Mũ bảo hiểm

Đây là bài viết khi gặp Greig Craft tại London. Đó là năm 2007. Bây giờ, sau một năm, ông Craft có thể thấy ai cũng đội mũ, chỉ có điều là mũ dỏm và không bảo vệ gì họ được. Vậy thì có ích gì nhỉ? Chỉ làm lợi cho những người làm hàng giả, hàng kém chất lượng. Số phận của người dân vẫn luôn rất mong manh. Đội mũ giải quyết được rất ít vấn đề. Ôi tôi ước một ngày người dân của tôi không phải đội mũ nữa, mà họ vẫn rất an toàn.

U Turn psp Quench movie download Dr. Dolittle 2 psp

All the Days Before Tomorrow divx

confused

Xấu hổ, khâm phục, confused…là cảm giác tôi có sau khi nói chuyện với người đàn ông này. Bài phỏng vấn đã được một tờ báo ở VN đăng sau khi biên tập. Tôi đăng bản original để mọi người cùng đọc. Tôi tự hỏi: Tại sao chúng ta không tự lo cho mạng sống và sự an toàn của mình mà phải để người khác lo như thế?

Bảy năm trước, Greig Craft – một thương gia người Mỹ – bắt đầu thực hiện ước mơ của mình: tất cả người dân VN khi đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm. Với những nỗ lực và sáng kiến ban đầu giúp người VN an toàn hơn khi lưu thông trên đường, Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIPF) – một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận do ông thành lập tại VN và bỏ vốn ban đầu khoảng 1 triệu USD – vừa trở thành tổ chức quốc tế duy nhất nhận Giải thưởng An toàn đường bộ quốc tế của Thái tử Michael vùng Kent, Vương quốc Anh. HẠNH NGUYÊN đã có cuộc trò chuyện với ông ngay sau khi ông nhận giải thưởng tại London hôm 11-12. Ông vẫn còn rất xúc động…
* Xin chúc mừng ông về giải thưởng rất cao quý dành cho những sáng kiến về an toàn đường bộ trên thế giới, mặc dù khi thành lập AIPF, ông không vì mục đích nhận giải thưởng này. Ông cảm thấy thế nào?
Greig Craft: Tôi rất vinh dự. Sự hiện diện của Thái tử Micheal vùng Kent, 350 khách quan trọng tại lễ trao giải là một điều đặc biệt. Tôi hạnh phúc vì ngày càng có nhiều người tại VN và trên thế giới hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, hiểu được công việc chúng tôi đang làm và trân trọng nó.
* Ông đã đi một quãng đường dài tại VN (16 năm, trong đó có 7 năm điều hành quỹ AIPF), với mục tiêu thật to lớn. Nhìn lại một phần đường mà ông đã đi qua, điều gì khiến ông cảm thấy hài lòng nhất?
Greig Craft: Chúng tôi góp một phần vào việc khiến mọi người, kể cả trên thế giới, hiểu tai nạn giao thông đã ảnh hưởng tồi tệ đến cuộc sống của chúng ta, khiến cuộc sống người dân khổ sở hơn. Khi tôi bắt đầu thành lập quỹ, chưa có nhiều người hiểu về vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi đã xây dựng được nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm Protec đạt chuẩn quốc tế mà lại phi lợi nhuận. Mô hình này là đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho đến nay: một nhà máy làm ra lợi nhuận, những toàn bộ lợi nhuận đó được sử dụng để làm các công tác từ thiện ngay tại đất nước có nhà máy này.
* Còn đâu là điều mà ông muốn làm mà chưa được?
Greig Craft: Khiến mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Đơn giản thế thôi. Mỗi ngày tại VN có 35 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông, và khoảng 100 người bị thương nặng do không đội mũ bảo hiểm. Tôi muốn chính phủ có những biện pháp bắt buộc người dân đội mũ bảo hiểm ở tất cả mọi nơi tại VN, vào bất kỳ lúc nào họ lưu thông trên đường.
* Sau 7 năm để thuyết phục người dân của một quốc gia có dân số 83 triệu người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, ông đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi, nản chí, thất vọng?
Greig Craft: Có chứ! Có chứ! Mỗi sáng, khi tôi đi làm, ngồi trong xe ô tô, tôi cảm thấy thất vọng. Thật đấy! Rõ ràng có nhiều người đội mũ bảo hiểm hơn, nhưng tôi thấy vẫn còn ít quá. Tôi muốn có nhiều người, nhiều người hơn nữa đội mũ bảo hiểm. Mọi nơi trên thế giới người ta đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy. Ở châu Á, chỉ có hai nước (VN và Myanmar) là không buộc người dân đội mũ bảo hiểm. Tôi không thể hiểu được!
* Mệt mỏi, vậy tại sao ông vẫn tiếp tục công việc như “muối bỏ biển” này?
Greig Craft: Vì tôi có bằng chứng cho thấy 206 trẻ em đội mũ bảo hiểm Protec của nhà máy chúng tôi đã được cứu sống. Có những người đến nói với tôi rằng: “Cám ơn ông. Tôi muốn ông biết rằng ông đã cứu sống tôi.” Đây là điều khác biệt. Mỗi sáng tôi cảm thấy nản chí, nhưng tôi lại được tiếp thêm sức mạnh khi biết rằng, tôi đang làm việc có ích, đang cứu sống nhiều người, đang tạo sự thay đổi ở VN. Tôi lại cảm thấy hạnh phúc. Cảm xúc thật lẫn lộn.
* Nhiều người VN cho rằng nếu họ đi xe máy chậm thì chắc không bị nguy hiểm đến tính mạng, ngay cả khi không đội mũ. Liệu suy nghĩ này có lô-gíc không?
Greig Craft: Hoàn toàn không lô-gíc và rất mạo hiểm. Suy nghĩ này thể hiện sự không hiểu biết. Bạn có thể bị ngã đập đầu xuống đường ở bất kỳ tư thế nào, khi bạn trên xe, khi bạn đi bộ. Tại sao bạn rửa rau trước khi ăn? Vì bạn không muốn bị đau bụng. Cũng giống như mũ bảo hiểm. Tại sao bạn không đội khi bạn biết rằng nếu bạn đội, bạn sẽ an toàn hơn?
* Ngoài việc thuyết phục mọi người đội mũ bảo hiểm, ông còn muốn nhìn thấy điều gì ở giao thông ở VN mà ông muốn thay đổi nữa?
Greig Craft: Có vô số thứ mà tôi muốn thay đổi. Người ta luôn tìm ra đủ mọi lý do để giải thích cho sự chưa thể thay đổi đó. Vì vậy, nếu cứ nghĩ về nó, bạn sẽ điên mất. Tôi chỉ tập trung vào những việc làm cụ thể, có thể giúp cứu người ngay lập tức. Tôi muốn bất kỳ ai khi lên xe máy đều đội mũ bảo hiểm. Chỉ một người trong số họ bị tai nạn, gia đình họ sẽ bị phá vỡ. Ngoài ra, tôi muốn người dân khi đi lại trên đường dừng lại khi gặp đèn đỏ. Nếu ai cũng như vậy thì không những họ cứu được mạng sống của họ mà họ còn cứu sống được nhiều mạng sống khác nữa.

