“Hãy để họ yên và đừng tỏ ra thương hại họ”

Post lại cái này, không biết viết từ bao giờ, sau khi đọc xong cái này. Hình như cái này viết từ năm 2011, nay vẫn còn thời sự, sau khi chứng kiến những cảnh căng thẳng giữa cha mẹ và con cái vì con gái chưa chịu/lấy được chồng.

Ngày 29-4-2011, hàng tỉ người trên thế giới đã chứng kiến nụ hôn của Hoàng tử William và người bạn gái  Kate Middleton trong lễ cưới thế kỷ sau 8 năm hò hẹn. Ở tuổi “chín muồi” là 29, cô gái con nhà thuộc tầng lớp dân thường nhưng giàu có và học thức đã có được người đàn ông của đời mình. Độ tuổi trung bình của các cuộc hôn nhân đang gia tăng gần đây. Theo số liệu của Cơ quan thống kê Canada, trung bình cô dâu ở nước này năm 1979 là 25,3 tuổi, năm 1999 là 30,8 tuổi và năm 2004 là 32,4 tuổi. 

Funny-Cats-Fight-Wallpaper

“Chờ đợi có nghĩa là họ có thể có cơ hội thành công” – Tiến sỹ John Witte, giáo sư luật và thần học ở ĐH Emory, Atlanta nhận định. “Tôi cho rằng trì hoãn đám cưới là một điều tích cực. Mọi người sẽ nghiêm túc hơn, và không cưới vì “phải cưới”, mà họ cho là họ có quyền lựa chọn. Người ta cưới với con mắt mở to”.

So sánh với cha mẹ của William, Công nước Diana và Thái tử Charles chỉ hẹn hò 1 năm, và kết thúc cuộc hôn nhân vì nó “chật chội khi có tới 3 người”. Kate và William đến với nhau không theo cách truyền thống, nhưng ai cũng thừa nhận nó tốt cho tương lai hôn nhân của họ. “Tất cả các nghiên cứu đều chỉ rõ các cuộc hôn nhân trễ đều là của cả chồng và vợ có học thức, có sự độc lập, và như vậy thường tồn tại lâu hơn so với hôn nhân mà vợ chồng đều trẻ, hay thiếu học thức” – Elizabeth Abbott, tác giả của cuốn Lịch sử hôn nhân (A History of Marriage)  nói.  

Riêng GS tâm lý của ĐH Texas Mark Regnerus lại cho rằng, đừng có chờ lâu quá trước khi “cập bến”. Ý của ông khác với đa phần các bậc cha mẹ vốn hay khuyên con cái, rằng chúng còn quá trẻ, chưa sống thực sự, chưa đủ tiền, việc làm chưa ổn định, nên chưa nên “cập bến”.  “Trong xã hội mà trân trọng sự độc lập hơn tất cả mọi thứ, hôn nhân là hang thứ 2” GS Regnerus nói. Hôn nhân trở nên ít giá trị hơn, và cặp vợ chồng lấy nhau trễ cũng gặp khó khăn trong việc có con. Thực tế, ở Mỹ, độ tuổi trung bình kết hôn đầu tiên là 21 cho nữ giới và 23 cho nam vào năm 1970, nay là 26 và 28.

Hôn nhân đã “chết” chưa? Khó có thể kết luận. Người ta vẫn coi hôn nhân là điều vô cùng thiêng liêng, nhưng song song với đó, người ta lại nghi ngờ liệu hôn nhân có hợp với mình không, hay hôn nhân có khiến họ hạnh phúc hơn hiện tại không. Để đánh đổi độc lập tự do hiện tại, hôn nhân phải “tốt”. Nghiên cứu mới cho thấy, phụ nữ kết hôn trễ thì tỉ lệ ly hôn giảm, nghĩa là các cuộc hôn nhân sẽ bền hơn.

