Các thầy cô nghĩ gì khi đứng trước những học trò của mình? Các thầy cô nghĩ thế nào về nghề giáo? Cao quý? Như mọi nghề khác? Có người nói rằng nghề giáo, nghề dạy học là nghề để người ta có thể “chạm vào tương lai”. (I teach, so I can touch the future). Sợ không? Gánh nặng không?
Có người lại nói: Thái độ giảng dạy trong trường học chính là thái độ của chính phủ kế tiếp. Một thái độ tự do hay một thái độ tuân thủ và sợ hãi?
Một thái độ bị động, không dám thử, không dám sai, chỉ đi theo 1 con đường, coi chân lý là duy nhất, sợ hãi những ý kiến khác biệt, triệt hạ những ý kiến khác biệt sẽ tạo ra một tương lai thế nào? Thái độ không dám question/đặt câu hỏi phản biện, tìm ra cách làm tốt hơn, thay thế thực tại…
Tương lai sẽ ra sao nếu những người thầy dở? Cái gì đúng, cái gì sai? Giáo dục phương Tây dạy cho con người ta hiểu là không có cái gì đúng, cái gì sai, chỉ có những cách làm khác, cách nhìn khác.
Vai trò của người thầy đã thay đổi. Người thầy không là nguồn kiến thức duy nhất trong cái làng nữa. Người thầy chỉ là 1 trong vố số nguồn kiến thức mà học trò có thể tiếp cận.
Vì vậy, mình rất vui mỗi khi học trò của mình nói, em chủ yếu tự học. (mình cứ nghĩ các trường học hay dạy cho con người ta thái độ submissive, tuân thủ nhiều hơn là chủ động, tìm kiếm, sáng tạo).
Picasso từng nói: Mọi đứa trẻ sinh ra đều đã là những nghệ sĩ. Vậy cái gì làm cho sự sáng tạo của họ thui chột đi?
Trường học và nền giáo dục đồng nhất.
Vai trò của người thầy giờ đây không phải là truyền thụ kiến thức, mà là gợi mở, hướng dẫn, tạo cảm hứng chinh phục, tìm kiếm cho trò; tạo tinh thần tự học, tự khám phá, dám thử dám sai cho trò…If you are not prepared to be wrong, you will never come up with anything original. Nếu bạn không sẵn sàng làm sai, bạn sẽ không bao giờ có được cái gì độc đáo.
Vậy trong trường dạy bạn cái gì? Có khuyến khích bạn thử và sai, có tôn vinh những người tiên phong, dám nghĩ dám làm không? Hay như 1 đàn của trong rỏ cua, con nào mò lên trước thì những con sâu sẽ dùng càng kẹp lại?
Trong trường, làm gì thì làm, bạn cũng phải nghĩ tới điểm số. Nhưng cuộc sống của mình đã cho thấy, những người sáng tạo nhất, tự chủ nhất, liều lĩnh nhất, dám làm nhất, không phải là những người có điểm số cao trong trường.
Trong trường có dạy bạn lập luận để bảo vệ quan điểm của mình không? Hay bạn sẽ luôn sợ hãi nếu mình khác, mình không giống người khác. Hay khi người khác thấy người khác sai thì cười nhạo…
Khi mình đi dạy, luôn nói, mình không dạy kiến thức, mà mình sẽ chỉ cho các bạn con đường đi tìm kiếm kiến thức của các bạn. Và con đường đó các bạn trẻ có thể hoàn toàn tự đi, một cách hiên ngang, và đầy hào hứng, và đầy hạnh phúc.
Trí tưởng tượng, cảm xúc, lòng vị tha, sự trân trọng người khác, lòng biết ơn, tình yêu…
Nhiệm vụ của mỗi nhà giáo là giúp cho học sinh phát huy được trí tưởng tượng và đạt được những mong muốn của mình.
Chứ không phải là khi miêu tả cô giáo em, thì cô em chắc chắn phải trắng, tóc đen, dài, mặt trái xoan, rất hiền lành, giọng nói trong trẻo như tiếng chim hót. (chuyện có thật nha)
Xem link 1: Các trường học đang giết sức sáng tạo như thế nào?
Xem link 2: 1 em bé 13 tuổi đã ra khỏi hệ thống giáo dục và tự tạo cho mình nền học vấn ra sao thông qua việc học ở nhà?
Xem link 3: Tuổi thơ nếu thiếu đi tình người, mà chỉ chúi đầu vào học toán lý hóa, và vì điểm số.