* Nhưng thay đổi suy nghĩ và thói quen của người dân thật khó…?
Greig Craft: Trước đây, tôi cho rằng chỉ cần khuyến khích người dân đội mũ là được. Bây giờ thì tôi tin rằng chính phủ cần phải bắt buộc, giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người về an toàn giao thông. Tôi có nhiều bạn bè thông minh lắm, nhưng họ không đội mũ bảo hiểm. Làm sao họ có thể khiến cuộc đời họ và vợ con họ bị hiểm nguy như vậy? Tôi ngay lập tức mất đi sự tôn trọng đối với những người này.
* “Mũ bảo hiểm cho trẻ em” – phát miễn phí mũ bảo hiểm – là một trong nhiều dự án mà ông đang thực hiện tại VN. Tại sao lại là trẻ em, thưa ông?
Greig Craft: Tôi làm mũ cho tất cả mọi người. Tôi tập trung nhiều vào trẻ em, vì đó là những “nạn nhân vô tội” của tai nạn giao thông. Ngoài ra, chúng tôi còn có các dự án giáo dục giúp tăng cường sự hiểu biết của người dân về an toàn giao thông, sửa chữa trường học, làm vạch vôi dành cho người đi bộ, tổ chức những chương trình giáo dục về an toàn giao thông sinh động cho học sinh, lắp đèn đường, làm điểm gồ trên đường, chúng tôi chế tạo mũ bảo hiểm cho người lớn và trẻ em, phát miễn phí cho nhiều trẻ em, hướng dẫn giáo viên, tạo các poster về an toàn giao thông… Sau lưng tôi, nhiều người nói rằng tôi thật khôn, lập tổ chức phi chính phủ xây dựng nhà máy chế tạo mũ bảo hiểm và kiếm tiền. Nhưng nhà máy có thuộc sở hữu của tôi đâu? Đây là quỹ từ thiện mà. Nhưng tôi không quan tâm. Chỉ cần tôi biết rằng tôi đang làm điều gì đó tốt đẹp cho cuộc đời, thế là đủ. Qũy này hoàn toàn là phi lợi nhuận và lãi của nhà máy đều quay trở lại phục vụ cho VN.
* Nghe nói ông đang mở rộng phạm vi hoạt động của qũy?
Greig Craft: Chắc chắn chúng tôi sẽ không rời khỏi VN. Tôi còn kế hoạch dài hơi cho 20 năm tới tại VN. Tôi còn muốn thấy tất cả toàn bộ dân VN đội mũ bảo hiểm. Đây là mục tiêu cả đời của tôi. Trong khi đó, chúng tôi đã xây dựng được một hình mẫu rất hiệu quả có thể sử dụng cho nước khác như Protec. Chúng tôi đang và sẽ đến châu Phi, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nepal, Ấn Độ… Chúng tôi sẽ đặt nhà máy tại những nơi này, thuê nhân công là những người tàn tật và chúng tôi sẽ làm mũ bảo hiểm cho chính người dân nước đó sử dụng. Số tiền lời sẽ đầu tư trở lại cho các chương trình ở chính các nước đó.
Gần 9 năm trước, tôi muốn kiếm tiền bằng công việc kinh doanh. Tôi tin rằng tôi sẽ giúp đất nước này bằng việc thiết lập công việc kinh doanh hiệu quả. Tôi nghĩ rằng liệu có thực sự tôi muốn làm giàu bằng việc thuê thật nhiều nhân công, hay tôi muốn làm điều gì đó trong cuộc đời để khi tôi không còn trên đời này nữa, tôi biết chắc là mình đã làm điều gì đó tốt đẹp cho thế giới này.
* Cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện, và chúc ông kiên trì theo đuổi mục tiêu tốt đẹp này!

