Bây giờ chúng ta đều đã hoàn hồn sau tin tức về việc một sản phụ tự sinh con ở nhà theo phương pháp thuận tự nhiên và khiến mất mạng cả mẹ và con. Tin tức khủng khiếp thế mà không có nguồn đáng tin cậy xác nhận là vụ việc xảy ra ở đâu, ai, tên gì…mà sau 2 ngày viral khắp mạng xã hội, thậm chí tên của người được xem là chủ trương ủng hộ lối sống thuận tự nhiên cũng bị đưa ra mổ xẻ, đến mức tưởng chừng như bị tấn công tới nơi.
May mà vụ việc không để lại hậu quả nghiêm trọng, vì người thuận theo lối sống tự nhiên không ở Việt Nam. Những người chia sẻ, bình luận về sự việc cứ như chuyện này có thật rồi cũng bị cuốn đi với cuộc sống bộn bề. Xã hội mất đi những thời gian quý báu mà đáng lý có thể dùng vào những việc tạo ra những giá trị tốt hơn là bị lôi kéo theo tin vịt rồi cuống cả lên. Báo chí cũng ào ào viết về người phụ nữ kia với ám chỉ chị ta chính là thủ phạm. Tất cả chỉ là một cái nguồn hình ảnh trên Facebook là đoạn chat giữa hai người. Bây giờ mọi việc đã chìm xuống.
Đây là một điển hình đơn giản và gần đây nhất của tin giả. Thực tế là chúng ta ai cũng là nạn nhân và thủ phạm của tin giả. 23% người trưởng thành ở Mỹ đã vô tình hoặc hữu ý share tin giả trên mạng. Vậy làm thế nào để biết đâu là tin giả và làm thế nào để chống tin giả. Continue reading