Bạn có thể đang cảm thấy chán ngán những ngày đi làm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều? Hay bạn chán những thói quen mà ngày nào cũng lặp lại, và muốn nhìn thấy những gương mặt, cảnh vật khác với những ngày bình thường? Có thể các chương trình fellowship (khóa đào tạo học bổng ngắn hạn) ở nước ngoài sẽ là mục tiêu bạn hướng đến để làm mới con người mình.
Month: October 2013
Du học thích lắm, đi đi!
Chưa khi nào cơ hội đi du học mở ra trước mắt những người trẻ Việt Nam khao khát học tập như hiện nay, với đủ mọi quốc gia sẵn sàng mở cửa chào đón sinh viên từ khắp mọi nơi, đủ mọi loại hình đào tạo, môn học, lứa tuổi, thành phần. Nếu hi vọng có học bổng, bạn chỉ có đến hạn mức 45 tuổi để quyết định đi học; còn nếu tự đi thì cơ hội là …mãi mãi, miễn là bạn đủ sức khỏe.
“Hãy để họ yên và đừng tỏ ra thương hại họ”
Post lại cái này, không biết viết từ bao giờ, sau khi đọc xong cái này. Hình như cái này viết từ năm 2011, nay vẫn còn thời sự, sau khi chứng kiến những cảnh căng thẳng giữa cha mẹ và con cái vì con gái chưa chịu/lấy được chồng.
Ngày 29-4-2011, hàng tỉ người trên thế giới đã chứng kiến nụ hôn của Hoàng tử William và người bạn gái Kate Middleton trong lễ cưới thế kỷ sau 8 năm hò hẹn. Ở tuổi “chín muồi” là 29, cô gái con nhà thuộc tầng lớp dân thường nhưng giàu có và học thức đã có được người đàn ông của đời mình. Độ tuổi trung bình của các cuộc hôn nhân đang gia tăng gần đây. Theo số liệu của Cơ quan thống kê Canada, trung bình cô dâu ở nước này năm 1979 là 25,3 tuổi, năm 1999 là 30,8 tuổi và năm 2004 là 32,4 tuổi.
Báo lá cải: Sự tò mò sẽ dẫn chúng ta đi đâu?
TT – Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Ireland Oscar Wilde (1854-1900) từng nói: “Công chúng có trí tò mò vô độ, đòi biết về tất cả mọi thứ, nhưng lại không có khả năng biết cái gì đáng để họ phải biết”.
Cuộc trò chuyện cùng tiến sĩ Nguyễn Đức An, một nhà báo ở TP.HCM, hiện là giảng viên cao cấp ngành báo chí tại ĐH Bournemouth (Anh) – một trong những lò đào tạo truyền thông quy mô lớn nhất châu Âu hiện nay.
* Phải chăng sự ra đời và phát triển của báo lá cải là minh chứng cho sự tự do thông tin ở một quốc gia khi mà thông tin trở thành hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xã hội?
– Có và không. Tôi nói có vì tôi chắc rằng báo lá cải sẽ không bao giờ có đất tồn tại trong một xã hội mà mọi luồng thông tin đều bị kiểm soát chặt chẽ. Nó sẽ không thể sinh sôi nếu không có sự thông thoáng và cởi mở trong tư duy quản lý báo chí mà cuộc cải cách kinh tế – chính trị vài chục năm qua đem lại. Bản thân việc “thị trường hóa” báo chí ở ta là một chỉ dấu cho sự thông thoáng đó.
Báo lá cải: Rẻ tiền nhưng đắt hàng
Bị chỉ trích là giật gân, câu khách, rẻ tiền, thiếu thẩm mỹ… báo lá cải phương Tây vẫn “đủ máu” để sống “rất khỏe”. Đó chính là nhờ sự vận động không ngừng, coi Internet là đối tác thay vì đối thủ và đáp ứng thị hiếu của một bộ phận công chúng thích những gì dễ xem, dễ hiểu và hấp dẫn. Continue reading