, và dự tính sẽ lên tới 40% trong 5 năm tới.


Ngay từ năm 1948, khi nhà nước Do Thái tuyên bố thành lập, Israel đã vận chuyển nước để phục vụ nhu cầu của người dân, mà chủ yếu từ Sea of Galilee – một hồ chứa nước ngọt lớn nhất nước – về vùng khô hạn hơn ở phía nam. Những dự án hạ tầng về nước đầy tham vọng về nước mà Israel bắt tay thực hiện ngay vào thời điểm này.

Đến những năm 1960, nước bắt đầu được chuyển xuống khu vực sa mạc Negev ở phía nam và các khu vực nông trại bắt đầu mọc lên như nấm, cùng với các kitbbutz – cộng đồng những người sống theo tư tưởng hài hòa với thiên nhiên, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

Nước và hệ thống xử lý nước sinh họat được tái chế cho nông nghiệp đã biến đổi khu vực rộng lớn hoang hóa miền nam thành trung tâm nông nghiệp mới. Trong 3 năm tới, Israel có dự định sẽ tái chế 90% nước thải. Hiện nay, con số này là 75%. Tức là, chỉ một khoản rất nhỏ nước ở Israel là “vô dụng”, ngay cả khi nó đã được dùng rồi.

Động lực

Một yếu tố không thể phủ nhận là bối cảnh thiếu nước của Israel (có thời gian 4 năm khô hạn liên tiếp), cộng với tình hình an ninh luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ khi quan hệ với các nước láng giềng không mấy tốt đẹp, là động lực lớn để nước này ưu tiên cho việc dự trữ, sản xuất và đảm bảo đủ nguồn nước.

Cựu thủ tướng Israel Ariel Sharon đã từng phát biểu trên BBC là thực chất là vấn đề quan trọng gây ra xung đột giữa Arab – Israel, là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến 6 ngày năm 1967 giữa Israel và Arab. Nhưng đến nay, rõ ràng là không chỉ có Israel thiếu nước nữa. Trên thế giới, các hình ảnh khô cạn khắp nơi, mùa màng thất bát đang trở nên quen thuộc.

Các công nghệ về nước của Israel tập trung nhiều vào việc đảm bảo an toàn nguồn nước, sử dụng hiệu quả, hạn chế lãng phí. Các công ty tại đây đã phát triển các hệ thống tính toán được từng giọt nước bị rò rỉ lãng phí (tức là “mánh lới” “nhỏ từng giọt” nước xuống chậu để dùng và tránh phải trả phí mà nhiều gia đình ở VN sử dụng do đồng hồ không đo được các giọt nước này, sẽ bị “phá sản” khi sử dụng thiết bị này), các thiết bị truy tìm các nơi rò rỉ ống nước dựa vào phân tích âm thanh.

Ngoài ra, còn có các hệ thống quản lý, điều khiển từ xa, xử lý dữ liệu về nước trực tiếp trên…Internet theo thời gian thực, ngay tức thì. Tức là một vòng tròn công nghệ khép kín để đảm bảo tốt nhất tính hiệu quả của sử dụng nước.

Các kỹ thuật mà Israel phát triển khiến nước này được coi là trung tâm về các công nghệ liên quan tới nước và môi trường trên thế giới. Bảo tồn nguồn nước được xem là cách ít tốn kém nhất và đáng tin cậy nhất để đảm bảo an ninh nước tại đây. Trong từng gia đình ở Israel, mỗi người đều học thuộc lòng khẩu hiệu “Đừng lãng phí giọt nước nào” được dán ở ngay các vòi nước, hay “Mỗi giọt nước đều có ích” – Every drop counts.

Ông Doron Sapir, Phó thị trưởng thành phố Tel-Aviv, Chủ tịch Liên hợp tổ chức Vệ sinh các thị trấn, cho phóng viên biết, bây giờ, “ít người Israel dùng vòi phun để rửa xe ô tô lắm. Vì những người xung quanh, đặc biệt là chính con cái họ sẽ nhìn họ với ánh mắt rất kỳ lạ. Họ sẽ tự thấy xấu hổ vì thấy mình như người ngoài hành tinh.” Theo ông Doron, Israel dù chưa bỏ tù ai vì tội sử dụng nước lãng phí, nhưng đạo đức xã hội, rõ ràng, đã lên tiếng nói.


Có một thực tế không lấy gì làm dễ chịu với những nước đang phát triển: công nghệ cao sẽ giúp những nước nào sở hữu chúng đảm bảo nguồn nước đủ, sạch cho nước mình. Một hệ thống bơm nước hiện đại thọc thật sâu xuống lòng đất sẽ giúp cho một quốc gia có đủ nước dùng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc các quốc gia bên cạnh sẽ không có nước dùng nếu không có thiết bị hiện đại tương tự.

Trong cuộc đua đảm bảo cho “mạch máu” của mình được lưu thông, có vẻ như công nghệ thế giới đã sẵn sàng, chỉ có điều, để có được chúng, các nước đang phát triển sẽ phải trả cái giá không rẻ.

@Mình chú thích thêm là xứ này chẳng thiếu nước đâu. Vì công nghệ của họ hiện đại đến mức không cần phải có mưa vẫn có nước dùng. Thế nhé.