Lịch sử và mỹ thuật của những chiếc tem thư

Một bài viết của Khổng Loan về bộ sưu tập Dogma và một hợp phần quan trọng của bộ sưu tập này: Những chiếc tem thư. Link tại đây:

TTCT – Các tác phẩm thuộc bộ sưu tập Dogma của nhà sưu tập Dominic Scriven được đưa ra công chúng vào lúc dư chấn của cơn bão Yagi vẫn đang sâu đậm trên Việt Nam và thế giới.

Các tác phẩm thuộc bộ sưu tập Dogma của nhà sưu tập Dominic Scriven được đưa ra công chúng vào lúc dư chấn của cơn bão Yagi vẫn đang sâu đậm trên Việt Nam và thế giới. 

Ông vẫn quyết định tổ chức “Chế tác một thông điệp” tại không gian nghệ thuật của ông ở phường Thảo Điền (TP.HCM), là bởi “thông điệp của triển lãm này chính là thể hiện sự quyết tâm, kiên cường của dân tộc Việt Nam”.

“Tôi nghĩ những con tem không chỉ thể hiện về mỹ thuật mà cả về lịch sử của Việt Nam”

Dominic nói
Continue reading

Tiến sĩ Lê Viết Quốc: “Dạy cho AI tư duy và có trái tim”

Một bài phỏng vấn của Khổng Loan trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần về trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang thay đổi cách con người tư duy như thế nào, và chúng ta sẽ đi về đâu? Link trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần tại đây

TTCT – Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang thay đổi rất lớn cách thế giới vận hành và con người tư duy. Liệu sẽ đến lúc máy dạy cho con người tư duy?

Nhà khoa học máy tính, tiến sĩ Lê Viết Quốc của Google, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về AI tại dự án Google Brain, được xem là một trong những động cơ thúc đẩy nhiều tiến bộ liên quan tới Auto Machine Learning (AutoML) trò chuyện về những bước tiến mới với AI, và con người có thể làm gì để vượt lên trên AI.

Chuyện ở Google

Anh tham gia phát triển công cụ AI Gemini của Google như thế nào?

Tôi học chuyên toán tin ở trường cấp III, và rất đam mê máy tính, AI, dù khi đó ý tưởng về cái này vẫn còn mơ hồ lắm. Khi đọc sách về lịch sử, về phát triển khoa học, tôi thấy bức hình người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Vì sao là con người mà không phải loài động vật khác? Câu trả lời là chúng ta có trí thông minh.

Tôi nhận ra AI sẽ là công nghệ xây dựng đột phá cho tương lai của nhân loại nên rất thích thú và bắt đầu tìm hiểu về AI. Đầu tiên, tôi phát triển chatbot để nói chuyện với nó nhưng không thành công. Tôi học đại học ở Úc và xin thực tập cùng giáo sư chuyên về AI ở năm thứ 2, được thầy giới thiệu đi học ở ĐH Stanford năm 2007. 

Tôi làm luận văn tiến sĩ với người thầy rất nổi tiếng là Andrew Ng, chuyên dạy về deep learning và là đồng sáng lập Coursera. Năm 2011, tôi đề xuất với thầy, AI đã phát triển rất nhanh nhưng cần đầu tư dạy cho máy học những dữ liệu lớn với số máy tính rất lớn. Công ty có lượng dữ liệu rất lớn và số máy tính rất lớn là Google, nơi rất gần Stanford. Tôi và thầy tiếp cận làm AI ở Google. Khi đó, Google làm nhiều về các thuật toán, dữ liệu lớn, mới bắt đầu làm AI.

Tôi có dịp nói chuyện với Jeff Dean, một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này và chuyển đến Google làm việc với ông, khi đó là đồng sáng lập dự án Google Brain và tôi trở thành một trong những kỹ sư sáng lập (founding engineer) ở đây.

Continue reading

Làm thế nào để nuôi dưỡng Tâm – Thân – Trí

Có hay không sự cân bằng trong đời sống?

Rất tiếc là không có sự cân bằng. Đời sống là lựa chọn của mỗi người, là sự chủ động, tự chủ. Không có chuyện mọi việc đều tốt đẹp, mà đó là lựa chọn cho những ưu tiên ở những thời điểm nhất định của cuộc đời.

Có hạnh phúc không? Không có hạnh phúc tuyệt đối. Chỉ có hạnh phúc hơn.

Bởi hạnh phúc là một trạng thái, mà trạng thái có thể thay đổi theo nhiều yếu tố.

Khi đã có đủ những nhu cầu cơ bản về vật chất (ăn uống, nơi ở), hạnh phúc là một yếu tố mang tính tự thân rất cao.

Đời người có ba trụ cột. Tâm – Thân – Trí. Tâm là tâm hồn, Thân là thân thể, Trí là trí tuệ.

Chúc cho mỗi người đều có ý thức và học hỏi được những kỹ năng để nuôi dưỡng ba trụ cột quan trọng đó của đời người.

Tại Hội thảo Phụ nữ: Nuôi dưỡng tâm thân trí vừa qua, diễn giả Hoàng Điệp, Lê Huỳnh Phương Thục cùng điều phối viên Khổng Loan đã chia sẻ những phương pháp chăm sóc tâm-thân-trí đầy hiệu quả và thiết thực. Gần 200 khách mời đã cùng nhau kết nối, trao đổi và học hỏi về cách giữ cân bằng và lạc quan trong cuộc sống, đồng thời đầu tư vào những khía cạnh quan trọng nhất của sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Hồi hương bộ sưu tập sơn mài của họa sỹ Trần Phúc Duyên

Hơn 20 năm kể từ khi nằm lặng lẽ trên căn gác xép của lâu đài Jegenstorf ở ngoại ô thủ đô Bern, Thụy Sĩ, di sản khoảng 300 tác phẩm, hiện vật, tài liệu, sổ sách của họa sĩ Trần Phúc Duyên (1923-1993) cuối cùng đã trở về Việt Nam.

Một phần trong số đó lần đầu tiên ra mắt công chúng yêu nghệ thuật tại quê hương ông từ ngày 21-7-2023. Tất cả bắt đầu từ một chữ “Duyên” kỳ diệu và hành trình hồi hương bộ sưu tập kéo dài 5 năm của hai nhà sưu tập Phạm Quốc Đạt và Lê Quang Vinh (Phạm Lê Collection).

Xem tiếp tại đây