Nguyên tắc của Thời báo Los Angeles (Phần 2)

Phần này nói về cách ứng xử của tờ báo với những đặc quyền đặc lợi mà phóng viên của họ có thể có trong quá trình tác nghiệp.
Ăn uống
Theo nguyên tắc, Times trả tiền theo cách riêng. Tuy nhiên những cuộc hội họp báo chí thường diễn ra trong bối cảnh mà việc thanh toán cho bữa ăn trở nên khó xử hoặc là không thể.
Khi điều đó xảy ra, các nhân viên nên cố gắng hết sức để chi trả càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên cư xử đúng cách và rõ ràng. Chính sách của Times là nên hoàn trả lại tiền cho các tổ chức đã chi cho việc ăn uống của các nhà báo viết về những sự kiện mà họ tài trợ.
Đi lại
Thời báo Times cũng chi trả tiền cho nhân viên đi lại theo công tác được giao. Họ có thể không chấp nhận việc vận chuyển hay ăn ở miễn phí hoặc giảm giá trừ khi việc đó áp dụng chung cho công chúng.
Cũng có những ngoại lệ khi có một sự kiện báo chí nào đó hay khi phải tiếp cận nguồn tin và không còn cách nào khác. Một nhà báo viết về một cuộc thám hiểm khoa học hay quân sự chẳng hạn, có thể không có cách nào để chi trả cho việc đi lại, và đó là những ngoại lệ.
Các vật dụng
Một tờ báo nhận được vô số các vật dụng được cho đi một cách tự nguyện như sách, đĩa CD và thức ăn, để phục vụ cho viết tin hoặc bình luận. Những vật này có giá trị tương đương như các thông cáo báo chí.
Theo đó, các nhân viên phải giữ lại các vật dụng này để liên hệ, chia sẻ với các nhân viên khác, tặng cho các tổ chức từ thiện hay vứt chúng đi. Không nhân viên nào được bán hay hưởng lợi từ các vật dụng này. Những thứ có giá trị quan trọng, như thiết bị điện tử, sách quý hiếm, rượu thượng hạng, phải được trả lại.
Tặng phẩm

