TRANG iREPORT.COM CỦA CNN

CNN được coi là người tiên phong trong việc mời gọi độc giả tham gia làm tin tức, và thực tế, rất nhiều tin tức đã được sử dụng trong các chương trình của CNN.

Về việc trả nhuận bút, tôi không biết CNN thế nào, nhưng BBC thì không trả bất kỳ khoản tiền nào cho các độc giả gửi thông tin, hình ảnh đến cho BBC.


Mô hình của CNN là một mô hình rất thú vị, tuy nhiên, chỉ để mang tính tham khảo ở một số nước. Ứng dụng đến đâu còn tùy tình hình.


Về iReport.com


Là một trang web do CNN lập nên, về cơ bản là một dạng phiên bản YouTube dành cho tin tức, nơi bất kỳ một độc giả nào cũng có thể gửi tin bài của họ.


Mục đích

Các hãng thông tấn hiện nay thường tìm mọi cách thu hút sự đóng góp của độc giả để lấy hình ảnh, video hay những bản tin có nhân vật chứng kiến, nhưng họ cũng phải tìm cách làm thế nào tập hợp những thông tin do độc giả cung cấp mà vẫn đảm bảo tính chính xác và chất lượng.


Lý do CNN quyết định cho ra một trang web iReport.com biệt lập với CNN.com là vì họ muốn vạch ra sự phân biệt rõ ràng giữa những thông tin đáng tin cậy của CNN.com và một trang web do độc giả tạo ra như iReport.

Sẽ dễ dàng hơn cho độc giả để nhận ra sự khác biệt trong nội dung nếu hai trang web này hoàn toàn độc lập với nhau.


Từ tháng 8/2006, CNN bắt đầu khuyến khích độc giả gửi tin ảnh và video trên CNN.com dưới tên thương hiệu “iReport”, tuy nhiên chỉ những hình ảnh và video đã được các nhà báo CNN hiệu đính kỹ càng.

Trang web đã nhận được gần 100,000 tin ảnh và video, nhưng chỉ 10% trong số đó được xuất bản.


Còn giờ đây tất cả những tin ảnh, video đó và tất cả những thứ độc giả sẽ gửi tới có thể tìm thấy trên iReport.com.


Hoạt động

CNN phát triển iReport như một diễn đàn dành riêng cho độc giả.

Tất cả nội dung gửi tới sẽ không được đọc trước hay hiệu đính trước bởi CNN, bởi vậy trách nhiệm thuộc về độc giả khi họ sẽ quyết định cái gì là quan trọng, cái gì là thú vị, cái gì là tin.


CNN sẽ không can thiệp nhiều vào việc kiểm soát tin bài sau khi đăng: Độc giả có thể phát hiện ra những tin bài vi phạm các nguyên tắc chung và các biên tập viên iReport.com sẽ xem lại và quyết định có gỡ xuống hay không. CNN cũng cung cấp một số nguyên tắc báo chí cơ bản trên trang web iReport này.

Tất cả các nội dung mà độc giả iReport tạo ra sẽ có thể tìm thấy trên trang web trực tuyến. Độc giả cũng có thể vào trang www.cnn.com/iReport để xem những tin bài đã được hiệu đính và đã xuất hiện trên kênh CNN và CNN.com.

Đồng thời iReport.com sẽ gán cho những tin bài này với đuôi “trên CNN” (on CNN) để chỉ ra rằng những tin bài này đã xuất hiện trên kênh CNN hoặc CNN.com.


Trước khi một iReport được đưa lên truyền hình CNN hoặc trên CNN.com, nội dung của nó cũng được hiệu đính như bất kỳ tin bài nào khác của CNN.

Các nhà báo CNN sẽ thực hiện các bước để xác thực những sự kiện đưa lên iReport, và xem xét nó có thích hợp để đưa lên hay không.

iReport.com sẽ tập trung vào những gì mà công chúng cho là tin tức, là nơi để những người sử dụng Internet đưa tin và tham gia hơn là chỉ để giải trí.

Khái niệm “cộng đồng” trên các trang web tin tức thường nói về phản ứng của công chúng đối với tin tức được tường thuật bởi báo chí chính thống.

iReport.com không chỉ mời độc giả gửi tin bài của họ mà còn tạo ra những diễn đàn cho độc giả nơi họ sẽ định hướng tin tức chứ không chỉ chạy theo tin tức.


