Tuyển dụng là sự tìm kiếm lẫn nhau giữa nhà tuyển dụng nhân sự và người đang đi tìm việc. Cá nhân tôi cho rằng thị trường lao động ở Việt Nam dù nhiều người, nhưng chất lượng không cao, tính chuyên nghiệp thấp. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà nhân công rẻ so hơn so với những quốc gia khác. Đã có lần tôi viết về hồ sơ xin việc của các ứng viên và lý do vì sao họ không được chọn. Continue reading
Blogs
Suy nghĩ lung lắm. Nhiều suy nghĩ lắm.
Trải nghiệm phim 4D – cinema, lại còn Max nữa
Thế là tôi đi xem phim 4DMax ở Hùng Vương. Phim Transformer phần 4. Nghe bạn bè cảnh báo là phim dở lắm, nội dung chả có gì, toàn kỹ xảo. Đi xem thì đúng thế. 😀 Nhưng entry này chỉ nói về 4D.
Đây là rạp 4D đầu tiên ở Việt Nam, của CVG. Tức là đeo cái kính giống 3D rồi cảm nhận thêm mùi vị, gió, ghế rung lắc, xịt khói, tia chớp …là thành 4D rồi đấy. Tức cảm nhận về mặt cơ thể. Continue reading
Quy tắc 20:1 và những cách bạn có thể làm để sử dụng mạng xã hội hiệu quả hơn
“Mỗi người rồi sẽ có một chỗ trên Internet.”Đó là một câu trong cuốn sách What would Google do? của Jeff Jarvis. Cuốn sách rất thú vị về “Nền kinh tế Google”còn nói nhiều hơn về những thay đổi vĩ đại mà các công ty Internet tạo ra. Vì vậy, nếu bạn chưa đọc, có thể mua trên Amazon để đọc, hoặc, bật mí tí, là trên mạng cũng có bản pdf đấy. he he.
Nhưng entry này không định giới thiệu về sách. Những người có quan điểm cực đoan cho rằng, thời buổi này, bạn chỉ tồn tại khi người ta Google và tên bạn xuất hiện kèm theo những thông tin cơ bản hoặc sâu sắc về bản thân bạn; và có người lại nói, uy tín hay danh tiếng của bạn là những kết quả mà Google tìm thấy về bạn và chỉ cho những người đang tìm kiếm thấy điều đó. Nếu bạn là tập đoàn rất lớn và người ta tìm bạn những không thấy trên Internet, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ cảm thấy áp lực rất lớn của việc phải khiến mình xuất hiện trên Internet.
Truyền thông xã hội là thế hệ kế tiếp của các website thời kỳ đầu và đang trở thành thứ thay đổi toàn bộ cục diện của rất nhiều ngành trong xã hội như báo chí, PR, truyền thông, xây dựng thương hiệu…. Trong entry có tiêu đề 10 câu nói giúp bạn hiểu hơn về truyền thông xã hội mà tôi trích dẫn sau đây, chúng ta cùng đi từng bước tìm hiểu, phần nghiêng là bình luận của tôi: Continue reading
Làm sao tìm thấy thành công dài hạn? (Thông tin quan trọng nhất nằm ở bên dưới bài)
Theo bạn, người ta làm cho bạn/ gọi bạn là ông(bà) chủ vì lý do gì? Vì tiền lương bạn trả cho họ? Vì họ có cùng mơ ước và khao khát tạo ra di sản giống mong muốn của bạn? Vì họ muốn là người có ích cho xã hội?
Có vô số lý do để một người đi làm cho bạn và gọi bạn là “sếp.”
Nếu nhân viên của bạn đi làm là vì lương. Công ty của bạn có thể tồn tại, nhưng không phải là công ty nổi trội. Đó là quan điểm của Rich Kaargard.
Nếu nhân viên của bạn đi làm vì những yếu tố khác thì công ty của bạn có thể thành công lâu dài và là công ty nổi trội và có thể thành công lâu dài.
Đó là những yếu tố gì? Continue reading
Ảo giác về “cường quốc Trung Quốc” – Góc nhìn từ National Interest
Trong bài viết này trên tạp chí National Interest, tác giả phân tích các nguyên nhân ông cho rằng thế giới nhận định Trung Quốc là 1 cường quốc là suy nghĩ rất phổ biến, có thể hiểu được, và sai.
- Những năm 1980, thế giới cũng dự báo tương tự là Nhật sẽ nắm giữ vị trí số 1 thế giới và tham gia vào CLB các quốc gia hàng đầu, nhưng chợt Nhật rơi vào suy thoái kinh tế 3 thập kỷ liền. Điều đó cho thấy một đất nước giàu có về kinh tế mà không có nền tảng vững chắc về các giá trị quốc gia để làm bệ đỡ thì một khi cột trụ kinh tế sụp đổ sẽ gặp nhiều vấn đề ra sao. Tiếp đến là Liên Xô cũng thế, khi cường quốc này khiến các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam thập phần ngơ ngác và bơ vơ 😎 . Rồi với liên minh châu Âu, mục tiêu trở thành một trụ cột của hệ thống quốc tế đang không như mong đợi do không giải quyết được hàng loạt thách thức mang tính toàn cầu. Vậy Trung Quốc thì sao? Continue reading