Các nhân viên không được phép nhận tặng phẩm hay trao tặng phẩm cho những người tiết lộ thông tin hay những người có khả năng sẽ tiết lộ thông tin để tìm cách gây tác động lên việc đưa tin.
Chỉ có ngoại lệ khi đưa tin ở các nước hoặc các nền văn hóa nơi mà việc từ chối nhận quà tặng hay từ chối không tặng một món quà nhỏ sẽ khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm. Khi phóng viên nghi ngại về một món quà, hãy hỏi ý kiến biên tập viên.
Vé và thẻ vào
Các phóng viên Times luôn cố gắng để tự chi trả tiền vé vào cửa cho các sự kiện văn hóa mà họ định tường thuật
Các nhà phê bình có thể chấp nhận việc được vào cửa miễn phí cho những sự kiện mà họ dự định sẽ viết bài. Các tổ chức nghệ thuật nói chung thường cung cấp thẻ vào cửa cho các nhà phê bình theo đôi.
Bởi vì việc đánh giá sự trình diễn của một tác phẩm nghệ thuật sẽ phong phú hơn nếu người đó xem và thảo luận ý kiến với một người khác, nên một nhà phê bình sẽ chấp nhận việc có thêm thẻ vào cửa cho một đồng nghiệp, vợ hoặc chồng, hay một người bạn nếu biên tập viên đồng ý.
Các nhân viên tham dự những sự kiện văn hóa hay thể thao chỉ đơn thuần vì sở thích cá nhân thì không được phép sử dụng mối quan hệ của họ với tờ báo để được vào cửa mà không phải trả tiền vé.
Công việc bên ngoài
Nhiệm vụ đầu tiên của mọi nhân viên Times là đều hướng tới tờ Thời báo Los Angeles. Ngay cả phóng viên tự do cũng vậy, vì nhiều lúc công việc của họ có thể có xung đột với lợi ích của tờ báo, ảnh hưởng đến tiếng tăm tờ báo hay làm sao nhãng nghĩa vụ của các nhân viên khác đối với Times.
Ngoài những điều hạn chế trên thì các nhân viên đều có quyền tự do làm các công việc sáng tạo, công việc cộng đồng hay cá nhân khác, bao gồm cả việc viết báo và viết sách, diễn thuyết hay xuất hiện trên truyền hình. Nhưng trước khi chấp nhận bài vở được giao, các nhân viên phải có được sự cho phép của người giám sát.
Tờ báo có thể sẽ từ chối một lời đề nghị viết bài nếu các tài liệu nhạy cảm chưa được công bố bởi Times có khả năng bị chia sẻ với một bên thứ ba.
Không được phép làm một công việc cho một tổ chức cạnh tranh với Times. Trong một vài trường hợp tranh cãi, biên tập viên và chủ bút sẽ quyết định ai là những người cạnh tranh với Times.
Các nhà báo sẽ không được làm việc cho cá nhân hay tổ chức mà họ sẽ viết bài hoặc cho những người thường xuyên được tờ báo viết bài.
Sự nổi lên của blog đã tạo ra những tình huống khó xử cho các phóng viên muốn bộc lộ ý kiến qua phương tiện truyền đạt này. Bất kể các blogger của Times có cẩn thận thế nào khi phân biệt giữa công việc cá nhân với quan hệ công việc với tờ báo, người ngoài vẫn có thể cho rằng chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Do đó, bất kỳ nhân viên nào muốn tạo lập một blog cá nhân phải giải trình với người giám sát, và họ sẽ được chấp thuận nếu blog đó đáp ứng được các tiêu chuẩn báo chí của tờ báo. Khi đã được chấp thuận, các phóng viên nên để ý không được viết điều gì trên blog mà có thể không được chấp nhận trên báo. Họ cũng nên tuân thủ các nguyên tắc tương tự khi tham gia trên các blog không phải của mình.
Thêm một điều dành cho phóng viên tự do, nhất là khi viết về nam California: Ngành công nghiệp giải trí là một lĩnh vực trọng tâm mà chúng ta sẽ viết, và nhân viên phải đặc biệt chú ý không để xảy ra những xung đột khi tìm hiểu viết bài.

Bất kỳ kịch bản phim hay bộ phim nào đang ở dạng ý tưởng hay một thỏa thuận truyền hình đều phải được nói rõ với biên tập viên. Khi các nhân viên hoặc giám đốc hãng phim ở Hollywood liên hệ với các nhân viên của Times để thảo luận một số thỏa thuận có thể, thì những cuộc gọi đó phải nhanh chóng được báo lại với biên tập viên phụ trách.
Không một phóng viên nào viết về công nghiệp giải trí được phép hỏi xin kịch bản hay ý tướng phim hay bất kỳ sản phẩm giải trí nào từ bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực này.
PHÓNG VIÊN TỰ DO LÀM VIỆC CHO TIMES
Các tác phẩm của các phóng viên tự do sẽ xuất hiện trên báo bên cạnh các tin bài, ảnh hay đồ họa của phóng viên báo. Do đó các phóng viên tự do cũng phải tiếp cận công việc và tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp như phóng viên của báo. Trước khi giao bài, các biên tập viên có trách nhiệm xem xét liệu sẽ có xung đột nào về lợi ích có thể xảy ra đối với một phóng viên tự do.
Những điều khoản về xung đột lợi ích có thể áp dụng không đồng nhất đối với các cộng tác viên cho trang ý kiến bạn đọc. Họ không nhất thiểt phải tránh mọi xung đột, nhưng nên tiết lộ ra những xung đột đó.
Người dịch: Khánh Hồng
(Bài viết 01.07.2008 03:46)

Quy định về Đạo đức Nhà báo của châu Âu – Nga

Hội đồng Nhà báo Nga đã thông qua ngày 23/06/1994, tại Moscow. Biên dịch tiếng sang tiếng Nga: Jukka Pietiläinen (trợ lý nghiên cứu, trường ĐH Tampere, Phần Lan) hợp tác với Yassen Zassoursky (trưởng khoa, trường ĐH Moscow State).
1. Nhà báo phải thực hiện các quy định về đạo đức báo chí này. Việc chấp thuận và tuân thủ các quy định này là điều kiện bắt buộc khi gia nhập thành viên hội nhà báo Liên bang Nga.
2. Nhà báo hiểu luật pháp của nước mình, nhưng khi tác nghiệp, họ chỉ cảm nhận việc tuân thủ quy định của đồng nghiệp, còn bản thân họ thường tránh những động thái can thiệp của chính phủ hoặc những thể chế khác.

