Báo chí theo mô hình Wal-Mart hay Amazon? Và vì sao các tờ báo dành cho số đông thất bại? (phần 2)

Lại đang nói chuyện các tòa soạn báo cố gắng trở thành đại siêu thị tin tức, và không nhận ra rằng việc họ không tập trung nội dung (dành cho một đối tượng hẹp hơn) chính là lý do họ đang mất độc giả, và điều này không thể thay đổi được. Đó chính là một sự nan giải cho các tòa soạn báo dành cho số đông.

Thử lấy một ví dụ về cách Washington Post – tờ báo lớn và rất có uy tín ở Mỹ – đang không thể thu hút được người dùng YouTube ra sao. Mỗi ngày, họ đều post rất nhiều nội dung một cách ngẫu nhiên (có gì post nấy) lên mạng xã hội rất lớn này. Mỗi video đều làm rất có chất lượng, nhưng lại thiếu sự tập trung và phân luồng về nội dung.

Kết quả? Tờ báo lớn của Mỹ có số lượng người xem video trên YouTube rất ít. Không phải vì chất lượng nội dung không thú vị.

Trang Youtube của Washington Post
Trang Youtube của Washington Post

Continue reading

Báo chí theo mô hình Wal-Mart hay Amazon? Và vì sao các tờ báo dành cho số đông thất bại? (phần 1)

new-york-times-nytimes-building-cc
Trụ sở The New York Times ở Times Square. Ảnh: http://www.niemanlab.org/

Những người làm báo có lẽ đã nghe tới báo cáo kỳ công của New York Times mang tên Innovation Report. Hi vọng các đồng nghiệp đã đọc báo cáo này để tham khảo về những gì đang xảy ra trong ngành báo chí. Con sóng tưởng chừng hơi xa xa nhưng chẳng mấy chốc nó sẽ đến bờ.

Báo cáo nhấn mạnh tới ảnh hưởng từ mạng xã hội, và New York Times – tờ báo hàng đầu thế giới đang chật vật ra sao để chuyển mình thích ứng với tình thế mới. Cá nhân mình không nghĩ mạng xã hội hay truyền thông mới là “tiêu diệt” báo chí truyền thống. Mình chỉ nghĩ đơn giản đó là một sự chuyển động đương nhiên của thời cuộc, và ai cũng phải thay đổi để theo. You are doomed when you don’t do it. 

Mình đã từng viết một phần nhỏ về đề tài này. Nhưng bài viết mình đọc hôm nay thú vị và rất đáng tham khảo. 

Trong bài viết này, tác giả phân tích về một “cố tật” của báo chí, là khi báo chí gặp vấn đề gì là cứ gào lên, đổ lỗi cho người khác, cho yếu tố bên ngoài, mà cái căn bản nhất, là chính báo chí lại cứ nghĩ rằng mình tốt rồi. Thế là tác giả hỏi: Ô, thế tốt rồi sao lại gặp nhiều vấn đề thế?

The New York Times là tờ báo có trụ sở rất đẹp, là công trình nổi bật ở ngay Times Square ồn ào và náo nhiệt. Tờ báo này có số độc giả thuê bao đọc trên mạng rất tốt so với những tờ khác, nhưng dù vậy, tờ báo đang chứng kiến cảnh số người truy cập vào trang web của họ giảm, đặc biệt là trang chủ. Continue reading

12 cách dễ dàng để quản lý…sếp

Khả năng của bạn trong công việc không hẳn đảm bảo bạn sẽ thành công, mà chỉ chiếm ½ thôi. Vấn đề nằm ở chỗ bạn có khả năng quản lý sếp thay vì để sếp quản lý tốt bạn. Tác giả Geoffrey James  viết như vậy trên một entry thú vị, nên mình bèn dịch để chia sẻ với mọi người. 

Để sếp vui vẻ thì không khó lắm. Có vài quy tắc đơn giản thế này:

1. Nghĩ về sếp như một nguồn lực:

Đừng xem sếp là người quản lý (hay tệ hơn là cha, mẹ mình), hãy coi sếp như một người cung cấp dịch vụ giúp bạn hoàn thành công việc của mình. Sếp bạn có các nguồn lực bạn cần, quyết định có lợi cho bạn, giúp bạn giải quyết một số vấn đề liên quan tới nhiều phòng ban, và là người đảm bảo bạn sẽ được tăng lương. (so true phải không, sếp không gật đầu thì làm sao ta được tăng lương)

2. Giữ lời hứa

Sếp bạn muốn tin là bạn có thể hoàn thành công việc. Vì vậy, khi bạn nhận được nhiệm vụ, hãy thực hiện nó một cách chăm chỉ. Không bao giờ nhận nhiệm vụ quá khả năng của mình và luôn luôn giữ đúng lời hứa. Như Yoda đã nói: “Làm hay không làm. Chứ không ‘thử’.” (quá đúng đấy, các sếp nói chung không thích nghe hứa thật nhiều thất hứa cũng thật nhiều, lỡ hứa mà vì lý do nào chưa làm được thì cập nhật với sếp sớm để sếp…nghĩ cho mình phương án khác. Ke ke.)

3. Đừng bao giờ làm sếp ngạc nhiên

Ngay cả khi bạn e ngại là một số tin xấu có thể khiến sếp tức giận, bạn cũng đừng đợi đến phút cuối mới tiết lộ với sếp. Điều này rất đúng nếu sếp bạn có xu hướng “trừng phạt người đưa tin.” Hãy thường xuyên cập nhật với sếp là cách bảo vệ bạn tốt nhất. 