Hiện tại thì trang iReport vẫn từng bước được hoàn thiện, và lời khuyên của họ dành cho các hãng thông tấn khác muốn thử hình thức mới mẻ này là: hãy cố gắng thật cởi mở và rõ ràng đối với độc giả của bạn.

(Nguồn: http://www.poynter.org/column.asp?id=32&aid=138326)
Dịch: Đoàn Hằng

“Báo chí truyền thống đang kết thúc vận mệnh của mình” 12.12.2007 05:05

Oh Yeon Ho, từ Hàn Quốc, là người sáng lập ra báo chí công dân nước này. Theo đó, những công dân bình thường cũng có thể tham gia vào một tổ chức thông tin.

Các thông tin trong các bản tin do người dân gửi tới được những biên tập viên lành nghề ngồi trong phòng làm việc của OhMyNews kiểm tra kỹ càng, đối chiếu và biên tập.

Với OhMyNews, Oh đã làm cuộc cách mạng với báo chí ở Hàn Quốc, cho phép mọi công dân tường thuật mọi sự kiện từ nơi của họ. Loan trích dịch bài trả lời phỏng vấn của anh trên tạp chí Tempo (Indonesia)


Tempo: OhMyNews là một khái niệm báo chí mang tính đột phá. Anh bắt đầu thế nào?


Oh Yeon Ho: Tôi bắt đầu sự nghiệp làm báo của mình năm 1988 sau khi tốt  nghiệp đại học.

Tôi làm cho một nguyệt san tên là Mal – tức là nói sự thật. Đây là một tạp chí nhỏ, đặc biệt nếu so sánh với các ấn phẩm chính thống khác. Tôi làm việc cho tạp chí 11 năm.

Khi đó, tôi cảm thấy rõ ràng là thị trường tin tức bị bóp méo bởi truyền thông chính thức.

Vấn đề chính là quá trình tạo nên ý kiến công chúng, vì các tờ báo có khuynh hướng bảo thủ có quá nhiều ảnh hưởng tới thị trường.

Tôi cảm thấy rằng nhiều tiếng nói công dân cần thiết để làm cho tiếng nói công luận dân chủ hơn.

Vì vậy tôi nghĩ ra khẩu hiểu ‘mọi công dân có thể là nhà báo. ‘ Như bạn biết, báo chí thế kỷ 20 là báo chí một chiều: phóng tường thuật và độc giả đọc. Nhưng tôi muốn tạo ra báo chí hai chiều nơi độc giả có thể tham gia vào việc hình thành ý kiến công chúng. Tôi nghĩ Internet đem đến khả năng thma gia đó.


Tôi đã quan sát 11 năm để đưa ra khái niệm rằng mọi người đều có thể trở thành phóng viên. Rồi tôi nhận thấy Internet cho những công dân bình thường cơ hội đó. Vì vậy năm 2000 tôi hình thành OhMyNews.


Tempo: Anh duy trì chất lượng thế nào nếu nguồn tin đến từ những người khác nhau?


Oh Yeon Ho: Chúng tôi đã mở ra cơ hội cho tất cả công dân, nhưng mọi bài viết từ cá nhà báo công dân đều phải sàng lọc và kiểm tra bởi những nhân viên của chúng tôi.

Đó là lý do chúng tôi có 15 người làm việc này. Hiện nay, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nọi dung do người dùng tạo ra, như là blog truyền thông cá nhân.

Nhưng blog không phải là nội dung được gửi đến từ người thứ ba.

Nhưng OhMyNews kiểm tra mọi bài viết của công dân để đảm bảo rằng mọi bài viết đều có sự chính xác. Về việc này, chúng tôi rất khác biệt so với những blog cá nhân.

Tempo: Tôi đoán rằng vì các nguồn bài viết đến từ các công dân trên khắp thế giới nên không cần thiết OhMyNews phải có một quan điểm chính trị cụ thể.

Ví dụ, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, người ta nói rằng anh rất ủng hộ ông Roh.

Làm thế nào để OhMyNews tránh bị những nhà báo công dân lạm dụng?

Oh Yeon Ho: Từ đầu chúng tôi đã công bố rằng chính sách biên tập của chúng tôi xét từ vị trí cải cách và dân chủ. Vì chúng tôi muốn cân bằng giữa những người bảo thủ và những người cấp tiến. Rất nhiều vị trí trong truyền thông truyền thống là bảo thủ.

OhmyNews cố gắng cân bằng 50-50. Vì vậy chính sách biên tập của chúng tôi đưa đến việc độc giả chủ yếu là những người có đầu óc cải cách và trẻ.


