Cha mẹ chỉ cần yêu con và lắng nghe con

Kiran Bir Sethi

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Link ở đây.

“Lời khuyên duy nhất của tôi là cha mẹ hãy xây dựng quan hệ với con mình” – KIRAN BIR SETHI, một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất của giải thưởng Giáo viên toàn cầu năm 2015, nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Thầy cô sẽ dạy về vấn đề sử dụng lao động trẻ em như thế nào? Không phải là chuyến tham quan đến địa điểm sử dụng lao động trẻ em, hay yêu cầu các trò đọc sách rồi thảo luận trên lớp. Các em sẽ ngồi làm nhang trong 8 tiếng.

Thực tế chỉ cần 2 tiếng thôi, khi lưng đau nhức, các em sẽ tự “ngộ” ra thế nào là lao động trẻ em, tác hại của nó và tìm cách nói chuyện với những người đang sử dụng lao động trẻ em để thuyết phục họ thay đổi.

Cách tiếp cận ấy nhằm xóa mờ lằn ranh giữa thực tế cuộc sống và trường học, đặt trẻ em vào bối cảnh thực và phức tạp của cuộc sống để các em cảm nhận, tưởng tượng cách thay đổi, hỗ trợ để các em tự tạo ra thay đổi là triết lý giáo dục của Riverside – trường học mà Kiran Bir Sethi từ Amedabad (Ấn Độ) thành lập năm 2001. Continue reading

Tôi đã làm tệ, đã ngu ngốc và phá hoại ra sao!

Fuckup Nights là nơi người ta đến để nói về thất bại của mình- Fuckup Nights

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Link ở đây.

Fuckup Nights tập trung vào “tôi đã thất bại như thế nào?”, nói về muôn vẻ thất bại – viễn cảnh mà tuyệt đại đa số (90%) công ty khởi nghiệp sẽ gặp phải, một sự thật phũ phàng mà mọi người kinh doanh đều cần hiểu.

Bề ngoài, đó giống như một buổi gặp gỡ để làm quen và kết nối (networking hay meetup) trong giới khởi nghiệp. Khoảng 50-100 người, hầu hết là các gương mặt trẻ, tập hợp trong một không gian nhỏ ấm cúng, thoải mái, uống bia, làm quen với nhau, trò chuyện rôm rả.

Có điều các diễn giả trên sân khấu sẽ chỉ được nói về việc “tôi đã làm dở, ngu ngốc và phá hỏng mọi thứ ra sao, ngớ ngẩn thế nào… trong quá trình khởi nghiệp” – nói chung là những hành động và thái độ mà tiếng Anh gọi là “fucked – up”.

Mỗi buổi sẽ có 3, 4 diễn giả, mỗi người có 7 phút trên sân khấu với nhiều nhất là 10 slide trình chiếu. Sau đó sẽ là thời gian dành cho gặp gỡ, kết nối và bia.

Continue reading

Đụng độ thế hệ: Hiểu và giữ người thế hệ Y

Mời đọc bài viết đầy đủ, các hình ảnh minh họa và đồ họa chi tiết trên Forbes Vietnam số 49, tháng 6.2017.

Khoảng 18 tháng nay, ý tưởng thực hiện gói chương trình “well-being” – thúc đẩy cuộc sống cân bằng bao gồm khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi nhân sự trong công ty – được bộ phận nhân sự của HSBC Việt Nam thảo luận và xây dựng, bắt đầu giới thiệu vào tháng 5.2017. “Đây là chương trình hoàn toàn mới. Bộ phận nhân sự đưa ra khung các hoạt động, nhưng không tổ chức, mà sẽ cấp kinh phí để các nhân viên có thể tự tổ chức, tự thực hiện, vì chính các bạn sẽ biết rõ mình muốn gì,” Tôn Thất Anh Vũ, giám đốc quản lý nguồn nhân lực cho biết. Continue reading

Cuộc đổ bộ của các cửa hàng tiện lợi vào Việt Nam, thiết lập lối sống mới ở đô thị

Mời đọc bài viết đầy đủ, các hình ảnh minh họa và đồ họa chi tiết trên Forbes Vietnam số 48, tháng 5.2017.

Khoảng 2h chiều, Vũ Ngọc Mai, 26 tuổi, cửa hàng trưởng của một chuỗi cà phê bước ra khỏi Shop & Go trên đường Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM), trên tay cầm túi ni lông đựng tô mì nước. Mai đang làm một trong những công việc đầu tiên trong sự nghiệp của mình, và là một đối tượng khách hàng quan trọng của các cửa hàng tiện lợi đang bùng nổ tại Việt Nam. Theo nghiên cứu về cửa hàng tiện lợi của Nielsen Việt Nam năm 2015, đối tượng mua hàng ở đây chủ yếu là sinh viên (23%), người mới đi làm (18%), các bà mẹ đi làm (16%) và phụ nữ nội trợ (6%).

Theo số liệu Forbes Việt Nam tổng hợp vào tháng 4.2017, hiện có  khoảng 1.600 cửa hàng thực phẩm tiện lợi thuộc khoảng 10 thương hiệu lớn nhất đang có mặt trên thị trường, nhưng con số này đang thay đổi nhanh chóng do các chuỗi liên tục mở rộng để giữ vị trí và nắm thị phần. Trong báo cáo mà tổ chức nghiên cứu và đào tạo chuyên về ngành thực phẩm và tạp hóa toàn cầu IGD công bố cuối tháng 3.2017, Việt Nam sẽ là thị trường cửa hàng tiện lợi tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm 2021. Nick Miles, giám đốc IGD tại châu Á – Thái Bình Dương giải thích lý do nằm ở tỉ lệ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ tăng nhanh, và thu nhập cũng tăng hơn. Ông dự báo các nhà bán lẻ và sản xuất sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào mảng kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tạo ra những sản phẩm mới và cách thức mới, như đồ ăn mang đi (food to go), và trên cả là bắt tay với nhau để bảo đảm cùng có lợi nhất từ những tiềm năng tăng trưởng lạc quan trước mắt. Continue reading

Thế giới bình đẳng trong mắt Clair Chang và vai trò của phụ nữ

Tiếp theo phần 1:
Là nhà lãnh đạo, có lúc tôi thấy rất nản khi nói chuyện với chị em, bày tỏ ý muốn thăng chức cho họ, nhưng họ không mạnh dạn, không thể đi công tác với lý do con còn nhỏ hay là không bay dài được, hay là họ cần thời gian để chăm sóc bản thân và không kịp đi họp đúng giờ. Họ cho tôi đủ các lý do để tôi không đề bạt họ. Bạn thử hỏi người đàn ông về chuyện đề bạt tương tự xem, họ giơ tay đồng ý liền cho dù họ không đủ khả năng.

Continue reading