3. Khi đưa tin và và nhận xét về thông tin, nhà báo đã bị thông tin thuyết phục, hoặc cảm nhận rằng nguồn cung cấp thông tin đó có danh tiếng. Nếu thông tin đó không chính xác có thể gây ảnh hưởng đến người đọc, nhà báo khó có thể đấu tranh, tránh gây thiệt hại cho người đọc. Tình huống này gây khó khăn nhà báo giữ tinh thần sáng suốt để biết phải giữ bí mật thông tin xã hội quan trọng, hoặc ngừng không đưa tin thiếu chính xác.
Nhà báo phải tuân thủ chặt chẽ việc tách bạch các sự kiện, thông tin với những ý kiến, phóng tác, và giả định có trong thông tin. Nhưng nhà báo cũng không nhất thiết phải giữ tính trung lập công việc.
Khi tác nghiệp, lấy thông tin nhà báo nhất thiết không áp dụng phương thức phạm luật, thiếu chân chính. Nhà báo phải hiểu và tôn trọng quyền cơ bản và quyền pháp lý của con người được phép không đưa tin và không trả lời câu hỏi, trong trường hợp những thông tin đó quy định rõ trong pháp luật.
Nhà báo phải coi các hành động sau đây là tội phạm báo chí nghiêm trọng, bao gồm bóp méo sự thật có ác ý, vu cáo, lấy tiền để đưa tin sai sự thật, hoặc giấu giếm thông tin đúng sự thật trong bất kỳ tình huống nào.
Nói chung, nhà báo không nên nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ khoản tiền thưởng, thù lao từ đối tượng thứ ba để phát hành tài liệu hoặc phổ biến ý kiến của bên thứ ba. Khi bị buộc tội đưa tin sai hoặc bóp méo sự thật, nhà báo phải cải chính, trong trường hợp cần thiết phải xin lỗi trên phương tiện thong tin báo chí hoặc phát thanh truyền hình mà anh ta đã đưa tin sai.
Nhà báo lấy tên thật và danh tiếng của mình đưa ra phản biện về độ tin cậy của thông điệp và tính công bằng trong nhận định của chính mình, nhưng được viết dưới bút danh, bút hiệu, hoặc nặc danh mà anh ta biết hoặc chấp thuận. Không ai có quyền cấm nhà báo rút lại chữ ký hoặc rút lại những nhận định khỏi văn đàn, nhưng điều đó thậm chí có phần thay đổi ý định của nhà báo đó.

4. Nhà báo giữ bí mật về nguồn cung cấp tin mật. Không ai được quyền ép buộc nhà báo phải đưa ra thông tin về nguồn cung cấp tin tức. Quyền lấy tên nặc danh chỉ bị phá bỏ trong những trường hợp ngoại lệ, đó là nguồn cung cấp thông tin bị tình nghi bóp méo sự thật, và trong trường hợp tìm nguồn tin để tranh thiệt hại nghiêm trọng và thường xảy ra cho cộng đồng.

Nhà báo phải tôn trọng người được phỏng vấn nếu họ yêu cầu không đưa tin chính thức về nhận định của họ.
5. Nhà báo phải hiểu rõ hoạt động gây khiêu khích của nhà báo có nguy cơ gây ra cấm đoán, bức hại hoặc bạo lực.

Trong khi tác nghiệp, nhà báo chống đối với chủ nghĩa cực đoan và những ngăn cấm quyền dân sự cơ bản bao gồm giới tính, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm cũng như nguồn gốc xã hội và quốc tịch.

Nhà báo tôn trọng danh dự và phẩm giá của những nhân vật trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không viết những nội dung, nhận xét có hàm ý xúc phạm liên quan đến chủng tộc, quốc tịch, màu da, tôn giáo, nguồn gốc xã hội, giới tính, người khuyết tật, hoặc bệnh tật của người có trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không viết những nội dung có liên quan đến những loại thông tin này, không ngoại lệ với trường hợp nào.

