Khai phá biên giới mới trong điện ảnh

©Forbes Việt Nam số 45, tháng 2.2017

Hai năm qua là quãng thời gian bà Ngô Thị Bích Hạnh, phó chủ tịch công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD) cảm thấy mình học được nhiều nhất trong cuộc đời. Đó là khi công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phát hành phim điện ảnh, phim series, các chương trình giải trí hàng đầu Việt Nam này đẩy mạnh đầu tư vào mảng kỹ thuật số, trong đó tốn kém kinh phí và công sức nhất là dịch vụ xem phim theo yêu cầu (Video on demand – VOD) có bản quyền chính thức của BHD, ứng dụng DANET mà bà Hạnh phụ trách. Môi trường kỹ thuật số đòi hỏi sự trẻ trung ở cả trái tim lẫn khối óc và sức chịu đựng được áp lực, một thách thức lớn với người ở tuổi 45, và lâu nay quen thuộc kinh doanh ở môi trường ngoài Internet như bà Hạnh.

Continue reading

Forbes Việt Nam số 41: Bia cỏ kiểu Tây

Photo courtesy: BiaCraft

© Forbes Việt Nam số 41 (tháng 10.2016)

Bốn ly bia loại nhỏ chuyên dùng để thử bia đặt trước mặt tôi với các màu sắc khác nhau. “Xạo bà cố” màu vàng nhạt, vị nhẹ, thanh, hơi ngọt kết hợp giữa gia vị Ấn Độ và quả phật thủ. “Lùn mà láo” và “Đừng chọc tao” sử dụng nguyên liệu và phương pháp thông thường tạo vị hơi đậm hơn so với “Xạo bà cố”. “Mày hả bưởi” đặc biệt hơn một chút khi được làm màu tự nhiên bằng mực của con mực biển, vị đắng và mạnh có thể hợp với người có tửu lượng tốt . Với cách đặt tên chín loại bia thủ công mà BiaCraft sản xuất bằng các từ lóng thời thượng, Tim Scott, 35 tuổi, đồng sáng lập của BiaCraft, muốn các khách hàng trẻ tuổi ở đô thị của Việt Nam thấy buồn cười và nói về các loại bia mới này.

Bia thủ công (craft beer) là dòng bia thể hiện rõ nét cá tính và phong cách của nhà sản xuất, thường là cơ sở nhỏ, sản xuất ít; độc lập, và theo phương pháp truyền thống (với ít nhất 50% sản lượng theo quy trình ủ bia truyền thống, có các nguyên liệu truyền thống hoặc sáng tạo). Một cộng đồng nhỏ người nước ngoài tầm 30 – 40 tuổi đang tìm cách khởi phát cho thú vui thưởng thức bia thủ công, với gần 10 cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Họ sẽ phải giải quyết thách thức lớn: thay đổi khẩu vị và thói quen uống bia của người Việt Nam. Continue reading

Forbes Việt Nam số 39: Tạo giá trị chung với CSV

Forbes Việt Nam số 39.(tháng 8.2016)

Cùng nhắm tới mục đích tạo dựng những doanh nghiệp bền vững trong môi trường kinh doanh và xã hội bền vững, năm 2011, trên tạp chí Harvard Business Review (HBR), hai nhà nghiên cứu Michael E. Porter và Mark R. Kramer lần đầu tiên đưa ra hướng tiếp cận mở rộng hơn so với khái niệm CSR truyền thống, gọi là “tạo giá trị chung” (Creating Shared Value, CSV).

Tại hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo về tạo giá trị chung tại Boston năm 2013, giáo sư Michael E. Porter (trường Kinh doanh Harvard) phát biểu, bên cạnh vai trò tạo ra lợi nhuận kinh doanh, đã có sự chuyển biến lớn trong cách tiếp cận về vai trò của doanh nghiệp trong xã hội. Đó là từ hoạt động từ thiện (tặng tiền cho các mục đích xã hội có ý nghĩa, hoạt động tình nguyện), tới CSR (tuân thủ các chuẩn mực của cộng đồng, là một công dân doanh nghiệp tốt, “bền vững”) đến cách tiếp cận mới nhất là CSV, tức là tích hợp các vấn đề và thách thức xã hội vào quá trình tạo ra giá trị kinh tế của doanh nghiệp.

Continue reading

Forbes Việt Nam 37: Hình thành thị trường người mẫu ở Việt Nam

screenshot_20©Forbes Việt Nam số 37 tháng 6.2016

Trần Ngọc Lan Khuê là cái tên hầu như chưa biết đến trên thị trường người mẫu cách nay 4 năm. Giờ đây, người đẹp 24 tuổi này là một trong những người mẫu hàng đầu, với cát-sê cho một lần trình diễn thời trang ở vị trí vedette là khoảng 1.000 đô la Mỹ, tham gia một sự kiện từ 2.000 – 5.000 đô la Mỹ.

Hiếm người đẹp có mức cát-sê đó, và người ta có thể hình dung sự khác biệt nếu biết mức thù lao cơ bản của người mẫu ở sự kiện thời trang lớn thường niên ở Việt Nam là khoảng 2 triệu đồng/show.
Với mục tiêu trở thành người mẫu chuyên nghiệp, Khuê trở thành người mẫu độc quyền của Elite Model Management Việt Nam từ năm 2012, vì “khi mới vào nghề, tôi cần có người dìu dắt, hướng dẫn, đỡ đầu.” Nhưng số người mẫu thuộc sự quản lý của một công ty chuyên nghiệp như Khuê chỉ chiếm một lượng rất nhỏ ở Việt Nam, khoảng 10-20%. Trong sự hào nhoáng của thời trang, phạm vi hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý người mẫu chuyên nghiệp rất hẹp, và các công ty buộc phải vận động bằng nhiều cách để có thể tồn tại và chờ đợi thị trường chín muồi hơn.

Continue reading

Forbes Việt Nam số 38: Ý tưởng khởi nghiệp mua bán trên mạng

screenshot_15Forbes Việt Nam số 38. Tháng 7.2016

Hàng loạt công ty khởi nghiệp mới ra đời khai thác các thị trường ngách trong lĩnh vực thương mại điện tử tại  Việt Nam. Vì mới bắt đầu, chưa có sự đảm bảo nào về thành công của họ. Vài ý tưởng đang được thực hiện.

“CÂU LẠC BỘ” hàng hiệu

Sau sáu tháng ra mắt,  website Leflair chuyên bán hàng hiệu giảm giá chỉ dành cho thành viên cho biết đã có 160 ngàn email, 5.000 khách mua hàng, mỗi người mua trung bình chi khoảng 165 đô la Mỹ và tỉ lệ khách trở lại là 60%. Theo các nhà sáng lập, số tiền kỷ lục mà một khách hàng đã chi là khoảng 5.000 đô la Mỹ và có người đã mua 14 cái túi xách. Leflair (Le flair: người nhạy bén với cái gì có lợi) là cầu nối giữa khách hàng khao khát hàng hiệu giá rẻ với nhà phân phối đang cần giải phóng hàng hết mùa hoặc căng thẳng tài chính. Continue reading