“Tất cả mọi người, từ thủ tướng, đến các quan chức trong chính phủ, đến từng người dân đều cần phải có trách nhiệm để giải quyết vấn đề này. Nó thực sự là vấn đề lớn: mỗi ngày, người dân VN đang mất trung bình 35 người chồng, vợ, con cái, anh chị em vì tai nạn giao thông. Gấp ba số đó bị thương nặng. VN mất 2-3% tổng thu nhập quốc dân vì tai nạn giao thông, tương đương với 1 tỉ USD. Chúng ta còn cần thêm bằng chứng gì nữa không? Cần ai đó trong quốc hội nói rằng: Thôi nhé, thế đủ rồi! Hãy làm điều gì đó!” – Greig Craft
Ông Greig Craft, một thương gia người Mỹ, đến VN để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tháng 9-1989 khi đang là nhà kinh doanh và tư vấn kinh tế thành đạt. AIPF được thành lập năm 1999, với số vốn ban đầu (cộng cả chi phí xây dựng nhà máy sản xuất mũ Protec) là khoảng 1 triệu USD của ông Greig Craft. Ông cũng nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều tổ chức và cá nhân khác. Với mục đích tạo sự lựa chọn khác về mũ bảo hiểm cho người dân VN, ông Greig Craft và tổ chức của ông đã đo đạc, nghiên cứu và tạo ra chiếc mũ Protec phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của VN. Hiện các dự án phi lợi nhuận của ông đang được triển khai ở khoảng 20 tỉnh, thành tại VN, trong đó có các vùng nông thôn. “Điều khác biệt là ở thành phố thì người ta có nhiều tiền để có thể mua xe máy và mũ bảo hiểm hơn. Trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo cần sự giúp đỡ hơn bất kỳ ai. Các vụ tai nạn ở nông thông gây thảm hoạ không kém ở thành thị.”