Có một thực tế, trong các trường đại học Ireland, người ta đang thấy 1 tương lai thuộc về nữ giới, khi số lượng sinh viên nữ đăng ký học nha sỹ nhiều hơn nam năm 2010. Xu hướng cho thấy thế giới sẽ có nhiều bác sỹ, luật sư, nha sỹ, hay bác sỹ thú y là nữ nhiều hơn trong tương lai, và xu hướng đó đang làm thay đổi bản chất mối quan hệ giữa các giới trong xã hội. Với dịch vụ chọn tinh trùng MicroSort (http://www.microsort.net/ ) cho phép cha mẹ chọn giới tính cho con mình, cho thấy, 75% muốn con mình là nữ. Ở Hàn Quốc, mong muốn có con trai nối dõi đã không còn vào năm 2003, khi chỉ có 15% số phụ nữ được hỏi nói họ phải có con trai.

Trong bài viết của mình, Janice Shaw Crouse, tác giả của cuốn sách sắp xuất bản Marriage Matters (Hôn nhân có tầm quan trọng) nhắc tới chuyện diễn viên Cameron Diaz gần đây đã gọi hôn nhân là “một hiện tượng đang chết”. Cô tuyên bố: Tôi không nghĩ chúng ta nên có mối quan hệ dựa vào  các truyền thống cổ mà không còn phù hợp với xã hội hiện nay”. Một ngôi sao của Hollywood từng có danh sách người yêu là Justin Timberlake và Matt Dillon tuyên bố như vậy!
 

Nhận định của Diaz là quan điểm chống lại hôn nhân mà giai tầng cao về văn hóa đang muốn công chúng thừa nhận, đặc biệt là tôn vinh suy nghĩ  “Hôn nhân là kết thúc cuộc đời của phái nữ” và “Phụ nữ cần gì đàn ông!”  Bộ phim được nhắc tới nhiều gần đây là  Eat, Pray, Love (Ăn, cầu nguyện, yêu) dựa trên cuốn sách bán chạy của New York Times của tác giả Elizabeth Gilbert, viết về một phụ nữ bị “án tù là phải kết hôn”.  Quan điểm của tác giả là nam giới có lợi từ hôn nhân hơn nữ giới. “Phụ nữ thường thấy họ có ít lợi hơn. Phụ nữ cho nhiều hơn, nên họ từ bỏ nhiều hơn. Tôi nghĩ vấn đề khác là khi kết hôn, phụ nữ có nhiều kỳ vọng, ý nghĩ lãng mạn về mối quan hệ. Khoảng 10 năm sau thì phụ nữ nếm đủ thăng trầm của mối quan hệ. Trong cuộc phỏng vấn với CNN, Gilbert dẫn nhiều nghiên cứu để thấy “kinh ngạc là thấy rõ đàn ông có rất nhiều lợi từ hôn nhân. Nam giới đã kết hôn sống tốt hơn người độc thân, lâu hơn, giàu hơn, và hạnh phúc hơn”.

 article-2375230-1AF5BFA2000005DC-121_634x753

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bởi vậy, những phụ nữ trẻ nhận thông điệp là: Nếu lấy chồng, đàn ông hưởng lợi, đàn bà chịu thiệt”.

 Suy nghĩ của Gilbert về hôn nhân là điều thường thấy, vì những ảnh hưởng tiêu cực từ hôn nhân tới sự nghiệp của phụ nữ, làm mẹ vất vả khó khăn, bị lợi dụng sức lực…Nhưng theo các nhà nghiên cứu David Popenoe và Barbara Dafoe Whitehead đăng tải trên trang www.americanthinker.com, những nghiên cứu gần đây cho thấy, cả hai giới đều có lợi từ hôn nhân tương đương, xét về tài chính, tâm lý, xã hội. Cả hai đều sống lâu hơn, hạnh phúc hơn, khỏe hơn, an tâm về tài chính hơn. Đàn ông thì thường khỏe hơn, phụ nữ thì chiếc ví phình to hơn.

 Nhiều phụ nữ trẻ ngày nay nghi ngờ về hôn nhân chính từ những thông điệp tiêu cực từ truyền thông và ngành giải trí. Đó là chưa kể tới rất nhiều trong số đó tin là các cặp đôi chỉ cần tình dục thỏa mãn, họ không cần mảnh giấy chứng tỏ tình yêu. Khác với Diaz hay những nhân vật được xã hội quan tâm khác, hầu hết phụ nữ trẻ đều không kiếm được một núi tiền như họ. Hầu hết đều không suy tính tới khả năng có con ngoài hôn nhân đồng nghĩa nghĩa là cơ hội họ bị đói nghèo là 50-50, nếu có đứa thứ 2 thì khả năng bị đói nghèo tăng lên 60%.

