Thời của ứng dụng di động. Nếu bạn sở hữu 1 chiếc điện thoại bạn sẽ thấy trong đấy có rất nhiều app được cài sẵn, chuối đến mức bạn phải hì hục ngồi gỡ ra vì bạn chẳng bao giờ dùng đến nó, vừa tốn bộ nhớ vừa làm điện thoại của mình loạn lên.
Nhưng bài này chỉ định nói về các app đọc báo và trải nghiệm của riêng mình sau 1 thời gian ngắn tải các loại app đọc báo về để ngâm cứu.
Trước hết, để trả lời câu hỏi vì sao mình lại nên tải app đọc báo? Vì mình sẽ có được trải nghiệm tốt hơn và cập nhật hơn so với ngồi gõ gỡ địa chỉ vào trình duyệt, ok?
Áp lực của những tòa soạn muốn tiếp cận bạn đọc qua app đọc báo? Hãy đem đến một món mới, ngon, tiện hơn cho người dùng. Những người dùng di động thông minh có thói quen, sở thích, đòi hỏi rất khác. Chế độ push news đang được thực hiện thế nào? Mỗi ngày có bao nhiêu tin nóng được gửi đến họ? Các tin tức được optimize thế nào để đọc thuận tiện nhất trên di động? Họ lưu lại, chia sẻ với bạn bè, comment thế nào? Họ like thế nào? Nói chúng, yêu cầu là: mới, ngon, nhiều.
Cho đến nay, rất ít tờ báo làm app đọc báo ở Việt Nam, và app thực sự thì cũng còn rất ít. Vì sao? Đơn giản vì đây là một điều mới mẻ, ai cũng đang thử nghiệm, đang vừa làm vừa xem, vừa thử vừa sửa. Nhưng đây là vài nhận xét ban đầu (và rất chủ quan):
1. VnExpress: Mới ra mắt cách nay 6 ngày. Ưu điểm: giao diện dễ nhìn, chưa có quảng cáo. Điểm chưa thích lắm: Hiển thị cơ bản nội dung không khác gì so với nội dung trên web; Không tối ưu hóa tùy thuộc vào nội dung người đọc quan tâm nhất, địa điểm của họ hay thời điểm họ đọc. Tất nhiên là sẽ rất khó. Nhưng tôi 18 tuổi sẽ có mối quan tâm hơi khác so với 30 tuổi, nhỉ? Trông chờ VnExpress với dữ liệu khổng lồ của mình sẽ tối ưu hóa được trải nghiệm cho người dùng, và dịch vụ quảng cáo dựa vào địa điểm, độ tuổi, và mối quan tâm nữa chứ nhỉ? 😆 Theo tin chưa xác minh thì VnExpress có khoảng hơn 120 kỹ thuật viên để giúp cho trải nghiệm đọc báo của người đọc tốt hơn.
2. Thanh Niên: Thanh Niên đã đầu tư mạnh vào app di động. App đọc báo của Thanh Niên có những điểm nổi bật hơn ở chỗ nội dung có optimize phù hợp với màn hình di động, tin nào đọc rồi thì tự động bị che mờ đi (mình thì nghĩ sao không tự động bị chuyển xuống dưới cùng, để tin mới hơn leo lên thay vị trí?), nội dung cũng được biên tập lại ngắn gọn hơn, tít thay đổi…Mỗi ngày cố gắng push vài tin mới nhất (tin mới thật chứ không phải “tin mới giả mạo”. Màu sắc cũng có vẻ trẻ trung (dù đôi khi mình không hiểu tại sao tin này lại có màu ấy, vì xét về mặt ý nghĩa màu thì nó không liên quan lắm :D). Đặc biệt có TNSnap khá thú vị. Đại khái là trang báo được coding đặc biệt, sau đó, mình dí cái điện thoại thông minh của mình vào phần tin bài có logo TNSnap là tự động nó hiển thị lên video đính kèm. Chắc chắn cái này sẽ rất hữu ích với những loại tin lạ, độc, mới. Mình đã thử xem vài tin và thấy hay ho phết. Ngày trước lại còn tưởng trang báo được phủ một lớp sơn đặc biệt gì đấy. He he. Số tiền đầu tư cho các sản phẩm mới này không được các bên liên quan tiết lộ, chỉ biết rằng có 1 công ty đặt tại Singapore thực hiện cho họ. Mình đoán là không hề rẻ. Hãy chờ xem sự tiên phong của Thanh Niên trong cuộc chạy đua thu hút bạn đọc mobile sẽ thu lượm kết quả thế nào. Riêng mình thì mình trân trọng tinh thần tiên phong và sự dũng cảm của họ. Cố lên yeah yeah! 😆
3. Tuổi Trẻ: Cũng có app đọc báo, nỗ lực tìm mãi thì cũng ra trong một đống app nhái trong app store. Tuổi Trẻ cũng cố gắng push tin cho người đọc nhưng hầu hết không phải tin mới mà là các loại tin bài trên báo in, phóng sự dài ngoằng. Rõ là đây không phải sản phẩm mà người dùng di động quan tâm. (Họ không có thời gian và đọc bài dài trên di động thì cũng khó). Nói chung, app này mới chỉ là version hiển thị khác so với web.