4. Làm việc một cách nghiêm túc

Sếp bạn chẳng hi vọng bạn hoàn hảo đâu, nhưng sẽ đánh giá cao bạn nếu bạn thực sự quan tâm tới công việc của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn phải quá mức nghiêm túc. Hãy nghiêm túc với công việc nhưng lúc nào cũng sẵn sàng cười nhạo những sai sót của bản thân. (nhớ là tự cười nhạo bản thân, ví dụ tự khen mình xinh, thông minh, xuất chúng, phi phàm…cũng là những phẩm chất đáng quý. ke ke ke).

5. Đưa ra lời khuyên nhưng cũng biết thừa hành

Khi bạn thấy sếp mình sắp có quyết định hâm hâm, thử gợi ý cho sếp một giải pháp khả dĩ hơn xem sao. Tuy nhiên, một khi sếp đã quyết định rồi thì đừng khuyên can gì nữa mà hãy cố gắng hết sức để thừa hành, cho dù bạn có đồng ý hay không. (dĩ nhiên, sếp đã quyết định A rồi mà mình cứ làm B thì có hóa ra đối đầu sếp à? :D)

6. Hãy đưa ra giải pháp chứ không phải những lời phàn nàn

Không gì khiến sếp khó chịu bằng việc bị buộc phải nghe lời phàn nàn về những thứ bạn không sẵn sàng nhận trách nhiệm thực hiện hay nằm ngoài khả năng thay đổi của sếp. Đừng đưa ra vấn đề trừ phi bạn có giải pháp trong đầu. (hơi khó cho một cơn gió nhưng sếp thường quá bận rộn để nghe những lời phàn nàn của bạn. nếu bạn phàn nàn mà không đưa ra được giải pháp thì hãy về thì thầm với cái gối.)

7. Hãy trao đổi một cách rõ ràng

Khi nói chuyện, trao đổi với sếp, viết và nói với các câu ngắn, dùng ít từ, đi vào ý chính sao cho dễ hiểu. Điều này giúp công việc của sếp và của bạn dễ hơn. 

8. Hãy hoàn thành công việc của mình tốt nhất

Các sếp hi vọng bạn thực hiện công việc của bạn như là chỉ có mình bạn mới làm được, tức là vượt qua mọi trở ngại có thể ngăn cản người khác.  Họ hi vọng bạn thể hiện tốt nhất khả năng của mình, vậy hãy cho họ thấy điều đó.

9. Giải thích cho sếp hiểu cách “quản lý bạn” tốt nhất

Vì các sếp đều thường có một phong cách quản lý giống nhau, bạn nên giúp các sếp hiểu được cách họ có thể giúp bạn làm tốt công việc nhất. Điều này đòi hỏi cả sự tự nhận thức và lòng dũng cảm để bạn nói điều đó ra. 

10. Chuẩn bị kỹ cho các cuộc họp

Đôi khi các sếp muốn hỏi xét nét mọi chi tiết về công việc của bạn. Hãy trả lời ngay và thế là sếp cho rằng bạn có khả năng; nếu bạn lưỡng lự thì sếp sẽ nghĩ bạn kém. Hãy dành ít nhất 1 giờ để chuẩn bị cho các cuộc họp kéo dài 1 giờ với sếp.

11. Thể hiện sự quan tâm tới sự nghiệp của sếp

Bạn hãy đáp ứng nhu cầu của sếp trước khi sếp biết hay cần. Học cách dự đoán những nhu cầu đó. (quả này mới khó)

12. Giúp sếp thành công

Cho dù bảng mô tả công việc của bạn viết gì đi nữa, ưu tiên hàng đầu của bạn luôn là “làm cho sếp thành công.” Tương tự như vậy, công việc của sếp là làm cho bạn thành công. Nếu sếp bạn không hiểu khái niệm này, thì ưu tiên hàng đầu của bạn là phải tìm cho mình một sếp mới.

Tác giả: Geoffrey James 

 

Sản phẩm kỷ niệm khi đi du lịch ở Việt Nam

DSC_6187
Tại nơi bán đồ lưu niệm, khu tưởng niệm 11.9, New York. Ở đây bán đủ mọi thứ liên quan tới New York, sự kiện 11.9. Có cả bộ sưu tập sách ảnh những chú chó trong đội cứu hộ dũng cảm. Mình mua về 2 cái nam châm dán tủ lạnh có hình ảnh khu tưởng niệm vào buổi tối. Đó là 2 cột sáng rực chiếu lên bầu trời, đưa những linh hồn vô tội lên thiên đường.

Cách nay 2 tháng, tôi đặt tour đi du lịch Ninh Chữ – Cam Ranh. Lý do chọn Phan Rang vì đây là nơi chưa từng đến, cũng tò mò. Giá lại rẻ. 

Nhìn chung tour ổn về giá trị, chắc là hãng lữ hành cũng phải co kéo lắm để với giá đấy mà đi bằng đấy ngày, ăn bằng đấy nơi, lại ở bằng đấy chỗ.

Khi về đến Sài Gòn, có 1 cuộc gọi điện của hãng lữ hành đến tôi, hỏi ý kiến về tour du lịch. Tôi trả lời rằng có vài ý kiến thế này để ai cũng được lợi hơn, kinh tế phát triển, nhất là người dân địa phương có thêm thu nhập. Continue reading

America tháng 6.2014

DSC_6419Lần thứ 3 tới Mỹ, nhưng lần này tới những thành phố rất đẹp và đáng phải đi. New York đông đúc, nhiều người giàu và nhiều người nghèo, nhưng có vẻ là cân bằng nhất. Las Vegas mọi thứ đều đẹp, sạch, mới, tuyệt vời, nhưng ở đây lâu chắc chết vì toàn sòng bài, mua sắm, sa mạc nắng chang chang.

Lao động miệt mài để có cơ hội du ngoạn thế giới, mở rộng tầm mắt hạn hẹp của mình. Xem hình ở đây.