Jeffrey P. Bezos, ông chủ mới của The Washington Post nói, đại khái, là ông ấy chẳng thể có giải pháp cho mọi vấn đề mà báo chí đang gặp phải (quá nhiều cho 1 con diều, mà quan trọng nhất là “tiền đâu, làm ra tiền bằng cách nào để có thể duy trì nội dung tốt cho tờ báo). Nhưng quan trọng, ông là người sẵn sàng thử nghiệm, đặt câu hỏi và thử nghiệm các giải pháp. Tỉ phú, cũng dễ thử nghiệm hơn người thường. Mục tiêu? Tìm lại thời hoàng kim cho The Post, và tất nhiên, kiếm lợi nhuận.
Month: October 2013
Truyền thông xã hội giúp quản trị xã hội thế nào?
Bài này đăng trên Tuổi Trẻ đã lâu lâu. Nhân dịp viết về truyền thông và báo chí nên post lại.
Đã đến lúc tìm ra những cách mới để người dân thông báo về tình huống khẩn cấp tới nhà chức trách một cách nhanh chóng, và mạng xã hội có thể là câu trả lời cho hiện tại và tương lai. Ở các nước phát triển, các dịch vụ công đều đã có thể thực hiện qua mạng Internet, trong đó có cả những dịch vụ liên quan tới cảnh sát, phòng cháy chữa cháy…
Truyền thông xã hội và báo chí (Phần 3)
Đây là phần 3 và cũng là phần cuối cùng của bài viết Truyền thông xã hội và báo chí. Đọc phần 1 ở đây, phần 2 ở đây.
Một số lời khuyên của Woody Lewis với những người làm báo như sau:
*Khi đăng tải một status nên là 1 link kèm theo chi tiết/nhận định của cá nhân có thể có ích cho người đọc.
*Sử dụng ngôi thứ 3. Người đọc đang theo dõi sự kiện, chứ không phải phóng viên. Hạn chế đưa ra ý kiến bình luận của cá nhân.
*Tôn trọng văn phong báo chí của tòa soạn, đừng quên ngữ pháp, dấu câu, nhớ rõ quy tắc 5W1H. Khi cần có thể có thông tin nền, trích dẫn (phải có nguồn). Nếu đăng tải hình ảnh thì cũng cần chú thích (5W1H); có thể dùng hashtags.
Truyền thông xã hội và báo chí (Phần 2)
Công chúng luôn cần một nền báo chí thực sự có chất lượng, tức mang đến cho họ thông tin chính xác, khách quan, cân bằng, giúp họ có kiến thức, đủ thông tin để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, có lợi cho bản thân mình và xã hội. Mạng xã hội đang đem lại nhiều cơ hội và nhiều thách thức lớn cho những người làm báo. Cơ hội là nó góp phần quảng bá báo chí; thách thức là nó yêu cầu báo chí phải khác biệt / tốt hơn về chất lượng, đồng thời cũng đòi hỏi báo chí phải linh hoạt để sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ truyền tải thông tin của thời đại mới.
Truyền thông xã hội và báo chí (phần 1)
Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí đang tác nghiệp trong thời điểm bùng nổ mạng xã hội. Có 2 luồng ý kiến khi truyền thông xã hội vươn lên tỏ rõ ưu thế hiện nay là: 1. Mạng xã hội sẽ thay thế báo chí nhờ sự nhanh nhạy và đa dạng của thông tin; 2. Báo chí sẽ vẫn tồn tại song song với mạng xã hội nếu vẫn duy trì và phát huy những giá trị cốt lõi của nền báo chí có chất lượng (như chính xác, khách quan, cân bằng, giúp độc giả có kiến thức, đủ thông tin và nhờ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, có lợi cho bản thân mình và xã hội), song song với việc linh hoạt sử dụng mạng xã hội quảng bá, chia sẻ, thu hút sự quan tâm và thảo luận, tham gia từ bạn đọc. Trong bối cảnh các phương tiện để truyền tải thông tin đến công chúng đang nhanh chóng thay đổi, các nhà báo có thể làm gì để có lợi nhiều nhất từ sự xuất hiện của truyền thông xã hội? Bài viết này đưa ra một số gợi ý từ các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực báo chí và truyền thông xã hội, được chọn lựa theo chủ quan của người viết khi tính đến những đặc thù của thị trường Việt Nam.
Gần đây, ngành báo chí thế giới liên tiếp có những thông tin đáng chú ý về những thay đổi và xu hướng lớn. Ví dụ Newsweek, tờ tạp chí Mỹ uy tín có 80 năm lịch sử, đã ngưng phát hành bản in mà chuyển hoàn toàn sang online (vừa dưới mô hình web vừa là e-magazine thuê bao) sau bản in cuối cùng ngày 31.12.2012.
Ấn bản cuối cùng của tạp chí in Newsweek ngày 31.12.2012.