Forbes Việt nam số 38: Cách Mobivi bán lẻ cho người nghèo

screenshot_15©Forbes Việt Nam số 38 tháng 7.2016

Hơn 100 nhân viên trẻ trong màu áo cam tụ tập trong phòng họp có không gian như siêu thị thu nhỏ, bày đủ mặt hàng từ nồi niêu xoong chảo, đèn năng lượng mặt trời, đến tập, viết, bộ sách giáo khoa dành cho học sinh và cả những tờ rơi quảng cáo các khóa học trực tuyến. Đây là phòng họp của công ty cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ thanh toán Việt Phú (Mobivi).

Chuyển hướng từ kinh doanh ví điện tử, mô hình mà Mobivi là một trong những công ty tiên phong ở Việt Nam được cấp phép hoạt động, công ty hiện đưa ra giải pháp tài chính/ bán lẻ cho người lao động có thu nhập thấp, đối tượng thường không được các ngân hàng ưu tiên phục vụ. Sau ba năm kể từ khi nhà sáng lập Dung Tấn Trung, phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Mobivi, chia sẻ với Forbes Việt Nam về sản phẩm kinh doanh có tên Chương trình Phúc Lợi (iCare Benefits), tính đến tháng 7.2016, họ đã có tập nhóm thành viên khách hàng là khoảng 1.000 doanh nghiệp, tương đương với 2,6 triệu thành viên, trong đó 1,9 triệu ở thị trường Việt Nam, và một nửa trong số đó đã mua hàng, theo giám đốc Trần Thị Quỳnh Hoa. Continue reading

Forbes Việt Nam số 36: CJ Việt Nam tăng tốc đầu tư

screenshot_14©Forbes Việt Nam số 36. Tháng 5.2016

Bộ phim hài tình cảm của Việt Nam Em là bà nội của anh lấy cảm hứng từ Miss Granny của Hàn Quốc, đang nắm kỷ lục là phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử phòng vé phim Việt Nam: 102 tỉ đồng tính đến tháng 2.2016.

Nhà sản xuất, công ty CJ E&M thuộc tập đoàn CJ Việt Nam, trước đó đã có trong tay Để Mai tính 2 với doanh thu 101 tỉ đồng. Ông Chang Bok Sang, chủ tịch kiêm tổng giám đốc CJ Việt Nam thường xuyên nhắc đến điều này trong buổi gặp gỡ với báo chí hồi tháng 3 vừa qua.

Phim ảnh, âm nhạc, thực phẩm giúp người dân Việt Nam quen dần với cái tên CJ, song các mảng này mới phát triển trong 5 năm qua và chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng doanh số của tập đoàn này tại đây. Đầu tư vào nông nghiệp, cụ thể là thức ăn gia súc và chăn nuôi, mới là mảng kinh doanh đem về hơn 50% doanh thu và khoảng 40% lợi nhuận cho tập đoàn đa ngành này. Năm 2016, CJ Việt Nam công bố tham vọng mở rộng kinh doanh mạnh mẽ hơn với ngân sách đầu tư lên tới 500 triệu đô la Mỹ. Số tiền này dự kiến sẽ được sử dụng để xây thêm nhà máy và tiến hành các thương vụ M&A ở bốn lĩnh vực chính mà tập đoàn này đang kinh doanh gồm: ẩm thực và dịch vụ ẩm thực; giải trí và truyền thông; công nghệ sinh học và dược phẩm; mua sắm tại nhà và dịch vụ hậu cần. Continue reading

Forbes Việt Nam số 36: Cách chơi mới trên thị trường bán lẻ cafe

screenshot_14©Forbes Việt Nam số 36. Tháng 5.2016

Khi đến Việt Nam cách nay gần 4 năm, Patricia Marques, người phụ nữ sinh ra ở Peru có gần 20 năm cuộc đời gắn bó với cà phê, nhận thấy thị trường Việt Nam mới chỉ có hai chuỗi quán cà phê chính là Highlands và Trung Nguyên. “Họ đều rất thoải mái, hài lòng với thực tại.” Patricia nhận xét.

Ở vị trí tổng giám đốc công ty TNHH thực phẩm và đồ uống Viet Idea, nơi sở hữu quyền kinh doanh thương hiệu Starbucks tại Việt Nam, Patricia thường phỏng vấn tuyển dụng nhiều ứng viên. Một câu hỏi khá quen thuộc được đưa ra: “Bạn hình dung mình như thế nào trong vài năm tới?” “Họ chắc chắn đều trả lời giống nhau: Tôi muốn sở hữu quán cà phê của mình,” bà cười nhớ lại.

Trở thành chủ là tinh thần kinh doanh đáng khích lệ ở bất cứ nơi đâu. Nhưng tại sao lại là cà phê? Phải chăng bởi sự có mặt của thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới đã tạo nên sự hứng thủ và cả “náo loạn” thị trường, với những khách xếp hàng hàng dài dưới trời nắng chờ mua ly cà phê khi Starbucks khai trương tại khách sạn New World (Q.1, TP.HCM) ngày 1.2.2013. “Chúng tôi đã khuấy thị trường lên theo một cách rất độc đáo,” Patricia nói.

Continue reading

Forbes Việt Nam 24: Trẻ và nhanh ở Rikkeisoft

screenshot_12©Forbes Việt Nam số 24. Năm 2015

“Đối với thị trường Nhật, có thể nói Rikkeisoft là công ty phần mềm Việt Nam khai thác thị trường nhanh nhất,” Tạ Sơn Tùng, đồng sáng lập kiêm CEO của Rikkeisoft, công ty phần mềm có trụ sở ở Hà Nội, cho biết. Rikkeisoft là cái tên mới trên thị trường gia công phần mềm cho Nhật Bản. Bốn tháng sau khi thành lập, bắt đầu có doanh thu vào tháng 8.2012, cuối năm đó, họ có doanh số ba tỉ đồng. Năm 2014 doanh thu của họ là một triệu đô la Mỹ, và mục tiêu năm 2015 là ba triệu đô la Mỹ. Điều gì khiến công ty mới thành lập có thể thâm nhập thị trường đặc thù như Nhật Bản? Continue reading

Forbes Việt Nam số 24: Ươm mầm khởi nghiệp

screenshot_12©Forbes Việt Nam số 24. Năm 2015.

Tham dự chương trình huấn luyện tập trung dành cho chín nhóm có ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất tại Hà Nội, Phạm Kim Hùng, sáng lập và CEO của công ty cổ phần TechElite chỉ dám hi vọng sẽ có thêm những cơ hội kết nối về nghề nghiệp. Chương trình nằm trong đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon” (Vietnam Silicon Valley – VSV) nhằm ươm mầm những doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ và tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng việc hầu hết những người điều hành và cả những cố vấn chương trình là chuyên gia về tài chính và ngân hàng khiến cho Hùng cảm thấy e dè. Continue reading