 Những bà cô tạo ra thay đổi

Trong ngôn ngữ Arab, “A’anis” nghĩa là “những bà cô không chồng” – một từ với nhiều hàm ý dùng để gọi những phụ nữ đã đến tuổi cập kê theo truyền thống, nhưng vẫn còn độc thân. Một nhóm các nhà hoạt động xã hội ở Cairo, Ai Cập, đang thực hiện nhiều chiến dịch kêu gọi xã hội xem xét lại cách đánh giá đối với phụ nữ qua cách gọi tiêu cực này.

Youmna Mokhtar là một phóng viên trẻ, cảm thấy bất công khi hang ngày tử “A’anis” được sử dụng như vậy. Cô thành lập nhóm xã hội gọi là “A’anis for change” (Những bà cô tạo ra thay đổi), nhằm giúp mọi người sử dụng từ “A’anis” cho phù hợp.  “Tôi muốn tạo ra diễn đàn giữa các phụ nữ để bàn xem chúng tôi có thể thay đổi cách xã hội nhìn nhận về “a’anis” ra sao”. Nhóm nay cho rằng, việc xã hội đóng đinh cách nhìn tiêu cực, và đối xử tệ với những phụ nữ chưa lập gia đình như vậy là một điều kém văn minh. Cách gọi thường hay đi kèm với sự nghi ngờ và những cái nhìn thương hại, kiểu như “Sao chưa lấy chồng nhỉ? Chắc là phải sao sao đó!”

Mokhtar cho rằng, có nhiều thứ quan trọng hơn cái tên, đó chính là thái độ đi liền với tên gọi đó. Áp lực phải có cặp, có đôi đè nặng lên các thanh niên Ai Cập ngày nay. Áp lực từ gia đình khi không thuyết phục được thì sẽ dẫn tới đe dọa “cha mẹ không sống đời với con được”. Nếu cô gái không chịu kết hôn sau 1,2 năm đại học, thì gia đình sẽ lấy lý do là phụ nữ đẻ con sau 35 tuổi sẽ gặp nhiều trục trặc về sức khỏe. Sau đó, áp lực từ bạn bè, khi ai cũng đã ván đóng thuyền, chỉ còn mình thì chưa. Điều này xuất phát từ niềm tin bám rễ từ lâu trong văn hóa Ai Cập, là kết hôn sớm sẽ có lợi cho phụ nữ. Báo cáo của USAID năm 2006 nhận định như vậy.

Mokhtar cho rằng, đó là vì xã hội Ai Cập tiếp tục có cái nhìn nhận không đúng về phụ nữ, khi xã hội nhìn phụ nữ và coi họ là những người vợ, và có nhiệm vụ đẻ con. Sinh ra là phải lấy chồng, sinh con, dù hôn nhân có hạnh phúc hay không thì cũng “cứ phải lấy chồng”.  Asma Abdel Khalek, phụ nữ 30 tuổi chưa lập gia đình nói: “Người ta đối xử với những phụ nữ đơn thân với sự thương cảm suốt ngày, cầu nguyện họ kiếm được tấm chồng tử tế, nhà cửa đàng hoàng, cũng giống như cách họ đối xử với những người tật nguyền: cũng cầu nguyện và thương hại”.

Mokhtar cho rằng, một thông điệp quan trọng mà nhóm của họ đang hướng tới là hãy để cho những người phụ nữ được lựa chọn cuộc sống cho mình, và đừng tỏ ra thương hại họ.

P.S: Ý là, phụ nữ hãy biến ngày nào của mình cũng là ngày 20.10 hay 8.3. Nhưng cũng cần phải đầu tư thì mới hi vọng có lợi nhuận. Tự dưng vớ vỉn mà mơ ước có anh nhà giàu, học giỏi, đẹp giai tới “vớt” thì cũng hơi khó, nếu có lại cả đời run rẩy ghen tuông sợ anh ấy bỏ mình mà đi. Mệt lắm. Sống thế khổ lắm. Chả ai cấm mơ, nhưng mơ cũng nên có cơ sở. Không good thì làm sao kiếm được anh great.

Comments

One thought on ““Hãy để họ yên và đừng tỏ ra thương hại họ”

Comments are closed.