Khi bạn tranh luận với sếp và câu chuyện trở thành CTO Uber sau 30 tiếng nói chuyện

Chuyện ông Thuận Phạm trở thành CTO của Uber cách nay 4 năm đã được báo chí nói nhiều, và kể cả cuộc phỏng vấn kéo dài 30 tiếng với Travis, đồng sáng lập và CEO khi đấy cũng được nhắc đến. Nhưng trong cuộc trò chuyện hôm 25.7 ở Hà Nội.

Ông Thuận kể, cuộc gặp đầu tiên với sếp tương lai Travis diễn ra ở văn phòng. Họ nói về chủ đề kỹ thuật – điều mà cả hai người đều có nền tảng học vấn giống nhau, và ông Thuận khi đó cả sự nghiệp đều gắn liền với công nghệ và kỹ thuật. Họ viết các chủ đề muốn thảo luận lên một tấm bảng trắng. Khoảng 20-30 chủ đề, rồi bắt đầu đi sâu vào từng thứ. Nhưng nói được 1,2 chủ đề thì hết giờ. Thế là trong vòng hai tuần sau đó, hàng ngày, ông Thuận vào phòng làm việc ở nhà, trước mặt có hai màn hình. Một là danh sách các chủ đề đang thảo luận, hai màn hình trao đổi hai bên. Cả hai tiếp tục nói chuyện mỗi ngày hai tiếng trong vòng 2 tuần tiếp theo, trong thời điểm Travis tiếp tục đi khắp thế giới để làm việc. Có rất nhiều bất đồng, nhưng điều thú vị là Travis không phải đang tìm kiếm một người đồng ý với các quan điểm của mình, mà tìm người có quan điểm nhất định, và Travis có thể đồng ý hay không với một vài quan điểm. Nhưng hai biết thiết lập được nguyên tắc về cách hiểu của mình về một số vấn đề và cách hiểu lẫn nhau. Và cuối cùng hai bên vẫn đi đến được một số giải pháp mà hai bên chấp thuận. Continue reading

Khủng hoảng môi trường từ thời trang nhanh

Ảnh: Newsweek.

Các hãng thời trang nhanh (fast fashion), nơi chi rất nhiều tiền để tiếp thị và khuyến khích người tiêu dùng liên tục chi tiền mua những món đồ có vẻ rẻ và hợp mốt, đang bị cáo buộc gây ra khủng hoảng ô nhiễm trên thế giới.

Những khách hàng đến cửa hàng H&M ở New York vào tháng 4-2016 chứng kiến một núi quần áo chồng lên nhau tới trần nhà. Câu trích dẫn của nhà văn người Anh T.S. Eliot trên tường “In my end is my beginning” – với hàm ý khởi nguồn một vòng đời mới ở điểm kết thúc – khiến cửa hàng giống một phòng trưng bày nghệ thuật.

Cạnh đó, các phóng viên và blogger thời trang nhấp rượu trong khi xem các mannequin mặc trang phục được thiết kế riêng dựa trên chất liệu là những quần jeans cũ, áo jacket và blouse cũ.

Bữa tiệc này ra mắt bộ sưu tập Conscious Collection của H&M – một thương hiệu thời trang nhanh thuộc hàng lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 4.000 cửa hàng, và doanh thu 25 tỉ USD năm 2015.

H&M muốn quảng bá về sáng kiến thuyết phục khách hàng mang quần áo cũ (từ bất kỳ thương hiệu nào), bỏ vào những thùng chứa ở các cửa hàng H&M khắp thế giới. “H&M sẽ tái chế và tạo ra chất liệu dệt may mới, bạn sẽ có phiếu mua hàng để dùng tại H&M. Ai cũng được lợi!” – H&M cho biết.

Cảm giác “tiêu dùng có ý thức” mà H&M tạo ra cho khách hàng có vẻ rất tốt, nhưng chuyện không đơn giản như vậy. Continue reading

Quyền công dân để bán

Ảnh: http://www.caribbeanandco.com

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Một số quốc gia bán quyền công dân của mình thông qua các “chương trình đầu tư dài hạn” hoặc bán trọn gói. Đối tượng mua? Rất nhiều công dân ở những nước nghèo hơn nhưng có khả năng kinh tế. Số người nộp đơn tăng mạnh thời gian gần đây.

Trong cuốn sách 23 vấn đề người ta không nói với bạn về chủ nghĩa tư bản, tác giả Ha Joon Chang viết về cơ chế bán hộ chiếu thông qua số tiền đầu tư:

Cơ chế này chỉ làm tăng thêm sự thiếu vốn mà hầu hết các nước đang phát triển phải gánh chịu. Các nước giàu cũng góp phần gây ra tình trạng chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển bằng việc dễ dàng tiếp nhận hơn đối với những người có kỹ năng cao hơn.

