Review mấy cuốn sách về báo chí vừa ra mắt

Ảnh: Lam Điền/Tuổi Trẻ
Ảnh: Lam Điền/Tuổi Trẻ

Trong cuốn Beyond News – The Future of Journalism (Hơn cả tin tức – Tương lai của báo chí), tác giải Michelle Stephens nhận định “Sau 1,5 thế kỷ các nhà báo đưa tin tức mới nhất tới công chúng, nay đã đến lúc họ phải đưa một cái gì khác.”

Ôi, cái khác đó là cái gì? Từ xưa tới nay, báo chí chỉ tập trung vào chức năng đưa tin, với tiêu chuẩn ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào, như thế nào. “Báo chí chất lượng” được tác giả mô tả giống như Ernest Meissonier, một hoạ sĩ tài danh được ngưỡng mộ nhất ở Paris và thế giới (đã qua đời năm 1891) vẽ siêu phẩm về Napleon và đội quân của mình ở Friedland năm 1807. Bức tranh mất tới 12 năm để hoàn thành, với độ chính xác tới kinh ngạc, đặc biệt là những con ngựa. Ông lý giải sự thành công của mình: “Tôi vẽ như bất kỳ ai. Chỉ khác là tôi luôn luôn quan sát.” Ông luôn tin rằng mình là một phần của truyền thống thể hiện honesty, conscientiousness và truthfulness.” Cái thời thế kỷ 19 đó, những nỗ lực chi tiết kiểu đó bị cho là phí thời gian. Continue reading

Vài suy nghĩ về nghề báo nhân 21.6

no-ideas-and-the-ability-to-express-them-thats-a-journalist-karl-kraus

Nghề nghiệp nào cũng có  những tiêu chuẩn làm nghề nhất định, gọi là code of conduct. Người làm báo xưa nay vẫn theo những tiêu chuẩn của nghề nghiệp như trong mỗi bài viết đều đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, đa chiều. Cùng với sự thay đổi lớn lao và nhanh chóng của công nghệ, báo chí nói chung và những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói riêng đang trải qua những sự thử thách khắc nghiệt để có thể tồn tại tử tế với nghề. Tử tế theo cách là lương tâm ta đồng ý rằng đó là tử tế, và đủ để sống tử tế, tức là thu nhập chính để nuôi sống ta đến từ viết báo. 

Thử thách thì thời nào cũng có, nhưng có thể nói chưa bao giờ thử thách lại dồn dập và liên tục thay đổi như thời đại công nghệ này. Thử thách đến từ thói quen tiếp nhận tin tức đã thay đổi, mô hình hoạt động kinh doanh cũ đã thất bại, chưa có mô hình chứng minh được giá trị bền vững và đem lại lợi nhuận thay thế, đạo đức báo chí luôn bị đặt dấu hỏi, và bản thân những người làm báo cũng luôn rơi vào tình trạng không biết những giá trị mà họ từng tôn thờ này còn hợp thời hay không. Continue reading