Ấn Độ từng là thuộc địa của Anh. Ở Anh nhiều dân Ấn một cách khủng khiếp. Một người bạn của tôi nói rằng bây giờ là lúc dân Ấn “thuộc địa hoá” nước Anh. Híc híc. Thôi, vòng vèo vớ vẩn. Đi đến chủ đề chính. Những nguyên tắc đạo đức báo chí này được áp dụng từ năm 1968. Chú ý đến từ “nên” và “phải”.
1. Một nền báo chí tự do chỉ có thể phát triển lành mạnh và tốt đẹp (flourish, chứ không chỉ là develop) trong một xã hội tự do. Chủ nghĩa tập thể là một mối đe dọa cho cho cơ cấu của xã hội tự do của chúng ta và cho sự thống nhất của quốc gia.
2. Báo chí có một vai trò thiết yếu trong trong việc hoàn thiện những mục tiêu cơ bản đề ra trong hiến pháp, như dân chủ, chủ nghĩa thế tục (phi tôn giáo), sự thống nhất đất nước và hoà hợp, và pháp trị. Nhiệm vụ của báo chí là giúp thúc đẩy sự hợp nhất và đoàn kết trong trái tim và khối óc của mọi người, và không xuất bản những tài liệu kích động sự căm thù giữa các tộc người.
3. Để làm được việc này, báo chí nên theo những hướng dẫn sau khi tường thuật những sự vịêc xảy ra trong đất nước:
a) Nên thận trọng trong tất cả các bình luận, xã luận và thể hiện ý kiến, dù qua các bài viết báo, thư gửi tổng biên tập, hoặc bất kỳ thể loại nào và không có những công kích tục tĩu chống lại lãnh đạo hoặc cộng đồng, hoặc kích động bạo lực.
b) Tránh những lời cáo buộc chung chung khi chưa có đủ bằng chứng, tạo sự nghi ngờ và vu khống bôi nhọ đối với lòng yêu nước và sự trung thành với bất kỳ cộng đồng nào.
c) Tương tự như vậy, tránh những cáo buộc chung chung chống lại bất kỳ cộng đồng nào dựa trên sự phận biệt không công bằng, gây nên sự thù ghét và căm giận giữa các cộng đồng.
d) Nhưng dù vậy, không nên bác bỏ sự thật, hay cố tình làm méo mó tin tức.
e) Tin về những tai nạn liên quan đến sự mất mát cuộc sống, vô luật pháp, đốt phá, v.v, nên được miêu tả, tường thuật, và đặt tít trong điều kiện nghiêm khắc khách quan, và không nên thể hiện một cách nặng nề.
f) Các loại tin tức giúp ích cho hoà bình, hoà hợp và giúp lập lại hoặc duy trì luật pháp và trật tự nên được ưu tiên trước các loại tin khác.
g) Sự cẩn trọng lớn nhất cần được thực thi trong việc chọn lựa và xuất bản hình ảnh, tranh biếm, thơ…để tránh tạo ra cảm xúc mạnh mẽ hoặc sự thù hận giữa các tộc người.
h) Tên của các tộc người không nên được đề cập kèm với từ “cộng đồng chiếm đa số” hay “cộng đồng chiếm thiểu số” trong tường thuật tin tức.
i) Nguồn tin cung cấp số liệu thương vong luôn nên được đề cập đến (trong bài viết).
j) Không sự thật hoặc con số nào nên được xuất bản nếu trước đó không có sự xác minh đầy đủ theo khả năng của phóng viên. Tuy nhiên, nếu sự xuất bản tin tức hoặc con số đó có thể có ảnh hưởng tới cảm xúc mạnh mẽ của cộng đồng, những tin tức và con số này có thể không nên đưa ra.
Nguồn:http://www.medialaw.com.sg/ethics/jcode.htm