Có nhiều yếu tố để dẫn tới một cuộc phỏng vấn có hiệu quả cho bài viết. Các mẹo nhỏ sau sẽ giúp phần nào giải quyết những khó khăn khi thực hiện phỏng vấn.
Nhìn chung, có hai kiểu người để phóng viên phỏng vấn. 1/ Kiểu dễ tính: Là những người muốn được phỏng vấn, muốn trình bày quan điểm của mình để nhiều người biết đến. 2/ Kiểu khó tính: Là những người quá bận rộn không đủ thời gian trả lời phỏng vấn, không thích báo chí. Hoặc là những người tỏ ra thù hằn với báo chí vì lý do chính đáng: Họ có điều để giấu diếm báo chí.
Với kiểu người khó tính, bạn có thể nói: Tôi có nguồn tin khác của câu chuyện là bà X. nói rằng…Điều này có liên quan tới ông. Chúng tôi nghĩ rằng ông muốn có cơ hội để nói rõ quan điểm này của mình với báo chí….
Thực tế, sẽ có ít người từ chối cơ hội này để nói quan điểm của mình. Hãy để cho đối tượng trình bày hết ý của họ, toàn bộ câu chuyện, nghe chăm chú và hãy chắc chắn rằng bạn hiểu câu chuyện.
Hãy coi cuộc nói chuyện như một cuộc đàm thoại – phản ứng với câu chuyện như những người quen/người bạn của họ (ngạc nhiên, thông cảm). Nhưng đừng phản ứng quá đà. Không ai dại dột đến mức nghĩ rằng bạn quan tâm đến câu chuyện đó theo kiểu phản ứng quá mức của bạn. Hãy suy nghĩ nhanh trong đầu về những gì bạn hiểu. Đừng ngại kiểm tra lại những thông tin mà bạn chưa chắc chắn. Nếu đó là câu chuyện phức tạp, đừng ngại kiểm tra lại những điểm thông tin chính và quan trọng.
Hãy nghĩ về những câu nói của người được phỏng vấn mà bạn sẽ sử dụng trong bài viết. Hãy hỏi những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có thể trả lời những câu hay. Không hỏi: ‘Có lẽ ông đã rất suy sụp vì công ty phá sản?’ – Câu trả lời chỉ có thể là ‘Đúng vậy’.
Câu hỏi tốt hơn: ‘Ông cảm thấy thế nào khi công ty bị phá sản?’.
Về tính chất của các câu trích dẫn: Các câu này cần có tính chất nổi bật, kịch tính, đưa ra giải pháp cho vấn đề đang tranh luận, hoặc đưa câu chuyện có những diễn biến và tình tiết mới. Tạo cho mình cơ hội quay lại:
‘Tôi nghĩ tôi đã có hầu hết các chi tiết cần thiết. Nhưng trong trường hợp tôi cần hỏi thêm một số thông tin, tôi có thể gọi cho ông được không? Hãy để lại số điện thoại và cách liên lạc của mình, với lý do ‘trong trường hợp ông có thông tin gì mới muốn báo.
Cố gắng không ‘đầu hàng’ nếu họ gọi điện thay đổi suy nghĩ hoặc muốn xem bản viết nháp của bạn. Nhớ là bạn đang trong quá trình tìm hiểu điều gì đã xảy ra và điều gì sẽ xảy ra. Hãy đồng hành cùng với đối tượng của mình. Hãy tỏ ra đáng mến và vô hại.
TRƯỚC KHI PHỎNG VẤN:
Quyết định góc nhìn của tin.
Nghĩ câu hỏi phục vụ cho góc nhìn đó;
Hãy chuẩn bị kỹ càng để đối phó với những thách thức, nếu đó là những vấn đề gây tranh cãi;
Nói với người được phỏng vấn về nội dung bạn muốn phỏng vấn, nhưng không phải là tập dượt phỏng vấn với họ;
Làm nghiên cứu trước khi phỏng vấn: Nếu không phải trường hợp đột xuất, không có gì tồi tệ hơn nếu bạn xuất hiện trước mặt người được phỏng vấn mà không biết gì về họ hoặc công việc họ làm. Nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, kẻ thù của người được phỏng vấn trước để có cái nhìn đa chiều về họ.
Lập một danh sách các câu hỏi, nhưng không theo khuôn mẫu các câu hỏi đó. Hãy sẵn sàng cho các câu hỏi bất chợt bạn có khi câu chuyện diễn ra.
Nói cho họ biết cuộc phỏng vấn dự kiến kéo dài bao lâu;
Kiểm tra máy móc thiết bị kỹ càng;
Đến nơi phỏng vấn đúng giờ;
TRONG KHI PHỎNG VẤN:
Tập trung vào những vấn đề bạn quan tâm. Bạn đang là người kiểm soát tình hình;
Hãy giữ ý kiến của mình cho bản thân mình. Bạn đang đến để hỏi ý kiến người khác!
Hỏi câu hỏi ngắn, đơn giản. Không đưa ra tuyên bố; Không hỏi câu hỏi đóng;
Nếu hỏi một câu hỏi khó, hãy hỏi một cách lịch sự;
Không để người được phỏng vấn đọc câu trả lời từ giấy; Lắng nghe câu trả lời. Đó có thể tạo cho bạn câu hỏi tiếp theo;
Không nói ‘và cuối cùng’ khi hỏi câu hỏi cuối cùng;
Không bật lại băng ghi âm cho người được phỏng vấn nghe;
Chắc chắn là bạn có tên, địa vị của người được phỏng vấn;
Không hứa sẽ dùng bài phỏng vấn. Lý thuyết thì màu xám….
Lựa chọn
08.10.2007 05:45
Hôm nay quyết định. Suy nghĩ từ lâu và hôm nay mới quyết định. Nếu không có buổi nói chuyện lúc sáng, có thể chưa quyết định.
Những lựa chọn luôn khó khăn, vì nó sẽ có lợi cho người này và không có lợi cho người khác. Đôi khi, sự xung đột lợi ích không thể giải quyết được thì người ta sẽ buộc phải lựa chọn. Sớm thì tốt hơn, cho nó ổn định sớm.
Không nên ảo tưởng về mình. Biết mình là ai và đứng ở đâu trên cuộc đời này. Biết mình muốn gì và không áp đặt.
Tôn trọng lòng khao khát và ước mơ của những người khác. Còn gì tuyệt diệu hơn những mơ ước và khao khát của con người?
Có thể hy sinh nhiều lợi ích bản thân vì một cái gì đó không rõ hình hài.
Nhưng không muốn ai đó đe dọa và khiến tôi có cảm giác cuộc đời của tôi không phải do tôi quyết định.
Xin lỗi tất cả những người đã từng kỳ vọng vào tôi. Nhưng không phải kỳ vọng của tôi. Tôi sẽ làm thất vọng ai đó, làm sung sướng ai đó, làm buồn ai đó, làm lo lắng ai đó…vì quyết định của mình.
Nhưng đó là cuộc sống. Tôi không thể làm hài lòng các bên.
Có thể người ta sẽ có rất nhiều tính từ để gọi tôi. Nhiều tính từ sẽ chẳng hay ho gi.
Có thể có những người những mơ ước và khao khát của tôi là điên rồ. Có thể người ta nói đó là lòng dũng cảm.
Có thể…
Có thể…
Thôi, lựa chọn.
Bài viết 10.10.2007 15:06