Cấm TikTok? Cấm thì không khó bằng dạy cách dùng đúng

Ảnh: GETTY

Chúng ta cứ hay nói đến chuyện cấm cái gì đó khi mình không kiểm soát được.

Chúng ta cổ súy cho tự do ngôn luận nhưng ai đó nói khác ý mình là không chịu, và đòi trừng phạt.

Tiktok đã bị cấm ở nhiều quốc gia, trong đó Mỹ có thể sẽ cấm.

Lý do cấm quan trọng nhất là vấn đề quyền riêng tư của người dùng và sự an ninh quốc gia. Chiến tranh thông tin là chuyện không thể đùa được thời buổi này. Nhưng cũng có rất nhiều lý do khác, liên quan tới kinh tế, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự kiểm soát thông tin. Những thứ mà nếu chỉ đọc thông tin ta sẽ chỉ biết được phần nổi của tảng băng. Nếu lý do khơi khơi thế thì còn gì là China-US relationship. Chúng tôi phải phức tạp hơn thế chứ (thuyết âm mưu).

Nhưng mình nghĩ, TikTok giống như một công cụ, công cụ này rất đa năng, nó vừa giải trí, nó vừa giáo dục, nó vừa cung cấp thông tin nhảm nhí, vừa tạo ra nhiều thứ sai lệch, phỉ báng, độc hại, nhưng nhiều người đã trở thành chuyên gia trên đó, kiếm được vô số tiền trên đó. Tiền nhiều không kể xiết. Trong khi đó, với rất nhiều người khác lại tốn thời gian vô ích không kể xiết.

Và bạn có nhớ không, thời gian là thứ không trở lại bao giờ.

Continue reading

Truyền thông xã hội định hình lại báo chí

Người ta đề cập tới Facebook, Twitter hay các trang web truyền thông xã hội khác trong số những xu hướng của báo chí hiện đại. Chuyện gì đang xảy ra khi các ấn bản và các hãng truyền thông hàng đầu thế giới như Reuters, CNN, CBS, Spiegel, Cosmopolitian… đều “tự giác” đưa nội dung của mình lên các website này mà không được xu nào bỏ túi.

Nội dung luôn là yếu tố sống còn của họ, website là nơi họ có quảng cáo. Vậy nếu website của họ không còn là nơi duy nhất khách hàng có thể đọc nội dung tin tức, thì có đáng lo ngại không?

“Người giới thiệu tin bài đáng tin cậy”

Sự kết hợp một cách chủ động (mà thực ra là không còn chọn lựa nào khác) giữa các hãng tin và Facebook hay Twitter là một ví dụ nữa của tình huống hai bên cùng thắng (win-win solution).

Nhà làm phim, nhà báo Rory O’Connor (tác giả của cuốn “Shock Jocks: Hate Speech and Talk Radio”, AlterNet Books, 2008; và blog Media Is A Plural), trong email trao đổi với Randi Zuckerberg, thuộc bộ phận Marketing của Facebook đã được lý giải phần nào vì sao Facebook hay Twitter trở thành mục tiêu để quảng bá tin tức của các hãng tin, hay các ấn bản mà xét về uy tín, tuổi đời, tuổi nghề, hay lịch sử tồn tại thì vượt quá xa Facebook hay Twitter.

Randi giải thích, khi công chúng mất dần niềm tin với báo chí và báo chí đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin, số phát hành giảm, sáp nhập, đóng cửa các văn phòng chi nhánh ở các khu vực, Facebook hay Twitter xuất hiện như các công cụ giúp con người tìm và chia sẻ tin tức và thông tin với nhau.

Website của Telegraph (Anh) có lượng người xem đông nhất ở nước này với khoảng 30 triệu người, đã có được 8% độc giả nhờ các site dạng truyền thông xã hội hay chia sẻ tin tức. Một con số khiến nhiều website khác đã phải suy tính khi vẫn còn lưỡng lự chưa tham gia vào cuộc chạy đua kết hợp với các website khác.

Randi Zuckerberg cũng đưa ra khái niệm “người giới thiệu tin bài đáng tin cậy” như một lý do dẫn tới thành công của các ấn bản hay tập đoàn truyền thông khi nội dung của họ được người dùng Facebook hay Twitter chia sẻ trên website.

Nếu người dùng nhận được một đường link về mọt bài báo, một clip tin tức, một video từ một người

Từ trước tới nay, khi muốn biết tin tức, độc giả thường muốn nội dung từ các chuyên gia, các hãng tin đáng tin cậy hay phóng viên có uy tín. Bây giờ cũng vẫn vậy. Nhưng khi thị trường tin tức đã trở nên quá bão hòa, bây giờ đến mức người ta dựa vào bạn bè để lọc tin.

Khi bạn nhận được một clip từ một người bạn, với tiêu đề: Xem cái này đi, hay lắm, cũng giống như bạn được giới thiệu một nhà hàng mới, hay bộ phim hấp dẫn. Bạn có xu hướng thích thưởng thức hơn.

Xu hướng dễ nhận ra hiện nay là tất cả các hãng tin, tổ hợp truyền thông, các tờ báo lớn trên thế giới đều tạo trang con của mình trên Facebook, có danh sách bạn bè lên tới vài chục hay vài trăm ngàn người. Đó chính là “người giới thiệu đáng tin cậy” miễn phí để họ lấy thêm độc giả.

Các website xã hội thường được nhìn nhận là nơi ai đó tự đánh bóng bản thân và xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.