Họ ở tầm tuổi 20-35. Tự động họ sẽ trở thành những nhà báo công dân. Chúng tôi cũng chấp nhận những tiếng nói bảo thủ nữa. Nhưng những người tham gia chính, những độc giả chính là những người trẻ tuổi. Vì vậy, nhìn chung, màu sắc của chúng tôi là cấp tiến.


Tempo: Cấp tiến hơn bảo thủ. Anh biết điều này và anh cảm thấy thoải mái?


Oh Yeon Ho: Đúng vậy. Tôi cảm thấy thoải mái vì báo chí chính thông quá bảo thủ. Tôi cảm thấy chính phủ có trách nhiệm và nghĩ vụ tạo nên những tiếng nói khác.

Nhưng có thể là năm năm sau, nếu ý kiến công chúng ở Hàn Quốc dân chủ hơn, có thể chúng ta sẽ thử chuyển đổi vị trí của của mình để thu hút độc giả hơn. Hiện giờ chúng ta đang chịu những hạn chế.

Độc giả của OhmyNews cấp tiến, nhưng nếu chúng ta đi bước tiếp theo, chúng ta có thể thu hút được những độc giả bảo thủ. Nhưng bạn biết là thu hút độc giả ở hai thái cực khác nhau không phải dễ.


Tempo: Thế thì báo chí ở Hàn Quốc đang đi về đâu? Tương lai thế nào?


Oh Yeon Ho: Tôi vừa dự một hội nghị của UNESCO, nơi tôi gặp rất nhiều nhà báo. Có nhiều người từ các nước đang phát triển nói rằng họ bị hạn chế tự do báo chí.

So với họ, tôi cảm thấy hạnh phúc. Nhờ phong trào dân chủ những năm 1980, đến nay chúng tôi có tự do báo chí 100%. Bây giờ, nhờ cả Internet nữa, báo chí Hàn Quốc đang chuyển dịch mạnh.

Tôi nghĩ báo chính thống đang mất đi quyền lực. Trong tương lai, tôi nghĩ truyền thông mới, các cổng thống tin sẽ có cơ hội đưa lên tiếng nói của người dân. Điều thú vị là báo chí truyền thống cũng đang thay đổi vị trí.

Tức là truyền thông Internet có rất nhiều quyền lực, đặc biệt trong việc tương tác với độc giả. Vì vậy tôi thấy cả truyền thông cũ và mới đều tiến hóa và cùng tồn tại song hành.. Tất nhiên, báo chí truyền thống thì thay đổi, nó đang kết thúc vận mệnh của mình.


Tempo: Trong số những loại hình truyền thông mà anh đề cập, đâu là cạnh tranh lớn nhất của OhMyNews?

Oh Yeon Ho: OhMyNews vẫn làm một công ty nhỏ. Tôi biết sức mạnh của chúng tôi khi so sánh với các loại hình khác. Chỉ mới bảy tuổi, đây chỉ là điểm khởi đâu. Khi chúng tôi nhìn về tương lai, đối thủ cạnh tranh không phải là báo in, không phải là báo hình hay báo tiếng mà sự cạnh tranh sẽ ở trong lĩnh vực Internet. Hiện các site portal đang trở thành những công ty lớn.

Họ có tiền, có độc giả, ngày càng phát triển.


Tempo: Dự án tiếp theo của anh là gì?


Oh Yeon Ho: Tôi vẫn muốn mình viết một cuốn tiểu thuyết.

Box: Oh, một phóng viên kinh nghiệm, đã phát triển ý tưởng về OhmyNews ở Mỹ, nơi anh là sinh viên. Ngày 22-1-2000, anh chính thức ra mắt OhmyNews ở Seoul và nó nhanh chóng trở thành một ấn bản có ảnh hưởng nhất tại nước này.Sinh năm 1964, Oh tốt nghiệp đại học Yonsei năm 1988 với bằng văn học Hàn Quốc. Anh cũng có bằng thạc sỹ báo chí ở đại học Regent tại Virginia, Mỹ và bằng tiến sĩ về truyền thông tại đại học Sogan ở Seoul. Anh nhận giải thưởng Wharton Infosys Business Transformation cho đóng góp công nghệ thông tin, tiên phong phát triển OhMyNews và sự ảnh hưởng lớn của nó tới xã hội Hàn Quốc. (http://english.ohmynews.com/)