Bộ phim thứ 18 của đạo diễn Kim đoạt giải Sư tử vàng tại Cannes 2012 có thể khiến bạn không ăn được.
Vì nó có cảnh ăn thịt người.
Nó cũng có thể khiến bạn không ngủ được vì những ánh mắt nhìn lạnh lẽo của kẻ sát nhân.
Nó cũng có thể khiến bạn rối bời tâm trí, vì nó là một mớ bòng bong mà phải tận đến kết phim mới lộ ra bản chất câu chuyện. Dù chuyện cũng không có gì quá phức tạp. Đạo diễn Kim kể rằng, bức tượng Maria ôm chúa Jesus ở Vatican đã gợi cho ông cảm hứng về một câu chuyện đi đến tận cùng của sự tàn ác, của lòng thương. Tất cả đều được đẩy đến cực đoan trong Peita.
Peita – có nghĩa là Mercy – lòng thương. Lòng thương dành cho kẻ cực kỳ độc ác, nên hay không? Thương, hay bắt hắn đền tội? Mà đến tội không phải là đâm dao vào hắn, đưa hắn ra toà. Mà để cho hắn tự sám hối, lương tâm cắn rứt, đau khổ dằn vặt. Để rồi tự chết. Khi cảm nhận được tận cùng của lòng thương. Khát khao được yêu thương. Bộ phim không dành cho những người yếu tim, vì đến 2/3 cảnh trong phim đều có thể khiến ta nghẹt thở.
Vì nó độc ác, căng thẳng, tàn nhẫn, bỉ ổi, đáng thương, đáng trách…
Nếu xem ở rạp, bạn sẽ nhắm mắt tới 2/3 phim. Nếu xem ở nhà, bạn sẽ vặn nhỏ tiếng, ngồi trên ghế mà như ngồi trên lửa, xoay qua xoay lại.
Bộ phim rất ít lời thoại, như đa phần phim của Kim – một đạo diễn độc đáo mà tài năng đã được thừa nhận của Hàn Quốc. Chỉ có các khuôn hình nói, chỉ có ánh mắt, hành động nói. Tự xem, rồi tự bạn sẽ nghĩ ra trong đầu lời thoại cho nhân vật. Kim nói, đấy là tiếng nói lên án một xã hội chỉ biết đến tiền – nguồn gốc của tình yêu, tình thương, lòng tự trọng, sự căm hờn, nỗi tức giận…Money is the roots of all evils.
Nhưng kết phim, bạn sẽ thấy trân trọng những con người tử tế quanh bạn. Kể cả họ có không tử tế với bạn, bạn cũng sẽ tử tế với họ.
Lòng thương.