Nhà báo tuyệt đối không được đưa ra những nội dung công kích có khả năng gây tổn thương đạo đức hoặc thể chất của người được nói trong tin bài.

Nhà báo phải chấp nhận một quy tắc rằng không ai có tội nếu phía đối kháng của họ chưa thưa kiện với tòa án.

Trong thông tin của mình đưa ra, nhà báo tránh nêu tên của người thân trong gia đình, bạn bè của những người có tội hoặc bị buộc đã phạm tội – trừ trường hợp cần thiết khách quan, phải đưa những thông tin này.
Nhà báo phải tránh đưa tên nạn nhân trong vụ việc và tránh đưa những tài liệu có thể nhận dạng được nạn nhân. Trong trường hợp đối với trẻ vị thành niên, quy định này phải tuân thủ tuyệt đối vì những bài báo có thể gây tổn hại lợi ích của trẻ.
Chỉ những trường hợp bảo vệ lợi ích xã hội mới cho phép nhà báo thâm nhập vào đời sống riêng tư cá nhân. Những quy định về thâm nhập thông tin cá nhân có liên quan đến chữa trị bệnh tật và các đơn vị y tế liên quan phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
6.Nhà báo phải hiểu rõ vị thế của mình rất khác biệt với những vị trí trong các tổ chức chính phủ, pháp lý, hoặc tòa án, cũng như các thể chế đảng phái chính trị hoặc các hình thức chính trị khác. Nhà báo phải nhận ra các hoạt động của mình sẽ chấm dứt khi anh ta bị quyền lực ảnh hưởng.

7. Nhà báo phải hiểu rằng những hành động thiếu chân chính là nhà báo tận dụng thanh thế, quyền hạn, quyền lợi, cơ hội của mình để tuyên truyền thông tin quảng cáo hoặc liên quan đến nhu cầu kinh doanh, đặc biệt trường hợp những tài liệu và hình thức kinh doanh không rõ
ràng. Xét trên khía cạnh đạo đức, kết hợp giữa nghề báo và hoạt động quảng cáo là điều không thể.

Nhà báo không nên sử dụng thông tin bí mật phục vụ lợi ích riêng hoặc lợi ích của gia đình.

8. Nhà báo phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi báo chí cho đồng nghiệp và tuân thủ điều luật về cạnh tranh công bằng. Nhà báo nên tránh các tình huống gây tổn hại cho lợi ích cá nhân và lợi ích nghề nghiệp của đồng nghiệp, thông qua thỏa thuận hợp tác với những điều kiện thiếu thiện ý về vật chất, địa vị xã hội, và đạo đức.
Nhà báo phải tôn trọng và kiên quyết bảo vệ quyền tác giả liên quan đến bất kỳ loại hình hoạt động sáng tạo.
Đạo văn là không thể chấp nhận. Sử dụng tác phẩm của đồng nghiệp trong bất kỳ hình thức nào đều phải ghi rõ tên tác giả.
9.Nhà báo phải từ chối những công việc có thể vi phạm các quy tắc nêu trên.
10.Nhà báo phải sử dụng và đòi quyền áp dụng bảo lãnh của luật dân sự và luật báo chí để bảo vệ bản thân trước tòa án, trong các tình huống cưỡng bức, đe dọa cưỡng bức, xúc phạm, tổn hại hoặc bị phỉ báng tư cách đạo.
Báo chí và Phương tiện truyền thông đại chúng/ Trường ĐH Tampere
Người dịch: Nguyễn Anh Nguyên
http://www.uta.fi/ethicnet/russia.html
01.07.2008 03:47

Blogging with mobile

It is definitely a new concept of how journalists can work. It was fun as this was the first time I did it as well. I and some others got a Nokia N95, a wireless keyboard to do blogging at Potsdamer Platz – a high tech corner of Berlin where it is often called Sony Center.
This high building group composed of several steel and glass infrastructure. A must-see in Berlin, really.
So, we interviewed people and we typed as fast as we can. The tiny keyboard was just really for my tiny fingers, the rest found it difficult to type.
Anyway, this is a kind of fast growing reportage. Blogging is what journalists are doing now, seriously.
Show you some photos of how we work today. Stay tuned and I will be back for more about advanced online journalism soon.
Ciao!
(Bài viết ngày 20.10.2008 23:40)

