Diversity xứng đáng giành chiến thắng

Nhóm nhảy đường phố Diversity – Sự đa dạng – đã chíên thắng một cách xứng đáng trước Susan Boyle trong chung kết BGT. Susan Boyle nhát quá, khổ.

Qua đây bài học lớn nhất là: Đừng có quan trọng hóa vấn đề. Một cuộc thi không làm cho bạn bỗng dưng trở thành tài giỏi. Con người bạn, kiến thức của bạn, trí tuệ của bạn thì mới là điều quan trọng. Những gì mà người ta đánh giá về bạn, cũng quan trọng, nhưng không đủ quan trọng để bạn phải căng thẳng như vậy.

Mình sẽ thích hơn nếu Susan Boyle, hát bài hát mới, nhảy nữa thì càng tốt, và có sự thoải mái hơn. Bây giờ lại còn nhập viện vì căng thẳng quá nữa mới khổ. Đúng là sự nổi tiếng cũng như sao quả tạ, chiếu bụp phát xuống cô í.

Tài năng của Diversity là các phần biểu diễn ở các vòng khác nhau. Họ là tập hợp kết nối chặt chẽ của ba cặp anh em trai và 4 người bạn, từ 12-25 tuổi, người thì cao nghều, người thì thấp tủn, mỗi người mỗi nghề mỗi nghiệp, nền tảng gia đình khác nhau,  nhưng có một điểm chung duy nhất là tình yêu với các vũ điệu. Một bài biểu diễn trong vòng chung kết được đánh giá là “hoàn hảo”.

Ok, tôi cũng phải thú nhận là tôi trợn trừng mắt nhìn lên màn hình khi chứng kiến màn biểu diễn của họ. Vhỉ qua 2 phút, người ta thấy nhóm của họ là hiện thân của kỹ thuật hình thể, và như giám khảo nhận xét, là “đỉnh điểm của sự sáng tạo, trí tưởng tượng, và tính giải trí.” Có lời khen nào hay hơn dành cho  người làm trong lĩnh vực giải trí hay không?

Nhóm nhảy này, ngoài kỹ năng làm việc theo nhóm, có trưởng nhóm khá xịn. Đó là biên đạo  múa của nhóm là Ashley Banjo, năm nay mới 20 tuổi, vẫn có thời gian để theo học thạc sỹ vật lý và sinh học. Điều này, anh cho rằng, cũng quan trọng không kém như danh tiếng vừa tìm được khi anh và nhóm sẽ tiếp xúc với “những gì thuộc về hoàng gia” ( ý nói về Chương trình biểu diễn tạp kỹ hoàng gia vào cuối năm nay, trước Nữ hoàng Anh). “Dĩ nhiên khi ở tuổi 50 thì làm sao xoay người bằng đầu như bây giờ, nên nếu tôi là một nhà khoa học có khả năng, tôi vẫn có thể sống tốt,” anh nói.

“We are just normal guys” – chúng tôi chỉ là những người bình thường – Ashley Banjo nói. BGT đã thành công khi tìm kíêm được tài năng từ những người bình thường. Nhưng có lẽ, thành công nhất là kênh truyền hình ITV, với 19,2 triệu người xem, có nghĩa là 72% số người xem TV ở Anh đã theo dõi trực tiếp chương trình.  Con số tương tự chỉ có ở vòng tứ kết World Cup 2006 giữa Anh và Bồ Đào Nha (19,7 triệu) trên kênh BBC1 năm 2006.

Một yếu tố quan trọng khác, ngoài tài năng của những người bình thường được BGT khai thác tối đa, là cảm xúc và phản ứng của khán giả. Cái nhíu mày bĩu môi của khán giả trước Susan Boyle khi cô xuất hiện trên sân khấu lần đầu tiên, ít ra, cũng thể hiện đúng cảm giác của họ lúc đó. Những màn vỗ tay khích lệ không dứt của khán giả dành cho những người biểu diễn. Đó là văn hóa khích lệ và khen ngợi khi người khác làm tốt một điều gì đó.

Cách biểu lộ cảm xúc ca ngợi, phản đối, rất tự nhiên, chứ không phải lên gân lên cốt, là con đường ngắn nhất dẫn tới tạo nên cảm xúc của người khác và thành công của chương trình truyền hình dạng GBT.

Comments