Forbes Việt Nam số 44: Thị trường nhiếp ảnh tại Việt Nam

Bức ảnh Bạn thân của nhiếp ảnh gia Réhahn

@Forbes Việt Nam số 44, tháng 1.2017

Những bức ảnh chụp ở Việt Nam đang được các nhà sưu tập và bảo tàng thế giới chú ý. Liệu thị trường Việt Nam đã thực sự sẵn sàng cho nghệ thuật nhiếp ảnh?

Tấm ảnh đắt giá nhất trên thế giới đang thuộc về Bóng ma (Phantom), bức ảnh đen trắng do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Úc Peter Lik chụp hẻm núi Antelop ở Arizona (Mỹ). Kỷ lục 6,5 triệu đô la Mỹ mà “Bóng ma” xác lập cách nay hai năm cho thấy giá tiền một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật có thể đạt được.

“Bóng ma” gây tranh cãi dữ dội trong giới nghệ thuật và phê bình. Một phía cho rằng nhiếp ảnh không phải là nghệ thuật. Dẫu vậy, ở thị trường còn sơ khai với ảnh nghệ thuật như Việt Nam, theo Réhahn, nhiếp ảnh gia 37 tuổi người Pháp đã có 5 năm gần đây hoạt động ở Việt Nam, ảnh nghệ thuật bắt đầu được chú ý hơn. Anh cho biết bức ảnh “Best Friends” (Bạn thân) kích thước 1×1,5m của anh vừa được bán với giá 17 ngàn đô la Mỹ cho một nhà sưu tầm cá nhân người Việt giấu tên. Đây là bức ảnh đắt giá nhất của anh. Như vậy, toàn bộ 3 bức duy nhất trên thế giới có kích thước lớn này đã được bán hết với giá từ 10 ngàn đến 17 ngàn đô la Mỹ, và 11/14 bức có kích cỡ 60x90cm đã được bán với giá 4.000 đô la Mỹ. “Tác phẩm nhiếp ảnh có thể bán được (với giá cao),” anh nói. “Dù ở Việt Nam đây là thị trường nhỏ và mới, nhưng có những thứ thú vị đang diễn ra.” Continue reading

Forbes Việt Nam số 46: Vương Thị Ngọc Lan – Khoảnh khắc diệu kỳ

@Forbes Việt Nam số 46, chuyên đề Danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017. Tháng 3.2017

Phòng khám Ngọc Lan ở quận 1 (TP.HCM) luôn đông bệnh nhân từ sáng tới tối. Họ tới từ khắp mọi nơi ở Việt Nam và cả trên thế giới. Đây là một trong những phòng khám ngoài giờ có quy mô lớn trong lĩnh vực phụ sản và là địa chỉ được nhiều cặp vợ chồng tìm đến khi gặp khó khăn trong sinh nở. Ngoài giờ làm việc tại ĐH Y dược TP.HCM, bệnh viện phụ sản Từ Dũ và bệnh viện đa khoa Mỹ Đức, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan có mặt ở đây vào khoảng 5h – 7h tối mỗi ngày, trong chiếc áo blouse trắng, bà tư vấn cho người đến khám trong một phòng khám nhỏ như các đồng nghiệp khác. Bà nhận khoảng 20 trường hợp mỗi ngày, với lý do là muốn dành thời gian đủ để tư vấn, “vì nếu không họ sẽ phải chờ lâu và lại có cảm giác không được quan tâm chu đáo,” bà cho biết. Continue reading

Forbes Việt Nam số 46: Vàng Thị Mai – Dệt đẹp cuộc đời

@Forbes Việt Nam số 46, chuyên đề Danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017. Tháng 3.2017

Vàng Thị Mai là người phụ nữ bận rộn: Gọi điện cho bà thì lúc bà đang ở chỗ ruộng trồng cây lanh, lúc đang tiếp khách đến thăm quan nhà xưởng. Tranh thủ dịp đến Hà Nội vào đầu tháng 2.2017 để chụp hình cho Forbes Việt Nam, bà có mấy cuộc hẹn để giao dịch bán hàng, làm việc với các nhà thiết kế thời trang đang muốn hợp tác với bà. Continue reading

Khai phá biên giới mới trong điện ảnh

©Forbes Việt Nam số 45, tháng 2.2017

Hai năm qua là quãng thời gian bà Ngô Thị Bích Hạnh, phó chủ tịch công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD) cảm thấy mình học được nhiều nhất trong cuộc đời. Đó là khi công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phát hành phim điện ảnh, phim series, các chương trình giải trí hàng đầu Việt Nam này đẩy mạnh đầu tư vào mảng kỹ thuật số, trong đó tốn kém kinh phí và công sức nhất là dịch vụ xem phim theo yêu cầu (Video on demand – VOD) có bản quyền chính thức của BHD, ứng dụng DANET mà bà Hạnh phụ trách. Môi trường kỹ thuật số đòi hỏi sự trẻ trung ở cả trái tim lẫn khối óc và sức chịu đựng được áp lực, một thách thức lớn với người ở tuổi 45, và lâu nay quen thuộc kinh doanh ở môi trường ngoài Internet như bà Hạnh.

Continue reading

Forbes Việt Nam số 41: Bia cỏ kiểu Tây

Photo courtesy: BiaCraft

© Forbes Việt Nam số 41 (tháng 10.2016)

Bốn ly bia loại nhỏ chuyên dùng để thử bia đặt trước mặt tôi với các màu sắc khác nhau. “Xạo bà cố” màu vàng nhạt, vị nhẹ, thanh, hơi ngọt kết hợp giữa gia vị Ấn Độ và quả phật thủ. “Lùn mà láo” và “Đừng chọc tao” sử dụng nguyên liệu và phương pháp thông thường tạo vị hơi đậm hơn so với “Xạo bà cố”. “Mày hả bưởi” đặc biệt hơn một chút khi được làm màu tự nhiên bằng mực của con mực biển, vị đắng và mạnh có thể hợp với người có tửu lượng tốt . Với cách đặt tên chín loại bia thủ công mà BiaCraft sản xuất bằng các từ lóng thời thượng, Tim Scott, 35 tuổi, đồng sáng lập của BiaCraft, muốn các khách hàng trẻ tuổi ở đô thị của Việt Nam thấy buồn cười và nói về các loại bia mới này.

Bia thủ công (craft beer) là dòng bia thể hiện rõ nét cá tính và phong cách của nhà sản xuất, thường là cơ sở nhỏ, sản xuất ít; độc lập, và theo phương pháp truyền thống (với ít nhất 50% sản lượng theo quy trình ủ bia truyền thống, có các nguyên liệu truyền thống hoặc sáng tạo). Một cộng đồng nhỏ người nước ngoài tầm 30 – 40 tuổi đang tìm cách khởi phát cho thú vui thưởng thức bia thủ công, với gần 10 cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Họ sẽ phải giải quyết thách thức lớn: thay đổi khẩu vị và thói quen uống bia của người Việt Nam. Continue reading