Nghệ sỹ Văn Ngọc trò chuyện cùng Khổng Loan nhân triển lãm Tường Biển (TP.Vũng Tàu)

Đây là cuộc trao đổi của Nghệ sỹ Văn Ngọc và Khổng Loan về tư duy nghệ thuật và con đường sáng tác của ông nhân dịp ông ra mắt triển lãm Tường Biển tại TP.Vũng Tàu vào tháng 11 và 12.2024.

Với không gian để sắp đặt Tường Biển, ông nói, chưa bao giờ có một không gian phù hợp như thế với con người mình, tác phẩm của mình như vậy. Người xem có thể tưởng đơn sắc nhưng không đơn giản; tưởng tự nhiên, mà có sự sắp xếp một cách tinh vi.

Tất cả những gì diễn ra trong không gian ấy đều có tính toán: từ viên gạch vỡ, sàn xi măng nham nhở, mảnh inox, bù long, tới nơi ngồi xem, hay những người xem đứng trước tác phẩm. Bỏ qua những màu mè hoa lá, chỉ có tất cả những gì tương tác trong tổng thể của tác phẩm sắp đặt. Không được dư thừa chủ chỉ một chi tiết. Các tác phẩm không có kích thước, cũng không có tên, cũng không cần phải giải thích ý tứ gì.

Người xem tự do tìm cho mình những câu trả lời và cảm nhận. “Mình không rào người ta vào trong suy nghĩ của mình, mà mình để cho người ta được quyền tự do, được quyền tưởng tượng.”

Nghệ thuật đương đại đã mở ra cho con người trí tưởng tượng tự do.

Xem thêm:

Trên website của Khổng Loan:

Trên LUXUO Việt Nam:

Triển lãm Tường Biển: MỘT ẨN DỤ CẢM XÚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Tường Biển của nghệ sỹ Văn Ngọc thu hút sự chú ý của giới mỹ thuật Việt Nam trong những tháng cuối năm 2024 bởi không gian trưng bày khác biệt: Toàn bộ hơn 1.000m2 là tác phẩm sắp đặt lớn, với ý niệm đầy cảm xúc, nhắc nhở con người về sự tồn tại mong manh của chính mình trên trái đất nếu không bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Không gian sắp đặt Tường Biển là toàn bộ tầng một của một cao ốc chung cư gần bến xe khách TP. Vũng Tàu. Đi qua cánh cửa đơn thật hẹp sau khi leo qua những bậc thang, người xem nhận thấy mình đang lọt vào không gian khác, của những màu đơn sắc: đa phần là trắng, xám, đen, nâu, thi thoảng có nét cọ hồng, xanh…điểm xuyết. Với nhiều chất liệu, từ gỗ, thiếc, bê tông, giấy dó, đinh, nét chì, gương, thậm chí cả những dấu dép.

Các tác phẩm trong lòng tác phẩm lớn được sử dụng nhiều phương pháp thực hành, với kích thước sắp đặt đa dạng, từ 122cm x 244 cm, tới các kích thước nhỏ như 30cmx40cm. Tường Biển là sự tiếp nối tâm thức của Văn Ngọc về các tác động của tự nhiên biển đến đời sống con người, được nhen nhóm từ tác phẩm sắp đặt Dư Chấn (Giải A của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2006).

Continue reading