Vũ công ba lê

Hình này chụp tại vườn thú Berlin. Đáng yêu quá.
Hình này chụp tại vườn thú Berlin. Đáng yêu quá.

Đây là bài viết ít lâu sau khi mình đi bán hàng tại London. Đi làm chỉ là xem thực sự, người lao động ở London sống thế nào? Chuyện này thật là dài, khi nào có dịp sẽ kể.

ừ bé mình đã hâm mộ các vũ công ba lê. Họ đẹp, người mảnh mai, cao ráo, trắng trẻo, tóc dài. Họ như những thiên thần trên sân khấu lung linh.
Tuần trước, mình đi xem vở ba lê “Alice ở xứ sở thần tiên” tại nhà hát Conliseum ở London. Nhà hát được xây dựng từ năm 1904, như một cái cung điện huy hoàng tráng lệ. Lần đầu tiên được xem các vũ công ba lê xinh đẹp và tài giỏi biểu diễn, ngay trước mắt mình (trước mắt là tính từ vị trí dành cho loại vé 10 bảng, tức rẻ nhất trong các loại rẻ í). Thật là sung sướng làm sao! Mình cứ tròn mắt nhìn vào chân các vũ công. Họ không đi bình thường! Họ nhón! Họ kiễng! Họ đi bằng năm đầu ngón chân. Những hình ảnh trên truyền hình đã thật sự hiện hữu! Chắc họ phải vất vả tập luyện lắm, vì mình chỉ đi bộ với cả bàn chân cũng đã thấy mệt rồi, huống chi là đi bằng mũi chân! Mình ước mình cũng đi được giống họ, dù chả hiểu tại sao không đi bằng cả bàn chân cho nó nhanh! (Xin lỗi các vũ công ba lê ạ)
Rồi cũng có một ngày, ước mơ trở thành sự thật. Mình đã trở thành vũ công ba lê.
Trong một tiệm ăn có tên Meze Meze chuyên bán đồ Thổ Nhĩ Kỳ ở đường Turmil, London.
Đằng sau quầy salad với 20 món khác nhau.

Mỉm cười: “How can I help you?” – “Yes, may I have a large (small) box of salad please?” – “Yes, of course.” – “How would you like?”
Kiễng chân!
Nhón chân!

Đi bằng 10 ngón!

Vũ công ba lê làm gì, mình làm thế (với đầu mũi chân thôi).
Mình xoay qua xoay lại, múc cái này, bớt cái kia. Dân Anh ăn uống hay lắm. Một cái hộp salad mà họ cho vào đó “a little of everything”: tabule (đừng hỏi đó là gì vì mình chưa nhớ tên), carrot and garbage, tomatoes, beans, fruits, mushroom, couscous (cái này cũng đừng hỏi là gì), egg potatoes, tuna and beans… Thập cẩm đủ mọi thứ các loại, các mùi vị, trộn lên. Mà chả phải dân Anh không. Đủ cả: Nhật, Tàu, Pháp, Mỹ, Ý…
Ước mơ trở thành sự thật trong hoàn cảnh trớ trêu!
Vì mình bé quá, thấp quá. Mà cái quầy salad thì cao, rộng. Trước đây, người đứng bán là hai người chủ của tiệm ăn. Đàn ông, cao 1,75m. Tay dài.
Hàng ngày, từ 12-3h, mình mỉm cười duyên dáng, tươi tỉnh mời chào khách.
Đó là chưa kể thêm 2 tiếng thu dọn nữa. Vị chi là 5 tiếng.
Cố gắng tranh thủ đi làm trong thời gian nghỉ đông để kiếm tiền đi chơi.
Về đến nhà, mệt phờ ra.
Chả muốn làm gì.
5,35 bảng/ giờ = minimum wage ở Anh.
Được cái gần nhà, không phải đi lại.


Hôm nay thấy bếp nhà mình sạch. Chợt nhớ là mình tự nhiên lau chìu kỹ hơn mọi ngày. Lại nhớ phim Anh sáng đô thị (City Light) của vua hề Charles Chaplin. Cảnh anh thợ máy vặn nhiều ốc vít bị tẩu hoả nhập ma, ra đường cứ chạy theo các bà các cô có nút áo trên người để vặn.
Lao động là vinh quang! Không ngại khó! Không sợ khổ! Hự hự. Dừng lại không dám ho tiếp, vì nếu ho tiếp sẽ bị ngồi sụp xuống vì đau sụn lưng và mỏi gối. Ho tiếp một cái nữa thôi nhé: Hự!