Đây là những người có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước mình so với những người nhập cư không có kỹ năng chuyên môn, nếu họ còn sống tại quê nhà của mình…”. Continue reading

Đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam

Bài viết đăng trên Forbes Việt Nam số 50, tháng 7.2017. Xin mời xem bản đầy đủ trên báo in.

Bản quyền: Forbes Việt Nam

Tác giả: Khổng Loan

Cuối tuần tháng 5.2017, gần 100 người tụ tập trong căn phòng ấm cúng ở Hôtel des Arts Saigon, khách sạn ở trung tâm TP.HCM. Sau khi thưởng ngoạn tranh của danh họa như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Lưu Công Nhân… họ tham dự phiên đấu giá lần thứ hai do nhà đấu giá Lý Thị (LYTHI Auction) tổ chức, với 18 bức tranh. Bức Buổi hoàng hôn rực rỡ của Văn Đen, giáo sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn trước 1975, được đấu giá thành công ở mức 19 ngàn đô la Mỹ. Ở phiên đầu tiên của Lý Thị vào cuối tháng 12 năm ngoái, tác phẩm được bán với giá cao nhất là bức Mẫu đơn đỏ của Lê Phổ (40 ngàn đô la Mỹ).

Cũng trong khoảng thời gian đó, ở Hà Nội, nhà đấu giá nghệ thuật Chọn’s tổ chức phiên đấu giá thứ ba, với 35 tác phẩm. Trong số 24 tác phẩm được đấu giá thành công, bức có giá bán cao nhất là Bán trừu tượng của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, với giá sáu ngàn đô la Mỹ. Trong phiên đấu giá thứ hai vào tháng 3.2017, bức tranh Cô gái thỏ của họa sĩ Nguyễn Phan Bách, 41 tuổi, được bán giá 25 ngàn đô la Mỹ.

Các tác phẩm của họa sĩ Việt Nam lâu nay vẫn được bán đấu giá tại các nhà đấu giá nước ngoài như Christie’s hay Sotheby’s, với các bức họa của các tên tuổi nổi tiếng thời mỹ thuật Đông Dương như Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, hay Phạm Hậu, Trần Lưu Hậu… Một năm trở lại đây, các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Việt Nam bắt đầu xuất hiện tại các phiên đấu giá thương mại tổ chức trong nước của Lý Thị và Chọn’s. Nếu Lý Thị có xu hướng chọn các tác phẩm chủ yếu có giá cao thì Chọn’s thiên về các tác phẩm có giá “mềm” hơn. Việc lần đầu tiên ở Việt Nam có nhà bán đấu giá mỹ thuật theo hướng thương mại sẽ thúc đẩy thị trường thứ cấp, mắt xích quan trọng trong quá trình hình thành thị trường mỹ thuật đúng nghĩa. Continue reading

Sự chuyển hóa của Richard Streimatter – Tran

Ảnh: https://www.desarthe.com/artist/streitmatter-tran-richard.html

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần 16.7.2017.

Richard Streimatter-Tran vừa kết thúc đợt triển lãm cá nhân kết hợp với các tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy thuộc thế hệ thứ nhất mỹ thuật hiện đại Việt Nam ở gallery de Sarthe (Hong Kong) ngày 8.7. Sau gần 15 năm sống và thực hành nghệ thuật ở Việt Nam, sự chuyển hóa của anh mang nhiều dấu ấn của quá trình biến chuyển trong nghệ thuật đương đại Việt Nam.

De Sarthe là gallery ra đời năm 1977 tại Pháp và năm 2011 tại Hong Kong, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đấu giá, và là đại diện cho một số lượng lớn các nghệ sĩ quốc tế, từ các nghệ sĩ Pháp trường phái ấn tượng, tới các bậc thầy hội họa hiện đại và hậu chiến, tới thế hệ các nghệ sĩ đương đại đang nổi.  De Sarthe muốn triển lãm khoảng 40 tác phẩm các họa sĩ thành danh của nghệ thuật hiện đại Việt Nam như Lê Phổ, Lê Quang Tinh, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị, Mai Trung Thứ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Hồng Linh, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm. Để đặt các tác phẩm vào một góc nhìn đương đại, giúp kết nối với người xem hiện tại và cũng giúp truyền thông tốt hơn, họ mời Richard Streimatter-Tran, nghệ sĩ đương đại sống tại Việt Nam, tham gia “đồng triển lãm” với những tác phẩm được anh sáng tạo riêng cho triển lãm này.  Trong triển lãm “Các cuộc khởi hành: Kết nối nghệ thuật hiện đại của Việt Nam với R.Streitmatter-Tran (Departures: Intersecting Modern Vietnamese Art with R. Streitmatter-Tran), các tác phẩm hội họa của các họa sĩ hiện đại thời đầu của Việt Nam được sắp đặt kết nối với các tác phẩm của Richard, tạo ra sự liên tưởng, đối thoại trong bối cảnh mới, đem lại những góc nhìn mới về các tác phẩm có tầm quan trọng về lịch sử của mỹ thuật Việt Nam.

Continue reading