Made – in – Vietnam

Lần đầu tiên tôi sang châu Âu cách đây khoảng 7 năm, lần đầutiên tôi thấy trong 1 cửa hàng có một cái quần, có mác ghi là “Made in Vietnam”. Tôi rất lấy làm sung sướng (và tự hào nữa), nghĩ “à, hàng hóa của Việt Nam đã sang được tận trời Âu.”

Tôi cũng không cảm thấy thất vọng hay buồn bã khi một thời gian sau đó, tôi được biết rằng đó chỉ là hàng gia công làm thuê của người Việt– khâu ít chất xám và rẻ nhất trong 1 quy trình sản xuất sản phẩm. The world is made in China, India, Vietnam…Vì sao? Vì khi các công ty kinh doanh, họ luôn tìm kiếm lợi nhuận, nơi nào rẻ hơn họ sẽ tìm đến. Nơi nào mà họ trả  chi phí nhân công rẻ nhất, không phải chịu nhiều các quy tắc về môitrường và bao nhiêu hàng rào pháp lý (được chính phủ các nước dựng lên để bảovệ môi trường và người lao động nước đó), thì họ sẽ tìm đến. Trong sự  kiện PepsiCo công bố  sẽ đầu tư 250 triệu USD vào VN, tờ tin điện tử tài chính TheStreet nhận định, ngoài việc bị hấp dẫn bởi thị trường Việt Nam, PepsiCo cũng đang phải giải quyết các thách thức không nhỏ đến từ việc người lao độngTrung Quốc không còn chấp nhận giá nhân công rẻ mạt nữa.

Cái “Made in Vietnam”đó cho thấy mình phải biết mình hơn nữa . Hàng hóa “sản xuất ở Việt Nam” cũng có nghĩa là nó “Gia công ở Việt Nam” mà thôi.  Biết mình ở đâu để không tự hào quá lố.

Báo chí đang nói rất nhiều đến chuyện Giáo sư Ngô Bảo Châuvà giải thưởng Fields. 22 tuổi lấy vợ và có 3 con, trở thành giáo sư khi chưatới 40 tuổi là điều vĩ đại của một người đàn ông. Tôi thành thật chúc mừng thànhtựu của ông. Nhưng có lẽ khác với rất nhiều người, tôi không cảm thấy có điềugì để tôi “tự hào” trong thành tích đó. Tôi xin phép không tự hào, và cũng không dám nhận phần tặng mà ông trao như ông nói với 1 tờ báo. Không có niềm tự hào và phần tặng đó, tôi vẫn sống, lao động, học tập và khát khao chinh phục những chân trời mới.

Báo chí Pháp khi nhắc đến giải thưởng này đều gọi ông là”người Pháp trẻ tuổi”. Báo chí thế giới khi giới thiệu ông đoạt giải thưởng Fields thì viết: Ngô Bảo Châu of Université Paris-Sud in Orsay, France .

Tổng thống Pháp Sarkozy thì chúc mừng 2 nhà toán học Pháp , và khẳng định thànhtích của ông chứng tỏ sự vượt trội của giáo dục Pháp và ngành toán học Pháp. Trêntrang web của Hội nghị toán học thế giới, phần giới thiệu ghi rõ sau cấp 2, ông rời Việt Nam tới Pháp và học tại Université Paris 6, Ecole Normale Supérieure de Paris.

Nhà báo Ngọc Trân trong 1 bức thư gửi bạn bè đã viết:

“Một số người Việt Nam tự hào về Ngô Bảo Châu và người Phápcũng vậy: Theo bài báo của Le Monde (rất uy tín của Pháp) có tít: “Hai nhàtoán học Pháp được huy chương Fields”, thì Ngô Bảo Châu đã xin vào quốc tịch Pháp năm 2010 (theo một số báo VN, ông Châu vẫn mang quốc tịch VN). Và ông Châu là nhà toán học Pháp gốc Việt Nam.

Ngoài hai nhà toán học Pháp nói trên đoạt huy chương Fields, còn có hai ngườikhác đoạt huy chương này. Một người là người Do Thái, một người là Nga-ThụyĐiển. Không hiểu sao báo Le Monde không nói ông Châu là Việt Nam- Pháp nhỉ?

Cái quan trọng nhất của truyền thông là đưa đầy đủ thông tin, không khiến người đọc hiểu sai bản chất của tin tức. Và quan trọng hơn cả, là không nên vội vã dán nhãn cho 1 sự kiện nào đó là niềm tự hào, sự đau đớn(hay gì gì đi nữa) của toàn thể 1 nhóm người, 1 cộng đồng, hay 1 dân tộc. Lấy gì làm bằng chứng? Cầnphải tiết chế những gì cái to tát, hô phong hoán vũ như thời Thủy hử như vậy. 3 nhà toán học đoạt giải còn lại đều được đưa tin tức rất khiêm tốn ở trang mạngcủa nước họ , và cả trên Đại học Chicago, nơi Giáo sư  Châu sẽ về giảng dạy .

Nếu nói điều gì đó khiến tôi khâm phục nhất ở  Giáo sư  Châu thì chính là việc ông vẫn khiến người ta viết đúng tên của ông là “Ngô BảoChâu”, với đầy đủ dấu má của tiếng Việt, dù ông đã sống xa quê hương 20 năm. Điều này vô cùng khó khăn khi cách viết tên họ của người Việt rất khác so với người nước ngoài.

Tôi xin phép đứng tránh sang 1 bên, chúc mừng Giáo sư  Châu bằng 1 tràng vỗ tay dài và nụ cười rạng rỡ.