Twitter

I am wondering myself why should people need to inform each other, even to strangers who randomly meet them on the Internet of what they are about to do. Where is privacy?
The answer is no privacy now any more. People follow each other on web, to see what they are doing and where, and how. So we have followers and being followed.
The journalists in the world are using Twitter a lot. More than facebook, twitter really keep you updated about the information and what other people doing and where and how.
From there, many articles are written.
My Twitter is on the left cornet of this website. Here you can update whatever about me. And it is now time to have a Twitter account and start to follow people and being followed.

Ciao!
(Bài viết ngày 21.10.2008 20:07)

Ethic Code of Los Angeles Times (part 2)

Ăn uống
Theo nguyên tắc, Times trả tiền theo cách riêng. Tuy nhiên những cuộc hội họp báo chí thường diễn ra trong bối cảnh mà việc thanh toán cho bữa ăn trở nên khó xử hoặc là không thể.
Khi điều đó xảy ra, các nhân viên nên cố gắng hết sức để chi trả càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên cư xử đúng cách và rõ ràng. Chính sách của Times là nên hoàn trả lại tiền cho các tổ chức đã chi cho việc ăn uống của các nhà báo viết về những sự kiện mà họ tài trợ.
Đi lại
Thời báo Times cũng chi trả tiền cho nhân viên đi lại theo công tác được giao. Họ có thể không chấp nhận việc vận chuyển hay ăn ở miễn phí hoặc giảm giá trừ khi việc đó áp dụng chung cho công chúng.
Cũng có những ngoại lệ khi có một sự kiện báo chí nào đó hay khi phải tiếp cận nguồn tin và không còn cách nào khác. Một nhà báo viết về một cuộc thám hiểm khoa học hay quân sự chẳng hạn, có thể không có cách nào để chi trả cho việc đi lại, và đó là những ngoại lệ.
Các vật dụng
Một tờ báo nhận được vô số các vật dụng được cho đi một cách tự nguyện như sách, đĩa CD và thức ăn, để phục vụ cho viết tin hoặc bình luận. Những vật này có giá trị tương đương như các thông cáo báo chí.
Theo đó, các nhân viên phải giữ lại các vật dụng này để liên hệ, chia sẻ với các nhân viên khác, tặng cho các tổ chức từ thiện hay vứt chúng đi. Không nhân viên nào được bán hay hưởng lợi từ các vật dụng này. Những thứ có giá trị quan trọng, như thiết bị điện tử,
sách quý hiếm, rượu thượng hạng, phải được trả lại.
Tặng phẩm
Các nhân viên không được phép nhận tặng phẩm hay trao tặng phẩm cho những người tiết lộ thông tin hay những người có khả năng sẽ tiết lộ thông tin để tìm cách gây tác động lên việc đưa tin.
Chỉ có ngoại lệ khi đưa tin ở các nước hoặc các nền văn hóa nơi mà việc từ chối nhận quà tặng hay từ chối không tặng một món quà nhỏ sẽ khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm. Khi phóng viên nghi ngại về một món quà, hãy hỏi ý kiến biên tập viên.
Vé và thẻ vào
Các phóng viên Times luôn cố gắng để tự chi trả tiền vé vào cửa cho các sự kiện văn hóa mà họ định tường thuật .
Các nhà phê bình có thể chấp nhận việc được vào cửa miễn phí cho những sự kiện mà họ dự định sẽ viết bài.
Các tổ chức nghệ thuật nói chung thường cung cấp thẻ vào cửa cho các nhà phê bình theo đôi. Bởi vì việc đánh giá sự trình diễn của một tác phẩm nghệ thuật sẽ phong phú hơn nếu người đó xem và thảo luận ý kiến với một người khác, nên một nhà phê bình sẽ chấp nhận việc có thêm thẻ vào cửa cho một đồng nghiệp, vợ hoặc chồng, hay một người bạn nếu biên tập viên đồng ý.
