Phần 3: Sự lựa chọn chết người ở trung tâm y khoa Memorial

Chi tiết đầy đủ về việc làm và những lý do hành động của bà Pou có thể không bao giờ được biết. Nhưng bà lập luận: cần thiết phải quan tâm nhiều hơn tới việc các nhân viên y tế được miễn trừ truy tố khi tác nghiệp với niềm tin tốt đẹp, trong những thảm kịch, và cần can thiệp cứu người, bao gồm di tản bệnh nhân, không nhất thiết phải cứu người bị nặng nhất trước tiên.

Bác sĩ Anna Pou năm 2006. Hình chụp hai ngày sau khi bà bị bắt với các cáo buộc liên quan tới cái chết của bốn bệnh nhân - Ảnh: NYT

Tại một hội nghị quốc gia dành cho các nhà lập kế hoạch khi bệnh viện phải đối phó với thảm họa, bà Pou đưa ra câu hỏi: “Một nhân viên y tế nên dành thời gian bao lâu để chăm sóc những bệnh nhân có thể không còn sống lâu được nữa?”. Câu chuyện ở Trung tâm Y khoa Memorial đặt ra những câu hỏi khác nữa: những bệnh nhân nào nên chia sẻ nguồn tài nguyên có hạn của bệnh viện và ai quyết định điều đó? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với sứ mệnh làm điều tốt nhất cho nhiều người nhất và có biện minh cho mọi cách làm hay không?

Đâu là ranh giới giữa chăm sóc, an ủi bệnh nhân với cái chết nhân ái? Các bác sĩ hay y tá sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào cho hành động của mình trong trường hợp tuyệt vọng nhất, đặc biệt là khi chính quyền không trợ giúp được nhu cầu tối thiểu của họ?

(Còn tíêp)

Lời khuyên đáng suy ngẫm

Sức khỏe:

1.       Uống thật nhiều nước.

2.      Ăn sáng như vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như người ăn xin

3.       Ăn nhiều thực phẩm tươi, hơn là ăn những thứ sản xuất trong nhà máy.

4.       Sống với 3 E’s — Energy, Enthusiasm và Empathy (Năng lượng, nhiệt huyết, và thấu cảm)

5.       Dành thời gian cầu nguyện.

6.       Chơi thêm các trò chơi

7.       Đọc nhiều sách hơn .

8.       Ngồi yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày

9.       Ngủ 7 tiếng.

10.     Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Khi đi, mỉm cười
Tính cách:

11.    Đừng so sánh cuộc đời mình với đời người khác. Bạn không biết là cuộc đời họ đã phải trải qua những gì.

12.    Đừng có những ý nghĩ tiêu cực và những đồ vật mà bạn không thể kiểm sóat. Thay vì đó, hay đầu tư năng lượng mình cho hiện tại tích cực.

13.    Đừng làm quá mức.  Biết giới hạn của mình.

14.    Đừng quá nghiêm túc với bản thân. Không ai làm vậy đâu.

15.    Đừng tốn năng lượng quý giá cho những chuyện ngồi lê đôi mách.

16.    Mơ nhiều hơn khi tỉnh giấc

17.    Ghen tị khiến mất thời gian. Bạn đã có mọi thứ mình cần rồi.

18.    Quên những chuyện của quá khứ đi. Đừng nhắc cho bạn mình nhớ lại sai lầm quá khứ của họ. Điều này sẽ phá hủy mất đi hạnh phúc hiện tại.

19.    Cuộc đời quá ngắn ngủi để mất thời gian ghét ai khác. Đừng ghét người khác.

20.    Hãy làm bạn với quá khứ, để nó không làm hại hiện tại của bạn.

21.    Không ai chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bạn, ngoại trừ bạn

22.    Nhận ra là cuộc đời chính là ngôi trường, và bạn có mặt để học. Các vấn đề gặp phải chỉ là 1 phần của chương trình học, và nó sẽ trôi quua, nhưng các bài học sẽ tồn tại suốt đời.

23.    Cười nhiều hơn.

24.    Bạn không phải cần thắng mọi cuộc tranh luận. Đồng ý là có sự bất đồng…

(Còn nữa)

(Sưu tầm)

Đi bộ

Tôi đang cố gắng đi bộ từ công sở về nhà, mỗi tuần ít nhất một lần. Thật may mắn, quãng đường không quá xa khíên tôi quá mỏi mệt sau giờ tan tầm, nhưng cũng không quá ngắn để tôi cảm thấy buồn tẻ.