4. CNN: Màu sắc đặc trưng rất kích thích, tít ngắn, navigation, và cách trình bày bài viết thuận tiện để theo dõi và giữ người đọc ở lại lâu hơn. Cách đặt tít rất có keyword, không mông lung lung tung leo teo loạn xà ngầu chả biết đâu mà lần.
5. BBC: Hiển thị của BBC App khác với CNN, BBC thích dùng hình ảnh nhiều hơn, và hình ảnh rất đẹp. Ưu thế? Hấp dẫn hơn và cũng thể hiện sự bảo thủ rõ rệt của người Anh.
6. Guardian: Màn hình hiển thị rất clean và clear.
—
Có vài đòi hỏi để các tòa soạn có thể chạy đua lấy bạn đọc mobile: 1. Có tầm nhìn (tất cả rồi sẽ lên di động hết); 2. Biết được cần lấy kỹ thuật ở đâu, mở cửa cho các ý tưởng mới và đột phá (cứ ôm ấp những gì mình có sẵn thì sẽ chỉ tốn tiền mà thôi); 3. Sẵn sàng đầu tư lớn và không mong chờ lợi nhuận ngay lập tức (rất lớn đấy, nghe là run rồi, lại còn như muối bỏ bể trong 5 năm đầu nữa); 4. Có nhân sự (một đội ngũ những người giỏi kỹ thuật, cập nhật xu hướng và biết làm báo kiểu mới); 5. Chấp nhận thất bại, fail and fail fast (đang thử nghiệm mà, ai mà biết thành hay bại, nhưng nếu bại thì phải đứng dậy ngay và chuyển cách làm mới).
Ai sẽ dũng cảm tham gia cuộc đua và ít ra cũng biết mình sẽ ở tốp đầu chứ không bị tụt xuống tốp dặt dẹo phía sau?
Cuộc đua này nếu mạnh sẽ giống như núi tiền đổ vào OTT. Thuyết phục người đọc tải app của mình xuống là một cách có bạn đọc dài hạn, nhưng giữ được bạn đọc ấy không lại còn tùy thuộc vào nội dung đem đến cho bạn đọc nữa. Bạn đọc tải xuống chỉ là bước 1. Nhưng các tòa soạn ở VN giờ còn chưa chuẩn bị cho bước 1 nữa.
Trong thời đại bùng nổ tin tức này, người đọc không đi tìm kiếm thông tin chung chung nữa. Họ sẽ đi tìm những thông tin chuyên biệt, phù hợp với thói quen, sở thích, trường quan tâm của họ. Nhưng dù là thông tin chung chung hay chuyên biệt đi nữa, thì có 1 điều chắc chắn là thông tin phải tìm đến bạn đọc, bằng nhiều cách khác nhau. Thông tin phải xuất sắc, phải hay, chính xác, chứ không phải loại thông tin cóp nhặt từ khắp nơi rồi xào xáo lên thành tin của mình. Nhưng thế chưa đủ. Hệ thống phân phối thông tin đã thay đổi toàn diện. Nếu chỉ đầu tư cho hệ thống phân phối như lối cũ thì sẽ khó thành công một khi thói quen người đọc đang thay đổi căn bản.
Sau đây là một số ví dụ về cách đặt các loại tít khác nhau cho các platform khác trên tạp chí Forbes Mỹ, tạp chí Forbes Việt Nam và trên online Forbes Mỹ. Đây là 3 platform, và còn 1 platform là mobile nữa.
Web: The inside story of snapchat: The World’s Hottest App Or A $3 Billion Disappearing Act? (Bên trong câu chuyện Snapchat: Phần mềm hấp dẫn nhất thế giới hay 3 tỉ đô la biến mất?)
Forbes Mỹ: Now you see them
VN: Phi vụ thế kỷ (bạn đã xem phim Now you see me chưa?)
—
W: Liesel Pritzker Simmons Sued Her Family And Got $500 Million, But She’s No Trust Fund Baby (Liesel Pritzker Simmons kiện gia đình và có 500 triệu đô la Mỹ, nhưng cô không phải là “bình hoa di động” của quỹ tín thác)
US: The anti-Paris Hilton (Người chống lại Paris Hilton)
VN: Cách khác với Paris Hilton
—
W: How Samsung Is Getting Its Mojo In Silicon Valley (Samsung đang xâm nhập thung lũng Silicon như thế nào)
US: The Siren song of Samsung (Lời ca du dương của Samsung)
VN: Lời ca nàng tiên cá
—
Bây giờ nhu cầu của mình là gì?
1 cái app chuyên để nghe tin tức, giống như app nghe nhạc ClassicFM mà mình nghe mỗi ngày (chuyên nhạc). App tin tức mỗi ngày phát nhiều tin, nhưng quan trọng nhất là 2 bản tin, mỗi bản tin 5 phút về những tin tức quan trọng nhất vào buổi sáng và buổi tối (hoặc có thể lưu lại mình nghe lúc nào tùy mình).
Bổ sung: Cũng cần phải nhắc tới vài ứng dụng đọc báo hiện nay khác, không xuất phát từ các tòa soạn, mà từ các công ty phát triển ứng dụng. Trong số đó có Greelane, đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới.