Mời đọc bài viết đầy đủ, các hình ảnh minh họa và đồ họa chi tiết trên Forbes Vietnam số 48, tháng 5.2017.
Khoảng 2h chiều, Vũ Ngọc Mai, 26 tuổi, cửa hàng trưởng của một chuỗi cà phê bước ra khỏi Shop & Go trên đường Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM), trên tay cầm túi ni lông đựng tô mì nước. Mai đang làm một trong những công việc đầu tiên trong sự nghiệp của mình, và là một đối tượng khách hàng quan trọng của các cửa hàng tiện lợi đang bùng nổ tại Việt Nam. Theo nghiên cứu về cửa hàng tiện lợi của Nielsen Việt Nam năm 2015, đối tượng mua hàng ở đây chủ yếu là sinh viên (23%), người mới đi làm (18%), các bà mẹ đi làm (16%) và phụ nữ nội trợ (6%).
Theo số liệu Forbes Việt Nam tổng hợp vào tháng 4.2017, hiện có khoảng 1.600 cửa hàng thực phẩm tiện lợi thuộc khoảng 10 thương hiệu lớn nhất đang có mặt trên thị trường, nhưng con số này đang thay đổi nhanh chóng do các chuỗi liên tục mở rộng để giữ vị trí và nắm thị phần. Trong báo cáo mà tổ chức nghiên cứu và đào tạo chuyên về ngành thực phẩm và tạp hóa toàn cầu IGD công bố cuối tháng 3.2017, Việt Nam sẽ là thị trường cửa hàng tiện lợi tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm 2021. Nick Miles, giám đốc IGD tại châu Á – Thái Bình Dương giải thích lý do nằm ở tỉ lệ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ tăng nhanh, và thu nhập cũng tăng hơn. Ông dự báo các nhà bán lẻ và sản xuất sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào mảng kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tạo ra những sản phẩm mới và cách thức mới, như đồ ăn mang đi (food to go), và trên cả là bắt tay với nhau để bảo đảm cùng có lợi nhất từ những tiềm năng tăng trưởng lạc quan trước mắt. Continue reading →