Sống vui thế nào được?

Nhà văn Isabel Allende năm nay 71 tuổi.
Nhà văn Isabel Allende năm nay 71 tuổi.

Nhà văn Isabel Allende năm nay 71. Chồng bà 76 tuổi. Cha mẹ bà đều đã gần 100 tuổi.

Như rất nhiều phụ nữ (và cả đàn ông), bà ghét tuổi già. Bà không thích khi mỗi ngày thấy một nếp nhăn trên trán, vài bộ phận không còn ở yên vị trí mà cứ chạy lung tung.

Nhưng bà có 1 thái độ đáng quí: Sống một cách đam mê. Đam mê sống.Thế là thế qué nào? Continue reading

Các mô hình hoạt động hỗ trợ cho báo chí thời kỹ thuật số

cjrCó vài điều tôi muốn cập nhật, có thể bạn sẽ thấy hữu ích:

Ở VN, ngoài hội Nhà báo VN (hi hi), trên mạng còn có 2 nhóm hoạt động khá sôi nổi là Diễn đàn nhà báo trẻ Vietnam Journalism. Diễn đàn nhà báo trẻ hiện có 9832 thành viên còn Vietnam Journalism có 7418 thành viên. Các thành viên (không nhất thiết phải làm báo nhưng quan tâm tới báo chí) bàn luận về mọi thứ, từ cách tác nghiệp, điều hành của báo chí, đến nội dung câu view thô thiển bẩn thỉu, đến các bài PR trắng trợn (hị hị)…Họ bình chọn cả giải Vành Khuyên cho những bài viết báo chí hay và giải Kền Kền cho những bài siêu dở.

Continue reading

9 lý do mà mình thấy Vũng Tàu “kém tắm” hơn Đà Nẵng

Đà Nẵng buổi sáng. Nguồn ảnh: Facebook I love Đà Nẵng
Đà Nẵng buổi sáng. Nguồn ảnh: Facebook I love Đà Nẵng

14 năm trước, lần đầu tiên mình vào Vũng Tàu và sống ở đó 6 năm, trước khi đi học lại rồi chuyển lên Sài Gòn. Lần gần đây nhất mình về Vũng Tàu là lễ 2.9. Mình đã đến Đà Nẵng 3 lần, lần gần đây nhất là tháng 8.2014.

Vì sao mà mình lại so sánh với Vũng Tàu và Đà Nẵng?  Vì xuất phát điểm khá giống nhau, thiên nhiên ưu đãi vô cùng. Trời đất bao la, có biển, có núi non, vừa có thể làm nhiều ngành nghề sản xuất, vừa làm du lịch.

Nhưng giờ nhìn lại, rõ ràng là Vũng Tàu đã tụt hậu quá xa, cho dù dầu khí quá nhiều. Nhiều tiền quá mà không biết tiêu thì trát chít lên người những thứ rất vớ vẩn sến sẩm không phù hợp đẳng cấp. Đó là trường hợp Vũng Tàu.  Continue reading

Trường học có giết chết sức sáng tạo không?

funny-education-quotes-2-261x300Các thầy cô nghĩ gì khi đứng trước những học trò của mình? Các thầy cô nghĩ thế nào về nghề giáo? Cao quý? Như mọi nghề khác? Có người nói rằng nghề giáo, nghề dạy học là nghề để người ta có thể “chạm vào tương lai”. (I teach, so I can touch the future). Sợ không? Gánh nặng không? 

Có người lại nói: Thái độ giảng dạy trong trường học chính là thái độ của chính phủ kế tiếp. Một thái độ tự do hay một thái độ tuân thủ và sợ hãi?

Một thái độ bị động, không dám thử, không dám sai, chỉ đi theo 1 con đường, coi chân lý là duy nhất, sợ hãi những ý kiến khác biệt, triệt hạ những ý kiến khác biệt sẽ tạo ra một tương lai thế nào? Thái độ không dám question/đặt câu hỏi phản biện, tìm ra cách làm tốt hơn, thay thế thực tại… Continue reading

Đạo đức báo chí trong thời kỹ thuật số

facts-and-verificationsTrong cuốn sách mới Đạo đức báo chí trong thời đại kỹ thuật số của Denis Muller      (Journalism Ethics for the Digital Age), ông bàn đến điều gì? Tất nhiên là đạo đức báo chí. Có hay không sự phân định tiêu chuẩn đạo đức tác nghiệp giữa các nền tảng truyền dẫn thông tin khác nhau?

Cá nhân tôi cho rằng không. Vẫn là những nguyên tắc ấy, và còn phải chặt chẽ hơn, vì sự lan truyền kinh khủng của mạng Internet. Báo chí kỹ thuật số, tin nhắn, tweeting, facebook…đang khiến chúng ta có cảm giác là mọi thứ đang thay đổi. Nhưng giời ạ, nếu những nền tảng căn bản của báo chí mà thay đổi thì sẽ hơi bị bi kịch đấy. Công cụ không phải vấn đề, nội dung mới là quan trọng. Continue reading