Forbes Việt Nam số 16: Lên mạng học

screenshot_2©Forbes Việt Nam số 16. Tháng 9.2014

Mỗi ngày, Nguyễn Thành Chung, 37 tuổi, phó giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty CPharma (Hà Nội) dành trung bình khoảng 30 phút truy cập vào hệ thống giảng dạy trực tuyến của tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica (Topica) để trả lời câu hỏi của học viên các khóa học phát triển kỹ năng cá nhân, marketing căn bản, quản trị marketing mà anh giảng dạy.

Chung không phải là giảng viên theo lối truyền thống. Topica tìm thấy Chung trên LinkedIn năm 2011. Anh chủ yếu điều phối các cuộc thảo luận của học viên qua mạng và ít khi gặp trực tiếp học viên trên lớp. Theo quy chế về đào tạo từ xa của bộ GD-ĐT, các học viên của Chung không phải thi đầu vào, họ lấy tài liệu học qua mạng, nhưng làm bài thi ở lớp theo cách truyền thống. Chung thuộc số hơn 1.000 “giảng viên doanh nghiệp,” là các nhà quản lý, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, tổ chức tham gia chương trình giảng dạy cấp bằng cử nhân dựa trên nền tảng công nghệ của Topica. Chung ví “Topica như khu công nghiệp, còn các trường là nhà máy thuê đất, sản xuất. Topica cũng là nơi tìm khách hàng, bán sản phẩm của các trường.” Continue reading

Forbes Việt Nam số 28: Đào tạo hướng nghiệp (ở RMIT Việt Nam)

screenshot_49©Forbes Việt Nam số 28

Màu đỏ của khung thép bọc ngoài tòa nhà AB2 trong trường đại học quốc tế Công nghệ Hoàng gia Melbourne tại Việt Nam (RMIT Việt Nam) khiến nó nổi bật trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP.HCM. Tòa nhà sáu tầng hiện đại hoàn thành năm 2013 với chi phí 20 triệu đô la Mỹ. Văn phòng của giáo sư Gael McDonald, hiệu trưởng kiêm giám đốc nhà trường treo những tác phẩm của các họa sĩ đương đại quen thuộc ở Việt Nam như Tiffany Chung, Trần Văn Thảo, Nguyễn Mạnh Hùng.

Là hiệu trưởng chính thức thứ ba của RMIT Việt Nam, người phụ nữ New Zealand có phong thái trẻ trung này nhậm chức hơn một năm trước, nhưng bà vẫn giữ nguyên cách bài trí như thời người tiền nhiệm. “Tôi đã thay đổi và bổ sung hầu hết các vị trí quản lý của trường từ khi đến đây, nhưng sẽ không thay các bức tranh này, mà chỉ mua thêm các tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam thôi,” bà nói.

Hỗ trợ cộng đồng nghệ thuật địa phương là một chính sách của RMIT Việt Nam, vì “chúng tôi là trường học Việt Nam,” bà giải thích. Nhưng thực tế, RMIT Việt Nam là trường đại học quốc tế 100% của Úc, phân viện duy nhất ở nước ngoài (offshore campus) của RMIT, được xem là thành công điển hình và mô hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đại học ở Việt Nam đã chứng minh được hiệu quả sau 15 năm hoạt động.

Continue reading