10 bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất của mọi thời đại

Nhân Ngày Trái đất thế giới (22-4) lần thứ 40, những bức hình thiên nhiên tuyệt đẹp chụp từ 60 năm qua đã được đưa ra bán đấu giá ở nhà bán đấu giá Christie’s. Trong số đó, có cả bức hình Earthrise chụp từ con tàu vũ trụ Apollo và bức chân dung nhà họat động vì môi trường Jane Goodall được một chú tinh tinh chào đón. Liên đoàn quốc tế các nhiếp ảnh gia về bảo tồn thiên nhiên (ILCP) đã lựa chọn những bức hình này.

Những bức hình giúp người xem hiểu hơn về vẻ đẹp và sự mong manh của môi trường thiên nhiên. Số tiền thu được sẽ gửi tới các nhóm môi trường.

Hơn 100 tay máy và biên tập ảnh có liên quan tới ILCP đã được mời đưa ra đề xuất các bức ảnh mà theo họ là “tuyệt nhất”. Họ không được phép tự đề cử ảnh của mình, và được khuyến khích xem xét các yếu tố như tính thẩm mỹ, độc đáo, lịch sử, quan trọng về mặt khoa học, tham gia vào nỗ lực bảo tồn khi lựa chọn các tác phẩm ảnh.

Những người quan tâm có thể đấu giá cho bức hình tại www.ABidtoSavetheEarth.org từ nay tới ngày 6-5.

Mời bạn đọc xem 10 bức hình trong bộ sưu tập 40 bức hình đẹp nhất được chọn:

Khiêu vũ của gấu bắc cực

Nhiếp ảnh gia Thomas D. Mangelsen giải thích: “Mũi Churchill là nơi tập trung đông gấu bắc cực nhất trên trái đất. Những chú gấu đến đây chờ nhiệt độ hạ xuống và băng đông cứng lại. Khi bão mùa đông đến, khung cảnh tráng xóa, hai chú gấu này đang thử sức mạnh của nhau xem ai khỏe hơn. Hành động này giúp chúng tăng cường sức khỏe, và thiết lập thứ bậc. Nhưng người xem thì nghĩ chúng đang rất thích thú với họat động này. Những động thái giống như con người khi khiêu vũ, là bức hình mà tôi chụp ưa thích nhất.”

Nhiếp ảnh gia Frans Lanting nói: “Khi tôi ở đồng bằng Okavango, Botswana, tôi làm việc vào ban đêm, dậy vào lúc mặt trời lặn để theo chân các loài thú qua bóng đêm. Voi di chuyển quanh tôi, thấy bóng của chúng in dưới mặt nước vào một đêm trăng tháng 10. Một cảnh của châu Phi thời tiền sử.

Tay máy từng đọat giải Pulitzer về ảnh thiên nhiên Jack Dykinga chụp bức này sau khi thử 6 lần khác nhau, các mùa khác nhau nhưng không hài lòng. Nỗ lực cuối cùng đã thành công khi anh lái xe về phía  nam từ thành phố Salt Lake và đến gần Paria Canyon khoảng nửa đêm. Dykinga đến nơi muốn chụp lúc hoàng hôn.

Những chú rùa lúc hoàng hôn trên quần đảo Galapagos được chụp năm 1984. Dưới góc độ địa lý, quần đảo rất trẻ, nhưng lúc nào cũng tỏ ra cổ kính. Các loài động vật lớn nhất là cư dân bản địa nơi đây là loài rùa khổng lồ. Chúng có thể sống hơn 1 thế kỷ. Bức hình được chụp khi lũ rùa đang nghỉ ngơi ở một cái hồ trong sương. Ảnh: Frans Lanting

Một chú cá mập bị rơi vào lưới ở vịnh California của Mexico. Hàng năm, có khoảng 100 triệu con cá mập bị giết vì cái vây của chúng. Ảnh: Brian Skerry

Mây và núi. Nhiếp ảnh gia Galen Rowell (1940-2002) là bậc kỳ tài trong việc kêt kết hợp chất lượng ánh sáng thiên nhiên và bố cục. Bức ảnh rất hùng vĩ vào một buổi tối ở khu vực Buttermilk Eastern Sierra Nevada, California.

Bức hình in bóng trong nước lạnh. Một chú gấu đi chìm trong nước. Đây là “chiêu” mà chú gây ngạc nhiên cho con mồi. Ảnh: Paul Nicklen

Sư tử biển chơi trên ở đáy biển đảo Little Hopkins, miền nam úc. Chúng tỏ ra thư giãn và thích thú. Tác giả David Doubilet kể khi đang chụp thì tự nhiên trưởng nhóm sư tử biển đứng thẳng lên, nhìn quay và bơi đi ngay lập tức lên gần bãi biển. Cả đoàn theo sau. Biển vẫn lặng yên và David có cảm giác mình cũng nên đi theo chúng. Khi David leo lên thuyền được thì một con cá mập trắng khổng lồ xuất hiện. Sư tử biển Úc là một trong những động vật chân vây hiếm nhất và đang gặp nguy hiểm nhất thế giới.”

Frans Lanting giải thích về bức hình của mình: Khi đang làm việc ở đồng bằng Okavango ở Botswana, tôi chụp những bông huệ nước bao phủ mặt hồ và che bóng cho các loài động vật khác. Nhưng tôi muốn tìm điều gì đó khác nữa. Bức hình này chụp trong bối cảnh rất yên ả, cá sấu cung quanh ở một đầm lầy. Khi người trợ lý đang đứng canh trên tàu, tôi lặn xuống đáy và mang theo camera chuyên dụng. Mỗi lần lặn, tôi lại nín thở. Phải cố gắng nhiều lần mới có được bức hình này. Từ dưới đáy đầm lầy, câu chuyện huệ nước cho thấy cuộc sống không hề có giới hạn. Nước không sâu, nhưng nhìn những bông huệ như vươn tới chạm trời xanh.

Màn sương mai ở khúc quanh Rock Island, sông Franklin, tây nam Tasmania, Úc. Bức hình này lần đầu tiên xuất bản trên tờ báo “The Australian Newspaper” trước chiến dịch tranh cử của Úc năm 1983 với khẩu hiệu “Bạn có muốn bầu cho đảng có thể phá con sông này không?”. Ngày 1-7-1983, tòa án tối cao Úc tuyên bố con đập The Gordon là bất hợp pháp. Con sông vẫn được chảy tự do. Tác giả: Peter Dombrovskis/Liz Dombrovskis

(Ảnh và lời: The Telegraph)

Comments