Nhà báo Khổng Loan: NEXT Awards là cột mốc đặc biệt của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Sau đây là bài phỏng vấn của tạp chí Nữ Doanh Nhân với Khổng Loan khi Khổng Loan hợp tác cùng Nữ Doanh Nhân trong vai trò cố vấn của sự kiện vinh danh Next Awards 2024. Rất cảm ơn Nữ Doanh Nhân về vinh dự này. Link bài ở đây.

Với kinh nghiệm làm việc với các lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức, nhà báo Khổng Loan sẽ đưa ra những đề cử sáng giá, phù hợp tiêu chí của NEXT Awards 2024.

NEXT Awards 2024 sắp diễn ra có sự đồng hành của các cố vấn ở nhiều lĩnh vực, nhằm đem đến những góc nhìn sâu sắc, đa chiều. Với kinh nghiệm và bề dày của họ, Tạp chí Nữ Doanh Nhân tin tưởng những góp ý, nhận định, cũng như đề cử của họ cho các hạng mục vinh danh sẽ bao quát được những tổ chức, cá nhân và các ý tưởng nổi bật hiện nay. 

Nhân dịp này, Nữ Doanh Nhân trò chuyện với cố vấn NEXT Awards 2024, nhà báo Khổng Loan với 23 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực báo chí, hiện là coach về phát ngôn và đối thoại chuyên nghiệp cho các lãnh đạo và đội ngũ quản lý doanh nghiệp, tổ chức và là đối tác chiến lược tại S-World Media.

Xin chào chị Khổng Loan! Tạp chí Nữ Doanh Nhân rất vinh dự khi có sự đồng hành của chị trong vai trò cố vấn của sự kiện vinh danh NEXT Awards 2024. Chị có thể chia sẻ thêm về lý nhận lời mời của Ban tổ chức được không?

Xin cảm ơn Tạp chí Nữ Doanh Nhân đã ngỏ lời mời tôi tham dự NEXT Awards với vai trò cố vấn, đây là niềm vui và vinh dự với cá nhân tôi. Tôi nhận lời vì đồng cảm với sứ mệnh mà sự kiện vinh danh này hướng tới. Đó là tìm kiếm, ghi nhận những đóng góp của các cá nhân và tổ chức trong cộng đồng nói chung, lĩnh vực kinh doanh nói riêng. Tạp chí Nữ Doanh Nhân cũng là đơn vị truyền thông hoạt động 20 năm trên thị trường, có những đóng góp không thể phủ nhận trong việc kết nối, lan tỏa những câu chuyện đắt giá về những cá nhân, tổ chức nổi bật, tạo dấu ấn trong xã hội Việt Nam. Tôi hi vọng NEXT Awards là cột mốc tiếp theo để Tạp chí Nữ Doanh Nhân tiếp tục hành trình đẹp đẽ này.

Continue reading

Những hồi ức chữa lành

Bài viết về nghệ sỹ Tuấn Andrew Nguyễn đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Link tại đây

TTCT – Triển lãm cá nhân Radiant Rememberance (Những hồi ức vang rọi) của Tuấn Andrew Nguyễn tiếp nối cách kể chuyện day dứt nhưng đầy chất thơ về những đề tài lịch sử, ký ức và di dân mà nghệ sĩ ý niệm này theo đuổi từ lâu…

Chân trời vọng khúc uẩn âm (2022). Nguồn ảnh: Tuan Andrew Nguyen và James Cohan, New York
Chân trời vọng khúc uẩn âm (2022). Nguồn ảnh: Tuan Andrew Nguyen và James Cohan, New York

Triển lãm Radiant Rememberance diễn ra tại Bảo tàng New Museum, New York (chuyên về nghệ thuật đương đại) từ 29-6 đến 17-9-2023.

1. Nhà ở kiêm studio làm việc của Tuấn Andrew tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) khác biệt hẳn so với không gian xung quanh. Sơn màu đen với kết cấu nhiều thép và kính, không gian rộng và thoáng vì Tuấn Andrew đã chuyển một phần studio của mình sang TP Thủ Đức. 

Ở đó sẽ là không gian rộng hơn để anh thực hiện tác phẩm điêu khắc cao 5m, rộng 3,5m để sắp đặt cố định tại không gian nghệ thuật mới của một trường đại học ở Mỹ.

Continue reading

Trái tim của “Mẹ Tim”

Khổng Loan viết bài này đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Link tại đây.

TTCT – 30 năm qua, nhà thiện nguyện Aline Rebeaud, hay Hoàng Nữ Ngọc Tim, tận hiến cho một sứ mệnh: giúp đỡ hàng ngàn người kém may mắn, không nơi nương tựa tại Việt Nam.

