Ai thấp kém hơn? Who is inferior?

Chuỗi phim Beyond the lobby về các khách sạn và khu nghỉ dưỡng lạ và đẹp nhất thế giới đã giúp tôi đỡ nghiền mỗi khi cơn thèm chu du trỗi dậy. Tập về khách sạn Royal Mansour (Morocco) đã kết thúc bằng một phỏng vấn ngắn của người dẫn chương trình và một người phục vụ phòng riêng, gọi là butler.

Nói thêm về khách sạn này, là khách sạn sang trọng nhất ở Morocco, trung bình 15 người phục vụ 1 khách. Nhân viên đều chủ yếu ở tầng hầm, đi lại trong một hệ thống rất tinh vi ở dưới, khách ở hầu như rất hiếm khi thấy họ, chỉ thấy phòng ốc lúc nào cũng đẹp đẽ sạch sẽ, như bà tiên trong quả thị hiện ra rồi biến mất. Đỉnh cao của luxury là sự riêng tư tuyệt đối. Ta không thấy ai mà không ai thấy ta.

Trong một buổi ngồi trò chuyện ở gia đình người butler, ở quê, một gia đình rất giản dị và đang có đời sống vật chất khá hơn nhờ đứa con đi làm xa, người dẫn chương trình hỏi: “Khi anh phục vụ anh có thấy mình thấp kém không?”

Continue reading

Những người không đọc sách

Tác giả Thomas Chatterton Williams trong một bài viết trên The Atlantic đã lập luận rằng: Nếu ta tự xác định mình là người bài sách / không đọc sách, thì điều đó gợi ý về một sự thiếu hụt về nhân cách (trong ta).

Thiếu hụt – deficiency – cũng như thiếu i-ốt ấy.

Thomas lập luận về việc chúng ta đang chứng kiến có nhiều người tỏ ra cool ngầu bằng cách bài bác chuyện sách vở, và còn tự hào khoe rằng tôi chẳng hứng thú gì với sách vở, tự hào vì là người không đọc sách. Tôi thành công là nhờ đời dạy, nhờ tôi khôn ngoan hơn người. Những lời tuyên bố đó không chỉ disturbing, mà còn vì nó được nói nhiều quá đến mức, tác giả nghĩ rằng nó sẽ tạo thành một suy nghĩ phổ biến, rằng không đọc sách vẫn thành công, thành người, vẫn làm ăn được và vẫn làm người được.

Continue reading

Học tiếng Pháp cho “sang”, hay tư duy thuộc địa của ngôn ngữ

Hôm qua, có một người đã gợi ý tôi học tiếng Pháp vì đây là một ngôn ngữ “sang”. Học tiếng Pháp thì tôi vẫn đang học trên Duolingo, nhưng lý do mà người đó gợi ý tôi học vì nó “sang” thì quả là một lý do lạ lẫm với tôi.

Tôi chưa bao giờ chọn học ngôn ngữ vì nó “sang”. Ở đất nước Việt Nam, chắc ít người có cơ hội tự do chọn theo học một ngôn ngữ nào đó vì nó “sang”. Nhưng học một ngôn ngữ vì lý do gì? Tôi cảm thấy rất tò mò muốn tìm hiểu và hồi tưởng lại những gì đã xảy ra với mình và với những người quanh mình liên quan tới quá trình học ngôn ngữ, để hiểu về xã hội mình đang sống.

Continue reading

Busyness isn’t a good business

Tôi luôn tự hỏi tại sao loài người tiến hóa rất nhanh, với vô số máy móc để giúp cho cuộc sống thuận tiện hơn, bớt phải dành thời gian cho những công việc lặp đi lặp lại (như lau nhà, giặt quần áo, nấu ăn…), nhưng chúng ta lại bận hơn, luôn cảm thấy không bao giờ hết việc.

Có lẽ, có một điều gì đó sai chăng?

Thực tế quả đúng là chúng ta không bao giờ hết việc. Làm xong việc này sẽ có việc khác trồi lên, hoặc việc khác đang chờ chúng ta giải quyết.

Nhưng đó là cuộc sống, bạn sẽ nói thế. Có thể ta sẽ không bao giờ có cách nào thoát ra khỏi vòng lặp này, cho đến khi ta chủ động ngắt quãng giữa những vòng lặp đấy. Giống như một con hamster nó cứ chạy đuổi vòng vòng ở cánh trò chơi vòng lặp của nó, chạy cho đến khi gục xuống.

Continue reading

Cấm TikTok? Cấm thì không khó bằng dạy cách dùng đúng

Ảnh: GETTY

Chúng ta cứ hay nói đến chuyện cấm cái gì đó khi mình không kiểm soát được.

Chúng ta cổ súy cho tự do ngôn luận nhưng ai đó nói khác ý mình là không chịu, và đòi trừng phạt.

Tiktok đã bị cấm ở nhiều quốc gia, trong đó Mỹ có thể sẽ cấm.

Lý do cấm quan trọng nhất là vấn đề quyền riêng tư của người dùng và sự an ninh quốc gia. Chiến tranh thông tin là chuyện không thể đùa được thời buổi này. Nhưng cũng có rất nhiều lý do khác, liên quan tới kinh tế, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự kiểm soát thông tin. Những thứ mà nếu chỉ đọc thông tin ta sẽ chỉ biết được phần nổi của tảng băng. Nếu lý do khơi khơi thế thì còn gì là China-US relationship. Chúng tôi phải phức tạp hơn thế chứ (thuyết âm mưu).

Nhưng mình nghĩ, TikTok giống như một công cụ, công cụ này rất đa năng, nó vừa giải trí, nó vừa giáo dục, nó vừa cung cấp thông tin nhảm nhí, vừa tạo ra nhiều thứ sai lệch, phỉ báng, độc hại, nhưng nhiều người đã trở thành chuyên gia trên đó, kiếm được vô số tiền trên đó. Tiền nhiều không kể xiết. Trong khi đó, với rất nhiều người khác lại tốn thời gian vô ích không kể xiết.

Và bạn có nhớ không, thời gian là thứ không trở lại bao giờ.

Continue reading