Datla Latma

This man tells wisdom. Just read it, and love it.

1. Take into account that great love and great achievements involve great risk.
2. When you lose, don’t lose the lesson.
3. Follow the three Rs:
Respect for self
Respect for others

Responsibility for all our actions.
4. Remember that not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck.
5. Learn the rules so you know how to break them properly.

6. Don’t let a little dispute injure a great relationship.
7. When you realize you’ve made a mistake, take immediate steps to correct it.
8. Spend some time alone every day.
9. Open arms to change, but don’t let go of your values.
10. Remember that silence is sometimes the best answer.
11. Live a good, honourable life. Then when you get older and think back you’ll be able to enjoy it a second time.
12. A loving atmosphere in your home is the foundation for your life.
13. In disagreements with loved ones, deal only with the current situation. Don’t bring up the past.

14. Share your knowledge. It’s a way to achieve immortality.

15. Be gentle with the Earth.
16. Once a year, go someplace you’ve never been before.
17. Remember that the best relationship is one in which your love for each other exceeds your need for each other.
18. Judge your success by what you had to give up in order to get it.
19. Approach love and cooking with reckless abandon.

free hit counter


web counter

Làm bằng tay

/* Style Definitions */

table.MsoNormalTable

{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;

mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
–> Một buổi tối, hai chị em ăn tối rồi ngồi uống trà, ăn kẹo fudge. Fudge là một loại kẹo mềm của Anh, ăn khi uống trà rất hợp. Mình nhìn vào hộp kẹo và thấy chữ ‘hand-made’, tức là làm bằng tay.
Ở xứ này, những thứ gì mà bên ngoài ghi chữ làm bằng tay thì thường đắt hơn những đồ làm bằng máy hay sản xuất hàng loạt bình thường khác.
Ở các nước đang phát triển, việc người ta chế biến đồ đạc bằng tay, chứ không phải bằng máy bị coi là sự lạc hậu và kém phát triển thì ở các nước phát triển, những đồ làm bằng tay được coi là biểu tượng của sự giàu có và sang trọng, vì giá trị của nó luôn đắt hơn những
gì làm bằng máy. Nói thế không có nghĩa là cái kẹo mà hai chị em tôi ăn thể hiện chúng tôi giàu và sang trọng đâu nhé. Ặc ặc.

Em nói rằng, ở những nước giàu có, khi trình độ sản xuất đã rất phát triển, người ta sản xuất hàng loạt và thừa mứa hàng hóa để cung cấp cho người tiêu dùng. Họ bắt đầu nghĩ đến việc bảo vệ những người sản xuất địa phương, bảo vệ các ngành hàng truyền thống để giữ gìn những tính chất độc đáo của từng vùng miền. Nói là làm bằng tay nhưng những đồ đạc hay thực phẩm đấy đều đạt tiêu chuẩn và thẩm mỹ cao nên đắt hơn đồ làm bằng máy vì tốn nhiều giờ lao động.
Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, còn nghèo thì làm bằng tay đôi khi không được coi trọng và hay bị trả giá rẻ mạt.
Giá mà người dân ở các nước đang phát triển hiểu được niềm hạnh phúc của họ khi họ được sử dụng hay tiêu thụ một thứ gì đó làm bằng tay với giá rất rẻ.
Riêng mình, những đồ làm bằng tay mang dấu ấn từng các nhân luôn tạo cảm giác đặc biệt. Vì nó riêng và không lặp lại.
Hiện nay, các nước phát triển quay lại với những đồ làm bằng tay, ăn đồ nuôi trồng không sử dụng các chất bảo quản hay phụ gia (organic). Người dân ở đây cũng sẵn sàng trả khoản tiền cao hơn rất nhiều để ăn những đồ được chế biến không làm hại tới môi trường hay động vật và trở thành những người tiêu dùng có đạo đức bằng việc mua các đồ đạc có dán chữ ‘fair trade’ – thương mại bình đẳng.