Đã quá nửa đêm 17-9-2024, Sài Gòn mưa dầm dề, Tim vẫn thức. Lịch làm việc này, với chị, là bình thường, vì chị phải điều hành Tổ chức Maison Chance (Nhà May Mắn) tại Việt Nam với bốn cơ sở ở TP.HCM và Đắk Nông, vừa phải gây quỹ cho hoạt động của những nơi này. Nhưng đó là một đêm đặc biệt.

Đường dài của Aline

Bức tranh chị vẽ cách nay 35 năm tại Thụy Sĩ quê hương chị, vừa được chuyển đến hai ngày trước. Thời gian đã biến cô gái trẻ 21 tuổi, dáng người cao lớn, mái tóc cắt ngắn, ánh nhìn trong veo vui vẻ vào những ngày đầu đặt chân đến TP.HCM thành một phụ nữ tất bật. Chỉ có sự kiên định trong ánh nhìn và nụ cười rạng rỡ vẫn y nguyên. 

Thời gian cũng làm hư hại bức tranh sơn dầu mà chị vẽ khi còn là một họa sĩ nhiều tiềm năng trước khi chị bắt đầu hành trình từ Thụy Sĩ bằng đường bộ đến châu Á và dừng lại hẳn ở Việt Nam.

Continue reading

Lịch sử và mỹ thuật của những chiếc tem thư

Một bài viết của Khổng Loan về bộ sưu tập Dogma và một hợp phần quan trọng của bộ sưu tập này: Những chiếc tem thư. Link tại đây:

TTCT – Các tác phẩm thuộc bộ sưu tập Dogma của nhà sưu tập Dominic Scriven được đưa ra công chúng vào lúc dư chấn của cơn bão Yagi vẫn đang sâu đậm trên Việt Nam và thế giới.

Các tác phẩm thuộc bộ sưu tập Dogma của nhà sưu tập Dominic Scriven được đưa ra công chúng vào lúc dư chấn của cơn bão Yagi vẫn đang sâu đậm trên Việt Nam và thế giới. 

Ông vẫn quyết định tổ chức “Chế tác một thông điệp” tại không gian nghệ thuật của ông ở phường Thảo Điền (TP.HCM), là bởi “thông điệp của triển lãm này chính là thể hiện sự quyết tâm, kiên cường của dân tộc Việt Nam”.

“Tôi nghĩ những con tem không chỉ thể hiện về mỹ thuật mà cả về lịch sử của Việt Nam”

Dominic nói
Continue reading

Tiến sĩ Lê Viết Quốc: “Dạy cho AI tư duy và có trái tim”

Một bài phỏng vấn của Khổng Loan trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần về trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang thay đổi cách con người tư duy như thế nào, và chúng ta sẽ đi về đâu? Link trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần tại đây

TTCT – Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang thay đổi rất lớn cách thế giới vận hành và con người tư duy. Liệu sẽ đến lúc máy dạy cho con người tư duy?

Nhà khoa học máy tính, tiến sĩ Lê Viết Quốc của Google, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về AI tại dự án Google Brain, được xem là một trong những động cơ thúc đẩy nhiều tiến bộ liên quan tới Auto Machine Learning (AutoML) trò chuyện về những bước tiến mới với AI, và con người có thể làm gì để vượt lên trên AI.

Chuyện ở Google

Anh tham gia phát triển công cụ AI Gemini của Google như thế nào?

Tôi học chuyên toán tin ở trường cấp III, và rất đam mê máy tính, AI, dù khi đó ý tưởng về cái này vẫn còn mơ hồ lắm. Khi đọc sách về lịch sử, về phát triển khoa học, tôi thấy bức hình người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Vì sao là con người mà không phải loài động vật khác? Câu trả lời là chúng ta có trí thông minh.

Tôi nhận ra AI sẽ là công nghệ xây dựng đột phá cho tương lai của nhân loại nên rất thích thú và bắt đầu tìm hiểu về AI. Đầu tiên, tôi phát triển chatbot để nói chuyện với nó nhưng không thành công. Tôi học đại học ở Úc và xin thực tập cùng giáo sư chuyên về AI ở năm thứ 2, được thầy giới thiệu đi học ở ĐH Stanford năm 2007. 

Tôi làm luận văn tiến sĩ với người thầy rất nổi tiếng là Andrew Ng, chuyên dạy về deep learning và là đồng sáng lập Coursera. Năm 2011, tôi đề xuất với thầy, AI đã phát triển rất nhanh nhưng cần đầu tư dạy cho máy học những dữ liệu lớn với số máy tính rất lớn. Công ty có lượng dữ liệu rất lớn và số máy tính rất lớn là Google, nơi rất gần Stanford. Tôi và thầy tiếp cận làm AI ở Google. Khi đó, Google làm nhiều về các thuật toán, dữ liệu lớn, mới bắt đầu làm AI.

Tôi có dịp nói chuyện với Jeff Dean, một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này và chuyển đến Google làm việc với ông, khi đó là đồng sáng lập dự án Google Brain và tôi trở thành một trong những kỹ sư sáng lập (founding engineer) ở đây.

Continue reading