Người dùng đưa hình của họ, ngôi nhà của họ, quan điểm của họ, nói cho bạn bè biết họ đang làm gì hay nghĩ gì. Nếu bạn chỉ nhìn vào profile và đưa ra kết luận như vậy thì e rằng bạn hơi…vội vã.

Thực tế, bạn đang bỏ qua một xu hướng lớn về các họat động trên các website này đang xảy ra cùng vào thời điểm đó. Những người sử dụng Facebook tham gia vào các nhóm (group) có cùng chung sở thích, mối quan tâm, gốc gác…để thảo luận các vấn đề, các chủ đề, chuẩn bị cho các hoạt động quan trọng với họ.

Họ có thể trở thành “người hâm mộ” của những người nổi tiếng, những thương hiệu, những nhân vật của công chúng, những sản phẩm của doanh nghiệp. Họ chia sẻ hình ảnh, thông tin với bạn bè khi mình đến nơi này nơi kia; đọc các bài viết của bạn bè, xem cuốn sách nào đang gây sự chú ý, và cập nhật tin tức. Quan trọng hơn cả, mọi người dùng Facebook để xem điều gì mới đang xảy ra với bạn bè họ và thế giới xung quanh họ.

Bạn sẽ thấy mình có bạn mới, mình học những thứ mới mà mình chưa từng biết.

“Kết nối”

Ngày càng nhiều những người làm truyền thông hiểu tầm quan trọng của việc cho phép người đọc tiếp cận nội dung ở bất kỳ nơi đâu mà họ muốn trên Internet, chứ không chỉ là website của tờ báo hay hãng tin của mình.

Bạn đọc bây giờ muốn có luôn mọi thứ trên Facebook khi họ đang lướt web xem bạn bè đang làm gì, nghĩ gì, có gì hay, thay vì phải mở một cái cửa sổ khác. Các ứng dụng trên Facebook cho phép người dùng tạo thêm các chức năng khác nhau. Phóng viên, dĩ nhiên, không thể để quên nguồn vốn như vậy.

Facebook là nơi họ có thể tìm và gửi tin nhắn, email, kết nối với những nhân vật họ cần, hay vừa gặp trong một cuộc hội thảo.

Truyền thông xã hội không chỉ bổ sung mà còn có thể “hất cẳng” di sản của truyền thông chính thống, tùy theo cách bạn nhìn và thích nghi.

Ra đời năm 2006, hiện đã có hàng triệu người dùng, Twitter đang trở thành nguồn tin bạn có thể dùng vào thời điểm bạn muốn, ở nơi bạn cần. Đồng sáng lập Twitter, Biz Stone, cho rằng đây chính là dịch vụ điểm tin 24/7 cho tất cả mọi người trên thế giới.

Bạn cần thể biết xu hướng hiện nay là gì, hay chủ đề gì đang được bản tán, cộng đồng trong Twitter có thể thông báo đến cho người khác vào thời gian thực luôn. Vụ động đất gần đây ở California đã lên Twitter 9 phút trước khi hãng tin AP đưa ra dòng thông tin đầu tiên.

Vì vậy, xu hướng bây giờ là mọi người sẽ lên Twitter xem ở đâu có gì đang diễn ra trước khi lên các website chính thống. Nhưng Twitter không hẳn chỉ là công nghệ, mà là ý tưởng kết nối nhóm nhanh hơn và hiệu quả hơn.

New York Times, kênh CNN đã dùng Twitter. Họ nhanh chóng chiếm lĩnh, tích cực tham gia, thu hút nhiều người theo dõi và theo dõi nhiều người. Rick Sanchez ở CNN tất nhiên cũng dùng Facebook và Twitter để có sự phản hồi ngay lập tức của độc giả.

Và thực tế, rất hiếm phóng viên hiện nay không dùng Facebook hay Twitter.

Các chuyên gia cho rằng, sự đáng tin cậy của báo chí vẫn là lá bài chủ chốt trong việc giữ độc giả. Các công cụ truyền thông xã hội góp phần quan trọng để lọc thông tin.

Không ai chỉ dựa vào mạng truyền thông xã hội để biết tin tức của mình.

Facebook và các mạng xã hội khác như MySpace, LinkedIn, và Twitter là những dụng cụ rất hữu tích cho việc đưa tin, quả thực đã thay đổi cách làm báo, và cách báo chí tiếp cận khách hàng của mình.

Box: “Evan Smith, chủ tịch và là Tổng biên tập của tạp chí Texas Monthly đã tìm ra cách để két nối các nguồn tin của mình. Ông dùng Facebook và kết nối với khoảng 100 thành viên của cơ quan lập pháp Texas ở trên Facebook. Ông chat với họ về những vấn đề đang xảy ra ở đồi Capitol, liên hệ với thư ký của họ để có những tin tức hay. Smith nói, rõ ràng không nhớ đời mình đã thế nào trước khi ông đăng ký dùng vào cuối tháng 12- 2008. Trước khi Facebook, một phóng viên tự do sẽ phải gọi điện cho CEO, đợi được gọi lại, hoặc gửi email theo địa chỉ công ty và cầu mong ai đó sẽ đọc. Còn Robert MacMillan, của hãng tin Reuters, nói Facebook giúp cho anh dễ có được các tin độc hơn. Các nguồn sẽ gửi anh tin nhắn cho anh qua Facebook hay Twitter: “Có vụ này hay lắm. Đến mà xem”.

(Tổng hợp  từ các nguồn trên mạng)