Điều này có nghĩa là đồ đạc đó được làm với lời đảm bảo rằng những nhân công mà họ thuê làm ở các nước đang phát triển được trả một khoản thù lao xứng đáng và được quan tâm hợp lý.
Trong khi đó, các nước đang phát triển phải vật lộn với từng miếng cơm, manh áo hàng ngày thì chuyện lo xem là đồ đạc có hợp với tiêu chuẩn đạo đức không thật là phù phiếm. Thậm chí, đôi khi người dân cũng coi nhẹ việc xem đồ ăn sạch hay không, có những chất phụ gia
gì, có lượng muối bao nhiêu, lượng đường bao nhiêu, có phù hợp với sức khỏe của họ hay không nếu họ bị dị ứng với một loại chất nào đấy. Đơn giản vì không phải ai cũng hiểu đúng chuyện này và cho rằng nó quan trọng.
Trên bao bì của các sản phẩm ở các nước phát triển, thường thường
sẽ có dòng chữ ‘Chúng tôi đảm bảo sự hài lòng hoàn toàn của quý khách hàng. Vì vậy, nếu vì bất kỳ lý do nào đó khiến khách hàng không hài lòng, xin hãy đem sản phẩm trả lại nơi mua. Chúng tôi sẽ trả lại tiền cho quý vị mà không thắc mắc bất kỳ điều gì.’ Thế mới biết một khoảng cách quá xa vời.
P.S: Đang đói nên viết cái entry về ăn. Híc. Ối giời ôi đói quá.

Viết ngày 09.09.2007 01:16

free hit counter


web counter

Web web web

Just finished reading a wonderful book about online journalism. “Web Journalism – Pratice and Promise of a New Medium”. Love it!!!! Wanted to buy it. Wanted to own it. But then it is expensive for me at the moment.
Thinking of jotting down some good websites about online journalism, so that I won’t forget.

1/ Online journalism review (www.ojr.org): A must visit regularly spot for those interested in journalism on the web.

2/ Poynter Institute (www.poynter.org): exellent website for everything related to journalism.

3/ W3 Consortium (www.w3.org): it is a forum for information, commerce, communication and collective understanding.

4/ Jakob Neilson (www.useit.com): Neilson is a guru of web writing and usability. Who else do you need to read about?

5/ CyberJournalist.net (www.cyberjournalist.net): It is a service of the Media Center at the American Press Institute.

6/ Editor and Publisher (www.editorandpublisher.com): It deals with technology printing and web publishing to the ethics of newsgathering.

7/ News Directions for News (www.newsdirectionsfornews.com): The name sounds cool, huh? It is based in Minneapolish in assocaition with the University of Minnesota.

8/ Online News Association (www.journalists.org):

9/ J.D.Lasica’s Online Journalism site (www.well.com/user/jd/webjournalism.html): Lasica is one of the leading thinkers and writers about online journalism.

10/EPN World Reporter (www.epnworld-reporter.com): Online magazine for journalists, editors and photographers.

11/ Consumer webwatch (www.consumerwebwatch.org): Focusese on online credibility.

12/ Contentious.com (www.contentious.com): Simply a useful and up-to-date material for the web writer.

13/ American Copy Editors Society (www.copydesk.org): It is a professional organization of copy editors in America.

14/ The Slot (www.theslot.com): It has numbers of enjoyable and useful sections, including an explantion of what a “slot” is.

15/ Souleyes (www.souleyes.com): Photos on the web!!!

16/ Musarium (www.journale.com): partnership with MSNBC.

18/ News website photo galleries (www.nytimes.com/pages/multimedia/index.html) and (www.washingtonpost.com/wp-dyn/photo)

19/ Society for News Deign (www.snd.org)

20/ Cartoons (www.slate.com) or (www.ucomics.com) or (sfgate.com)

21/ National Association of Broadcasters (www.nab.org)

22/ Radio and Television News Directors Association (www.rtnda.org)

23/ National Public Radio (www.npr.org)

24/ Sensible Internet (smallinitiativies.com):

25/ Adrian Holovaty weblog (www.holovaty.com)

26/ Pew Internet and American Life Project (www.pewinternet.org)

