“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”

Cái gì mình không muốn người khác làm với mình, thì đừng làm với người khác.

Ví dụ mình không muốn người khác đối xử độc ác với mình, thì đừng làm điều đó với người khác.

Mình không muốn người khác coi thường mình, thì mình đừng coi thường người khác.

Mình muốn người khác lắng nghe mình, thì mình hãy lắng nghe người khác.

Mình muốn người khác tôn trọng mình, thì mình tôn trọng người khác.

Mọi việc không lập tức diễn ra theo kiểu A sẽ gặp A, B sẽ gặp B đâu, mà cõi đời kỳ diệu ở chỗ, một lúc nào đó, một thời khắc một bối cảnh nào đó, chuyện nào đó sẽ quay trở lại giống như cách mình đã sắp đặt (một cách vô tình hay cố ý) trong quá khứ.

Đừng nghĩ ta làm gì đó mà không ai nhìn thấy thì sẽ không làm sao.

Vũ trụ hay ở chỗ, mọi thứ đều tương liên, tương kết, không ai thoát ra khỏi cái hệ sinh thái này này nếu sống trên trái đất, cùng hít thở bầu khí quyển này. Nếu bạn ở hành tinh khác, có thể tác động sẽ vẫn diễn ra, mà có điều nó lâu hơn. Lâu đến mức ta có thể đã là hạt bụi hoặc hoàn toàn biến mất rồi, nó mới diễn ra.

Thế nên khi bạn còn trẻ, có thể bạn không nhận ra việc luôn có một cái “quả” đằng sau mỗi một hạt giống ta gieo trồng. Hạt giống đó có thể là một lời nói, một hành động, một thái độ, dù là rất nhỏ, nhưng có thể tạo ra kết quả bất ngờ.

Chẳng có một cách nào đi tắt để có được những “quả” tốt, ngoài việc chú tâm vào gieo trồng những nhân lành.

Nhưng con người mà, sẽ có nhiều lúc sai, nhiều lúc vô ý, nhiều lúc hành động và lời nói mỗi nơi mỗi kiểu.

Nhưng chỉ cần ta hiểu rằng vạn vật, vạn linh trên đời không gì là riêng lẻ thật sự. Nếu mình muốn ngày mai tốt, thì hôm nay hãy chú tâm gieo trồng, và đừng làm điều gì mà mình không muốn người khác làm với mình.

Khi tự đặt mình vào hoàn cảnh mà người khác đang gặp phải, ta bớt phán xét, ta thấu hiểu hơn, ta bớt chỉ trích. Vì ta hiểu, mỗi người đều phải đi trên hành trình của riêng họ, ta rất khác nhau.

Phụ nữ có thể làm gì để tiếp tục phát triển sự nghiệp?

Chúng ta sẽ phải sống lâu dài trong dịch bệnh. Đó là tin xấu. Thế giới sẽ còn cần nhiều tháng nữa để có thể kiểm soát được đại dịch, và chúng ta có thể đến công ty, gặp gỡ mọi người, sống an toàn với virus corona chủng mới, trở lại cuộc sống bình thường.

Chúng ta sẽ còn làm việc từ xa còn lâu dài, tính bằng nhiều tuần. Làm việc ở nhà kéo dài vì COVID đã gây ra hơn 200 triệu chứng bất thường trong người lao động, và cứ 5 người thì có 1 người không thể làm việc. Các triệu chứng có  thể kể đến liên quan tới 10 cơ quan nội tạng của chúng ta, gồm mất trí nhớ, ảo giác, run rẩy, mệt mỏi…,theo như khảo sát mới vừa được công bố hôm 22.7 cung cấp cái nhìn chi tiết về tác động của việc phải làm việc ở nhà với người lao động việc ở nhà với người lao động.

Còn nhớ, năm ngoái, chúng ta khá hí hửng được làm việc ở nhà. Giờ chán tới tận cổ rồi. Vì làm việc ở nhà có nghĩa là làm việc nhiều hơn, thời gian dài hơn, và ít hiệu quả hơn. Quá nhiều thứ khiến ta phân tâm.

Công việc nhà, con cái, dễ biến ta trở thành một bà nội trợ trong khi vẫn phải lo cho công việc. Việc ngồi thu lu một góc nhìn vào cái màn hình máy tính dễ khiến ta bị stress, cáu kỉnh. Có bao nhiêu người trong chúng ta đã thành công trong việc kiểm soát cơn cáu giận, kiềm chế tiếng rú của mình với con cái, không tét vào mông chúng nó mỗi ngày vài bận? Rồi đi ra vào thở dài thườn thượt không biết bao giờ nhìn được mặt người?

Đó là chưa kể phải lo cho sự an toàn của người thân, lo ăn uống đầy đủ, trong khi thu nhập  sụt giảm (chỉ một số ít những người trong xã hội, trong một số lĩnh vực có thể hưởng lợi từ dịch bệnh như sản xuất ngành hàng thiết yếu, công nghệ thông tin, trading, chứng khoán…là có thể có thu nhập thậm chí tăng hơn trong dịch. Cái này khá hên xui. Chúc mừng những người win thị trường).

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ cách tôi làm nhằm tiếp tục công việc, giữ cho mình bình tĩnh, làm việc hiệu quả. Nếu bạn muốn take a break sau dịch bệnh thì không cần đọc tiếp. Nếu bạn muốn phát triển, tiến về phía trước, thì có thể những chia sẻ của tôi sẽ hữu ích với bạn. Continue reading

Vì sao bạn nên đọc tạp chí? Góc nhìn từ một người làm tạp chí

Tạp chí là một phương tiện truyền thông dẻo dai lâu đời và có tác động sâu sắc tới xã hội nhiều hơn những gì chúng ta hình dung. Trong bài viết này, tôi chia sẻ một số góc nhìn của tôi về tạp chí, vai trò của nó trong xã hội và vì sao bạn nên tìm cho mình một cuốn tạp chí thật hay, thật phù hợp với bạn và trở thành độc giả thường xuyên của tạp chí đó.

Khi tôi nhìn thấy một người cầm đọc / đặt tạp chí dài hạn (là đặt tòa soạn giao đến nhà nên thường xuyên có số mới ngay để đọc, chứ không phải thi thoảng chạy ra sạp báo mua), tôi lập tức có cái nhìn và đánh giá ban đầu về họ. Continue reading

Ba năm nhìn tới

 

Ngày này cách nay 3 năm, lúc 5.20 chiều, tôi được đẩy vào trong phòng mổ. Chỉ khoảng 30 phút sau, với vài nhát ấn ấn vào bụng, bác sĩ đã lôi ra một đứa bé đỏ hòn, khóc oe oe. Bác sĩ đặt con lên ngực tôi, tôi hôn nó và nói mẹ yêu con, con của mẹ. Nhiều người nói đẻ thường rất đau, hơn cả đẻ mổ (tiêm thuốc tê có biết gì đau lúc đẻ đâu), nhưng tôi không định tranh cãi về đẻ thế nào thì đau hơn và không định thử xem sao nữa. Mục đích cuối cùng là có đứa con. Đã có. Bằng cách nào cũng được. Hello boy!

Trong sự sung sướng lâng lâng thoả mãn  (Ok, I did it!), thì những cơn đau buốt óc sau ca mổ, và những đợt cả nhà thi nhau nặn sữa non từ ti cho con vẫn còn gây kinh hãi đến tận bây giờ. He he he. Nhưng bài viết ngắn này không định nói về con tôi, mà nói về hành trình nuôi dạy con đã thay đổi cách nhìn của tôi về thế giới ra sao. Continue reading