Vì sao tôi đi bộ? Vì tôi chợt nhận ra, sau hơn 2 năm sống ở thành phố này, tôi đã thật thờ ơ với nó. Bụi bặm, lô cốt, những dòng người bất tận, tiếng còi ầm ầm từng phút giây, những mặt người không rõ lẩn khuất sau những khẩu trang đôi khi khiến tôi cảm thấy muốn xa lánh thành phố. Không ít lần tôi ước ao mình được sống ở những thành phố thật yên tĩnh, thật sạch sẽ. Ở đó có thật nhiều cây xanh, thật nhiều hoa, mọi người không phải che kín mặt mũi, đeo găng tay và đi tất khi ra đường, cho dù trời nắng.

Nhưng rồi tôi nghĩ lại: Tôi đang sống nhờ thành phố này, cũng như rất nhiều người khác. Chúng tôi đều mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn nên mới rời khỏi quê hương. Rồi cũng như nhiều người khác, tôi mải miết sống, mải miết làm việc, mải miết với những cơ hội. Rồi tôi cũng chê nó buồn tẻ, không có chỗ chơi, không hấp dẫn, không thú vị, nhưng vẫn sống cùng nó. Tôi tự hỏi, tôi đã làm gì cho nó, mà lại chê nó? Biết đâu cái xe mà tôi mang từ tỉnh khác về thành phố cũng là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm, ồn ào? Thành phố vốn dĩ rất xinh đẹp, từng được gọi là “hòn ngọc Viễn Đông” cơ mà? (Quả là một dĩ vãng ngọt ngào làm sao).

Tôi quyết định đi bộ. Tôi nghĩ bằng cách đó, tôi sẽ học cách yêu thành phố của mình. (Phải, thành phố của tôi đấy.)

Hôm đầu tiên đi bộ là một ngày tuyệt vời. Tôi bỗng nhiên phát hiện, trên quãng đường hơn 1km về đến nhà là một cuộc sống sôi động mà tôi đã không hề biết khi cứ cắm đầu trên chiếc xe máy, che mặt, đeo kính và đội mũ bảo hiểm. Cô bán hủ tíu, anh mỳ gõ, chị bán xăng, bác bơm xe, chú chạy honda ôm. Rồi các cửa hàng tạp hóa. Thật nhiều cuộc đời trên đường phố. Ở châu Âu, tôi sẽ chỉ thấy một con phố dài, có cây, nhưng không có cuộc sống con người. Vì vậy, ai đó nói rằng đường phố Sài Gòn thật ồn ào, bừa bãi. Cũng đúng. Nhưng đó là cuộc sống của rất nhiều người trên đó. Họ cũng như tôi, mưu cầu hạnh phúc. Tôi sẽ nói đó là một nét độc đáo và là nét đẹp của Sài Gòn. Tôi muốn họ vẫn được buôn bán ở đó, chỉ cần cuộc sống của họ không ảnh hưởng tới sự đi lại của người khác và vệ sinh xung quanh.

Tôi đã phát hiện ra có những góc phố rất đáng yêu, nhỏ nhắn và xinh xắn mà trước đây, tôi đã không thèm để ý. Tôi quen mặt mọi người. Họ mỉm cười với tôi và tôi hỏi thăm họ mỗi khi đi qua.

Mỗi lần đi bộ về nhà, tôi cảm nhận rõ ràng mình thêm yêu thành phố này hơn, gắn bó với nó nhiều hơn, và cảm giác thân thuộc hơn. Tôi như thấy mình yêu thành phố bằng tất cả các giác quan của mình. Nó bụi bặm, ồn ào, nhưng cũng đầy màu sắc và mùi vị.

Tôi không thích đi xe nữa. Tôi không thích cảm giác lướt thật nhanh, và vội vã. Tôi sợ mình sẽ bỏ quên những nét đáng yêu của nơi mình sinh sống.

Tôi đã nhận ra rằng, nếu tôi muốn yêu thành phố, tôi sẽ yêu được. Mai sẽ là ngày đi bộ về nhà của tôi.