Năm mới 2023: Sửa mình

Khi dành thời gian tìm hiểu, quan sát đời sống con người, sự vận hành của vạn vật, và đọc trên các mạng xã hội, thì tôi nhận thấy là con người ta “chê người thì dễ, sửa mình mới khó.” Vì vậy, trong năm nay, một từ khóa mà tôi đặt ra cho mình là “sửa mình.” Nôm na là, điều chỉnh mình một cách chú tâm, sao cho mình đi đến hướng mà mình muốn đi, thành người mà mình muốn thành.

Hành trình “đập đi sửa lại” đã diễn ra nhiều chục năm rồi, nhưng chưa bao giờ là một hành trình thực sự chủ động cả. Chúng ta vẫn làm điều đó mỗi ngày, một cách vô thức, khi chúng ta mong muốn mình hôm nay tốt hơn mình hôm qua và ngày mai mình tốt hơn ngày hôm nay. Nói vậy thôi, chứ số đông con người chỉ ưa những gì nhàn nhã, không phức tạp, đau đầu, làm ít hưởng nhiều. Đó là bản tính của loài người, hiếm có cá nhân thích cái khó khăn, đâm đầu vào núi, đâm quàng vào bụi rậm.

“Sửa mình” – nghĩa là Tu thân. Với những ai ưa tìm hiểu về Khổng giáo, một trong những tư tưởng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các xã hội châu Á, trong đó có Việt Nam, thì đã nghe và hiểu câu Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Mọi việc náo loạn nơi đất trời này đều xuất phát từ việc lòng không an, mỗi con người đều không chú tâm sửa mình trước khi muốn sửa thiên hạ, cách sắp xếp phân bổ quyền lực trong xã hội có những cái trớ trêu tréo ngoe (mà nó vẫn hợp lý một cách bất thình lình ^^).

Continue reading

Nuôi dưỡng một đứa trẻ thích đọc

Trẻ con sinh ra đã tò mò về cuộc sống. Sự tò mò và ham hiểu biết luôn ở đó. Nhưng người lớn chúng ta đôi khi đã triệt tiêu những tính cách đó của con trẻ mà không biết.

Để nuôi dưỡng sự tò mò thông qua sách vở và học tập, có vô số cách, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi người mỗi cách, mỗi chiêu. Đây là cách mà tôi đã áp dụng trong 7 năm qua để hướng dẫn con mình coi việc đọc sách là thú vui, sở thích, là việc nên làm, phải làm và cần làm.

Quan điểm: Xác định quan điểm từ đầu là yếu tố mấu chốt dẫn dắt tới hành động. Quan điểm “cần phải đọc sách” phải được chia sẻ giữa cha mẹ, con cái, các thành viên trong gia đình (ông bà, chú dì cô bác, người giúp việc nếu sống chung).

Mọi người có cùng sự hiểu biết là việc đọc là cần thiết, là yếu tố quan trọng để giúp cho quá trình nhận thức của mình về thế giới xung quanh và chính con người mình được phát triển, mở rộng.

Tất cả thành viên đều phải tham gia vào quá trình đó, hay ít nhất không được nói linh tinh luyên thuyên khi thấy một đứa trẻ đọc sách.

Continue reading

Phỏng vấn Tú Phượng, CEO MeTub

Những năm biết Tú Phượng là thời gian chứng kiến hành trình bền bỉ, tập trung và vui vẻ của Phượng. Trò chuyện với Phượng khiến bạn có cảm giác vững chãi của một người biết mình muốn gì, và khi không biết phải làm sao thì phải làm thế nào.

Chúng tôi trò chuyện về sự nghiệp, mục tiêu, đích đến, quản trị doanh nghiệp và con người, sự bền bỉ kiên trì.

Và đặc biệt là không yêu đời thì phí của giời.

Đọc bài ở đây.

Phỏng vấn Tiên Dzú

“Sống lần 2” là cuốn sách Nguyễn Thủy Tiên, Tiên Dzú, xuất bản năm 2022. Tôi vẫn nhớ mình đã đọc “Khi hơi thở hóa thinh không” trên chuyến xe đi Tây Bắc giữa năm 2022, cảm giác nghẹt thở. Và cuốn “Sống lần 2” cũng khiến cho mình cảm giác tương tự.

Trong cuộc trò chuyện với Tiên ở tòa soạn Forbes Việt Nam, chúng tôi đã nói về sự sống và cái chết, về cơ hội, về sự bất hạnh, về niềm hạnh phúc, về những cuộc đời tái sinh vì những sự bất hạnh.

Xem bài ở đây

Xem video ở đây.

Phỏng vấn nghệ sỹ âm nhạc cổ điển Sangeeta Kaur tại Women Summit của Forbes Việt Nam

It is my honor to interview Sangeeta Kaur at Forbes Vietnam’s Women Summit 2022.

K2022 Grammy® winning Vietnamese American singer, multimedia artist and producer, modern-day Renaissance woman, and vocal powerhouse Sangeeta Kaur (Teresa Mai) is a singular talent. Sangeeta’s body of work is both cinematic in scope and spans a wide range of genres such as Classical, New Age, Contemporary and Spiritual.