27/ Nielsen/NetRatings (www.nielsen-netratings.com)

28/ Gigalaw (www.gigalaw.com): Web and Internet legal issues

29/ Wired (www.wired.com)


What makes you smart: “It turns out that the real secret to success in the information aga is what is always was – reading, writing and arithmetic, church, synagogue and mosque, the rule of law and good governance. The Internet can make you smarter, but it cant make you smart”
(Thomas L.Firedman, Pulitzer Prize winning journalist for the New York Times, January 9, 2001)

(Bài viết 30.08.2007 19:44)

free hit counter


web counter

Ơn

Cuộc đời tôi may mắn gặp được những người tốt bụng. Họ làm điều tốt cho người khác mà không hề đòi hỏi điều gì, không hề đòi hỏi là tôi phải biết ơn họ hay làm điều gì đấy để đáp lại lòng tốt của họ.

Khi tôi làm phóng viên ảnh và biên tập viên ảnh cho tờ báo ở trường trong bài tập tổng kết với nhóm, tôi đã may mắn gặp những người tốt bụng.
Một trong những người đó là Rob Evans, làm ở hãng ảnh thông tấn PA. Để biết hãng ảnh này lớn như thế nào, bạn chỉ cần ra phố, mua bất kỳ một tờ báo nào, bạn sẽ thấy đến 70% số ảnh của tờ báo là mua từ PA.

Một trong những yêu cầu của bài tập là tất cả thông tin và hình ảnh đều hợp pháp, tức là các hình ảnh không được phép lấy trên Internet rồi đưa xuống dùng.
Hoặc là tôi phải tự chụp, hoặc là tôi phải liên lạc với người sở hữu hình ảnh đó để xin phép họ cho dùng miễn
phí. Bình thường, tôi có thể liên lạc với văn phòng báo chí của các cơ quan để xin phép. Thường thì những việc này rất mất thời gian.
Với những hình ảnh như giáo sỹ Abu Hamza, hoa hậu nước Anh năm 2007, hay Thủ tướng Tony Blair, tôi chả thể trở thành phù thuỷ để đi chụp hình họ được.

Tôi liên lạc nhiều nơi nhưng không được, cuối cùng, may mắn tôi được giới thiệu Rob Evans. Tôi email cho Rob, giới thiệu tôi và mục đích công việc và yêu cầu nhờ vả của mình.
Tôi hồi hộp chờ đợi email trả lời, vì tôi biết là tôi sẽ “chết” nếu không có được những bức hình đó. Mà tôi thì chưa muốn “chết”.
Tôi có ngay email đính kèm những bức hình mà tôi cần. Email không hề có chữ viết gì. Tôi gửi thư cám ơn. Không có hồi âm.
Những lần sau, khi tôi cần những hình ảnh gì, tôi email cho Rob, và thường thì tôi có ngay những hình ảnh tôi cần.
Những sự giúp đỡ vô cùng quý giá.
Rob không hề thắc mắc là sao tôi đòi hỏi nhiều thế. Tôi chắc rằng đây không phải là việc phải làm của Rob. Rob giúp tôi vì Rob nghĩ mình muốn giúp, thế thôi.
Tôi luôn gửi thư cám ơn Rob sau mỗi lần nhận được hình ảnh đó. Không bao giờ tôi nhận được email trả lời.
Khi kết thúc bài tập, tôi chụp hình sản phẩm của mình là những trang báo và gửi cho Rob. Bức thư như sau:
“Dear Rob
I am writing to say that I really feel grateful for that you have been doing for me and for my team in the final project. As a photo editor of the paper, I cant imagine what I would have been without your help.
Pls have a look at the paper I am attaching, as a thank – you letter to you.
Pls feel free if you would like to make some comments.
You never write me a word, I can imagine how busy you are. I do not know you but it is great that people help each other. I am so lucky to have been in contact with people like you.

But who knows some day I will meet you. To make you easily recognize me (in case!), I am the model for the fashion article in life & style page.