Cám ơn năm 2006, hy vọng năm 2007

Hình chụp đầu năm 2007.
Hình chụp đầu năm 2007.

Bài này được viết vào đầu năm 2007, trong một căn phòng ở ký túc xá tại London. Đọc lại thấy thích quá. Ngày đó, vẫn thật ngây thơ. Thích thế không biết…

“Chỉ còn 12 tiếng nữa là sẽ bước sang năm mới. Ôn cố nghinh tân một tẹo nào: * Năm 2006, những việc đã làm được:
– Nhận học bổng đi học tại Anh – một bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Mở mang tầm mắt, thay đổi tư duy, thúc đẩy khát khao (và cả loay hoay tự hỏi talawas, ta sẽ làm gì…Hic);
– Lần đầu tiên nhìn thấy tuyết rơi và leo lên đỉnh núi tuyết cao nhất châu Âu;
– Đến được thêm 2 nước nữa là Scotland và Thuỵ Sĩ;

– Bắt đầu thích nấu ăn, biết nấu ăn, và nấu ăn ngon (mẹ sẽ mừng lắm đây);

– Có một mối quan hệ không nên có, và sẽ không duy trì;

– Hiểu hơn về đất nước Anh;
– Hiểu hơn về bản thân mình, trầm tĩnh hơn và hiểu rõ đâu là thứ có thể đem lại hạnh phúc cho mình chứ không chạy theo số đông nữa;

– Có bài viết đăng trên Tuổi Trẻ;
– Biết đến thẻ tín dụng và dùng nó một cách say mê (cái này là chít!);

– Hiểu rằng tình yêu là thứ xa xỉ với mình (ở thời điểm hiện tại);

– Hiểu rằng hạnh phúc lứa đôi nhiều khi là do điều may mắn. Không phải tốt là đã có hạnh phúc lứa đôi;
– Chưa học được thêm chút tiếng Pháp nào;
– Gặp nhiều người trẻ và rất giỏi;
– Dành nhiều thời gian nói chuyện với mẹ hơn để mẹ hiểu mình hơn và mình cũng hiểu mẹ hơn. Mình muốn hai mẹ con sẽ là hai người bạn của nhau;
– Bán đi cái xe máy Suzuki vừa đi vừa đẩy của mình. Nhớ nó ghê;
– Biết đến cái lạnh âm 15 độ C;

– Có thêm nhiều người bạn tốt;
– Nhận ra nhiều bạn không tốt;
– Hiểu rằng mình muốn trở thành một phóng viên giỏi;
– Không bị ốm.

* Mong ước cho năm 2007:
– Khoẻ mạnh;
– Bố mẹ và gia đình hạnh phúc;
– Mình sẽ đi đến được nhiều nước nữa: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ai Cập…(update năm 2008 là đã đến Pháp và Hy Lạp rồi)
– Tốt nghiệp loại khá; (đã làm được)
– Trở về VN sẽ làm việc cho một tờ báo mà mình yêu thích; (đã làm được)

– Học thêm tiếng Pháp; (chưa)

– Gặp được người đàn ông của đời mình; (hình như là có gặp…)
– Những người thân đều an lành;
– Người yêu cũ hạnh phúc với gia đình, bồ cũ cũng thế; (hình như là như vậy)

– Bạn bè gặp nhiều may mắn; (có vẻ là thế)
– Khôn ngoan hơn, giỏi giang hơn; (không biết, giờ vẫn thấy ngu:(()
– Làm chủ cuộc đời mình và có cuộc sống khoa học và văn minh. (có lẽ thế)
Còn nhiều nữa nhưng đấy là mục tiêu không nhìn thấy được và cần thời gian. Trước mắt, tạm thế đã, nhẩy?!

York rất đẹp

York là một thành phố của Anh. Xinh xắn cực kỳ, truyền thống cực kỳ, văn hóa cực kỳ. Ôi nhớ quá…Chỗ này có bảo tàng về tàu lửa lớn nhất thế giới. Mình nghĩ tàu hiện nay của VN ta mà được bày ở đây, chắc hẳn cũng phải chiếm vị trí trang trọng lắm. :-). Khẹc khẹc.