Các nhân viên tham dự những sự kiện văn hóa hay thể thao chỉ đơn thuần vì sở thích cá nhân thì không được phép sử dụng mối quan hệ của họ với tờ báo để được vào cửa mà không phải trả tiền vé.
Công việc bên ngoài
Nhiệm vụ đầu tiên của mọi nhân viên Times là đều hướng tới tờ Thời báo Los Angeles. Ngay cả phóng viên tự do cũng vậy, vì nhiều lúc công việc của họ có thể có xung đột với lợi ích của tờ báo, ảnh hưởng đến tiếng tăm tờ báo hay làm sao nhãng nghĩa vụ của các nhân viên khác đối với Times.
Ngoài những điều hạn chế trên thì các nhân viên đều có quyền tự do làm các công việc sáng tạo, công việc cộng đồng hay cá nhân khác, bao gồm cả việc viết báo và viết sách, diễn thuyết hay xuất hiện trên truyền hình. Nhưng trước khi chấp nhận bài vở được giao, các
nhân viên phải có được sự cho phép của người giám sát.
Tờ báo có thể sẽ từ chối một lời đề nghị viết bài nếu các tài liệu nhạy cảm chưa được công bố bởi Times có khả năng bị chia sẻ với một bên thứ ba.
Không được phép làm một công việc cho một tổ chức cạnh tranh với Times. Trong một vài trường hợp tranh cãi, biên tập viên và chủ bút sẽ quyết định ai là những người cạnh tranh với Times.
Các nhà báo sẽ không được làm việc cho cá nhân hay tổ chức mà họ sẽ viết bài hoặc cho những người thường xuyên được tờ báo viết bài.
Sự nổi lên của blog đã tạo ra những tình huống khó xử cho các phóng viên muốn bộc lộ ý kiến qua phương tiện truyền đạt này. Bất kể các blogger của Times có cẩn thận thế nào khi phân biệt giữa công việc cá nhân với quan hệ công việc với tờ báo, người ngoài vẫn có thể cho rằng chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, bất kỳ nhân viên nào muốn tạo lập một blog cá nhân phải giải trình với người giám sát, và họ sẽ được chấp thuận nếu blog đó đáp ứng được các tiêu chuẩn báo chí của tờ báo.
Khi đã được chấp thuận, các phóng viên nên để ý không được viết điều gì trên blog mà có thể không được chấp nhận trên báo. Họ cũng nên tuân thủ các nguyên tắc tương tự khi tham gia trên các blog không phải của mình.
Thêm một điều dành cho phóng viên tự do, nhất là khi viết về nam California: Ngành công nghiệp giải trí là một lĩnh vực trọng tâm mà chúng ta sẽ viết, và nhân viên phải đặc biệt chú ý không để xảy ra những xung đột khi tìm hiểu viết bài. Bất kỳ kịch bản phim hay bộ phim nào đang ở dạng ý tưởng hay một thỏa thuận truyền hình đều phải được nói rõ với biên tập viên. Khi các nhân viên hoặc giám đốc hãng phim ở Hollywood liên hệ với các nhân viên của Times để thảo luận một số thỏa thuận có
thể, thì những cuộc gọi đó phải nhanh chóng được báo lại với biên tập viên phụ trách.
Không một phóng viên nào viết về công nghiệp giải trí được phép hỏi xin kịch bản hay ý tướng phim hay bất kỳ sản phẩm giải trí nào từ bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực này.
PHÓNG VIÊN TỰ DO LÀM VIỆC CHO TIMES
Các tác phẩm của các phóng viên tự do sẽ xuất hiện trên báo bên cạnh các tin bài, ảnh hay đồ họa của phóng viên báo. Do đó các phóng viên tự do cũng phải tiếp cận công việc và tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp như phóng viên của báo. Trước khi giao bài, các biên tập viên có trách nhiệm xem xét liệu sẽ có xung đột nào về lợi ích có thể xảy ra đối với một phóng viên tự do.

Những điều khoản về xung đột lợi ích có thể áp dụng không đồng nhất đối với các cộng tác viên cho trang ý kiến bạn đọc. Họ không nhất thiểt phải tránh mọi xung đột, nhưng nên tiết lộ ra những xung đột đó.