All the best wishes to you and PA.
Loan”
Và lần này, thật bất ngờ, Rob trả lời:
“Hi Loan,
Absolutely my pleasure to help. Many thanks for taking the time to send back the final articles, it’s appreciated. I congratulate you on your final output, it appears to be an extremely professional piece of work.
You will be most welcome should you ever decide you wish to come to PA for some work experience in pictures!
Cheers,
Rob”
Nếu bạn làm phóng viên và thích chụp ảnh thì một lời mời chào đến thực tập ở PA sẽ có giá trị như thế nào với bạn? Tất nhiên 1ngày thôi thì không đủ, nhưng thế cũng đủ sướng lắm rồi.
Khi tôi làm điều gì tốt cho người khác, tôi cũng không cần người đó phải biết ơn tôi.

Tôi biết ơn nhiều người và tôi giữ điều đó trong lòng mình. Tôi làm điều tốt cho người khác nhưng không cần người khác phải biết ơn mình. Họ hãy đối xử tốt với những người khác nữa. Thế là đủ.

Quá khứ đáng trân trọng. Cuộc sống thì như dòng sông, luôn luôn cuồn cuộn chảy và không bao giờ dừng lại. Nếu ai cũng níu giữ quá khứ, cứ ảm ảnh phải làm gì đó để trả ơn người đã làm ơn cho bạn thì sẽ thế nào?
Mà thực ra, có bao nhiêu người trên đời này làm ơn và lúc nào cũng muốn người đó phải trả ơn mình?

(Bài viết 11.06.2007 22:06)

free hit counter

web counter

Giáo dục màu xanh

Nước Anh đang bước vào những ngày đầu tiên của mùa hè. Mặt trời lại có visa đến với đất nước luôn trong tình trạng hiếm hoi ánh nắng. Mùa hè năm nay sớm hơn thường lệ, và dự báo sẽ nắng gắt hơn – dấu hiệu của tình trạng trái đất đang ấm dần lên.
Khí hậu thay đổi đang đánh động vào suy nghĩ và cách nhìn của người dân nước này.
Một tuần với nhiều sự kiện kêu gọi mọi người sống một cách có đạo đức với môi trường và có trách nhiệm với thiên nhiên mang tên “Tuần vì sự phát triển bền vững” đang diễn ra ở London – một trong những thủ đô của chủ nghĩa tiêu dùng.
Hãy hoà mình vào thiên nhiên cây cỏ, đi xe đạp nhiều hơn và tái sử dụng đồ đạc là những chủ đề chính.
Thiên nhiên
London có nhiều khoảng không gian xanh. Ngoài các ý nghĩa về lịch sử và văn hoá, các công viên thực sự là lá phổi của thành phố, là điểm vui chơi thư giãn cho tất cả mọi người. Các loài động vật như thiên nga, sóc, chim muông… vui vầy cùng
những người đến ngắm cảnh.

Một trong những cách sống để thư giãn và khoẻ mạnh là hoà mình vào với thiên nhiên. Nếu ở TP. HCM, mật độ cây xanh là
2m2/ người thì ở London và các vùng đô thị hoá của các nước phát triển khác, con số này là khoảng 10-12m2/người.
Có ít nhất 10 công viên lớn với bạt ngàn cây xanh hoa cỏ. Có nhiều công viên là di sản thế giới vì sự giàu có của các loài thực vật và động vật nơi đây, phục vụ cho khoảng 8 triệu dân thành phố này.
Đó là chưa kể các công viên địa phương, các khoảng không gian xanh ở những khu dân cư. Thói quen cuối tuần của người London là đến công viên, ngắm cảnh và thư giãn cả.
Xe đạp
Đi xe đạp tưởng chừng là điều đi ngược lại sự phát triển và nhu cầu của người dân ở thành phố được coi là bận rộn nhất thế giới này. Họ đi nhanh, ăn nhanh, làm nhanh, nhưng họ lại đang có nhu cầu đi xe đạp vì sức khoẻ và vì bảo vệ môi trường.
Không hiếm những vị giám đốc các công ty tầm cỡ thế giới sáng vận complê, xách cặp xịn đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt đến chỗ làm, chiều khi về thi thay đồ thể thao và đạp xe từ sở làm về.
Với rất nhiều người khác, họ đi xe đạp đến chỗ làm như một “điều tất yếu của cuộc sống”.
London có hệ thống giao thông công cộng rất tốt, phục vụ người dân ở tận “hang cùng ngõ hẻm”, nhưng chính quyền đang có nhiều giải pháp khích lệ người dân đi xe đạp nhiều hơn như một cách cải thiện cuộc sống, để họ thưởng thức từng phút giây của cuộc sống hiện tại, cảm thấy thân thiện hơn với môi trường, với cộng đồng dân cư quanh mình.
Một chiến dịch làm thay đổi suy nghĩ của người dân với chiếc xe đạp sẽ diễn ra từ ngày 16-24/6 sắp tới. Không chỉ với người lớn, trẻ em cũng được hướng tới chiếc xe đạp, chứ không phải xe máy hay ô tô từ sớm.
Ở hội chợ Màu xanh Camden – nhằm quảng bá cách sống xanh – diễn ra tại công viên Regent’s hôm 3-6, trẻ em được
học cách đi xe đạp miễn phí, lựa chọn những chiếc xe mà chúng yêu thích.
Thùng rác
Chiếc thùng rác là điều gây tò mò cho bất kỳ ai đến hội chợ. Nó rất bình thường như những chiếc thùng rác khác ở nước Anh thời kỳ lo sợ khủng bố hiện tại: là túi ni lông to, mỏng, trong suốt.

Nhưng nó gồm bốn chiếc túi khác nhau: hai chiếc dành cho đồ có thể tái chế và hai túi dành cho đồ không thể tái chế, chỉ có thể đổ xuống các hố và lấp đất lên, gây ô nhiễm môi trường.
Không thể chỉ đơn giản vứt rác vào thùng, mà bạn phải dừng lại, phải đọc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm xem bao bì có tái chế được không.
Người Anh xấu hổ vì đi sau Đức hay Hà Lan trong việc tái chế các sản phẩm từ nhựa.
Trung bình một gia đình Anh sử dụng 373 chai lọ nhựa / năm, và họ mới chỉ tái chế 29 chai lọ. Ở các hộ gia đình, trong nhà luôn có hai thùng rác, một thùng dành cho đồ tái chế và một thùng dành cho đồ không thể tái chế.
Bạn có thể cảm thấy day dứt lương tâm nếu thấy thùng rác không thể tái chế dễ đầy hơn thùng kia, vì thùng không thể tái chế sẽ bị nhào nặn vào bề mặt trái đất.

Một lúc nào đó, các bãi rác sẽ trở thành một nguồn nhiên liệu giống như dầu mỏ hay than đá nếu những nguồn tài nguyên này cạn kiệt do sự khai thác quá mức của con người.

Đến cuộc sống bền vững
Đó là cuộc sống mà không những bạn sống cho mình, mà còn bảo vệ môi trường xung quanh cho tất cả mọi người khác. Một cây sồi có thể là hỗ trợ cuộc sống của hơn 300 loài vật, chim chóc và côn trùng khác nhau, nó có thể cung cấp đủ oxy cho 10 người mỗi ngày..
Mỗi năm, một khu rừng tương đương với diện tích của cả xứ Wales nước Anh bị đốn để làm giấy cho nhu cầu nước này.
Một chiếc xe buýt có thể chở được hơn 40 người so với một chiếc xe ô tô. Hay một chiếc hộp nhựa được tái chế đủ để tiết kiệm năng lượng để cho chiếc TV mở 3 tiếng đồng hồ.
Những thông tin cụ thể được chuyển tải đến người dân.

Phát triển kinh tế luôn xung đột với lợi ích của môi trường. Nhưng nước Anh đang muốn dung hoà cả hai thứ.

Thế giới chia sẻ chung một bầu khí quyển và ai cũng có thể góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ ngôi nhà chung, bằng những việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng có nhiều ý nghĩa.
(Bài viết 11.06.2007 10:44)

free hit counter


web counter