Forbes Việt Nam 37: Hình thành thị trường người mẫu ở Việt Nam

screenshot_20©Forbes Việt Nam số 37 tháng 6.2016

Trần Ngọc Lan Khuê là cái tên hầu như chưa biết đến trên thị trường người mẫu cách nay 4 năm. Giờ đây, người đẹp 24 tuổi này là một trong những người mẫu hàng đầu, với cát-sê cho một lần trình diễn thời trang ở vị trí vedette là khoảng 1.000 đô la Mỹ, tham gia một sự kiện từ 2.000 – 5.000 đô la Mỹ.

Hiếm người đẹp có mức cát-sê đó, và người ta có thể hình dung sự khác biệt nếu biết mức thù lao cơ bản của người mẫu ở sự kiện thời trang lớn thường niên ở Việt Nam là khoảng 2 triệu đồng/show.
Với mục tiêu trở thành người mẫu chuyên nghiệp, Khuê trở thành người mẫu độc quyền của Elite Model Management Việt Nam từ năm 2012, vì “khi mới vào nghề, tôi cần có người dìu dắt, hướng dẫn, đỡ đầu.” Nhưng số người mẫu thuộc sự quản lý của một công ty chuyên nghiệp như Khuê chỉ chiếm một lượng rất nhỏ ở Việt Nam, khoảng 10-20%. Trong sự hào nhoáng của thời trang, phạm vi hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý người mẫu chuyên nghiệp rất hẹp, và các công ty buộc phải vận động bằng nhiều cách để có thể tồn tại và chờ đợi thị trường chín muồi hơn.

Continue reading

Forbes Việt Nam số 42: Công thức nghỉ dưỡng của Fusion

screenshot_19©Forbes Việt Nam số 42. Tháng 11.2016

Fusion Suites Saigon, khách sạn 72 phòng vừa khai trương cách nay vài tháng ở TP.HCM khiến khách lưu trú cảm thấy ấn tượng với các hình ảnh đen trắng được phóng to hết cỡ tại khu lễ tân và nhà hàng. Những lát cắt của đô thị được thể hiện qua khuôn mặt bà lão da nhăn, răng đen đang nở nụ cười, và người đàn ông tầm 30 tuổi ngửa lưng ra ghế trong lúc bán gà chế biến sẵn bày trên mâm.

Khách sạn boutique với số vốn đầu tư khoảng bốn triệu đô la Mỹ này được chuyển đổi công năng từ một tòa nhà văn phòng có sẵn trên đường Sương Nguyệt Anh ở quận 1, TP.HCM. Đây là sản phẩm thiết kế mới nhất vừa được đưa vào vận hành của Marco van Aggele, CEO Serenity Holding, nơi sở hữu thương hiệu Fusion và là công ty hiếm hoi ở Việt Nam phụ trách tất cả các khâu trong quá trình phát triển dự án bất động sản nghỉ dưỡng và khách sạn. Ý tưởng xuyên suốt các địa điểm nghỉ dưỡng và khách sạn của họ là dịch vụ spa được đưa vào trong giá phòng trọn gói. Đến nay, có năm địa điểm được đưa vào khai thác, và sáu địa điểm mới tại Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu và Phú Quốc dự kiến ra mắt trong năm 2017 và 2018.

Continue reading

Forbes Việt Nam số 38: Ý tưởng khởi nghiệp mua bán trên mạng

screenshot_15Forbes Việt Nam số 38. Tháng 7.2016

Hàng loạt công ty khởi nghiệp mới ra đời khai thác các thị trường ngách trong lĩnh vực thương mại điện tử tại  Việt Nam. Vì mới bắt đầu, chưa có sự đảm bảo nào về thành công của họ. Vài ý tưởng đang được thực hiện.

“CÂU LẠC BỘ” hàng hiệu

Sau sáu tháng ra mắt,  website Leflair chuyên bán hàng hiệu giảm giá chỉ dành cho thành viên cho biết đã có 160 ngàn email, 5.000 khách mua hàng, mỗi người mua trung bình chi khoảng 165 đô la Mỹ và tỉ lệ khách trở lại là 60%. Theo các nhà sáng lập, số tiền kỷ lục mà một khách hàng đã chi là khoảng 5.000 đô la Mỹ và có người đã mua 14 cái túi xách. Leflair (Le flair: người nhạy bén với cái gì có lợi) là cầu nối giữa khách hàng khao khát hàng hiệu giá rẻ với nhà phân phối đang cần giải phóng hàng hết mùa hoặc căng thẳng tài chính. Continue reading

Forbes Việt nam số 38: Cách Mobivi bán lẻ cho người nghèo

screenshot_15©Forbes Việt Nam số 38 tháng 7.2016

Hơn 100 nhân viên trẻ trong màu áo cam tụ tập trong phòng họp có không gian như siêu thị thu nhỏ, bày đủ mặt hàng từ nồi niêu xoong chảo, đèn năng lượng mặt trời, đến tập, viết, bộ sách giáo khoa dành cho học sinh và cả những tờ rơi quảng cáo các khóa học trực tuyến. Đây là phòng họp của công ty cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ thanh toán Việt Phú (Mobivi).

Chuyển hướng từ kinh doanh ví điện tử, mô hình mà Mobivi là một trong những công ty tiên phong ở Việt Nam được cấp phép hoạt động, công ty hiện đưa ra giải pháp tài chính/ bán lẻ cho người lao động có thu nhập thấp, đối tượng thường không được các ngân hàng ưu tiên phục vụ. Sau ba năm kể từ khi nhà sáng lập Dung Tấn Trung, phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Mobivi, chia sẻ với Forbes Việt Nam về sản phẩm kinh doanh có tên Chương trình Phúc Lợi (iCare Benefits), tính đến tháng 7.2016, họ đã có tập nhóm thành viên khách hàng là khoảng 1.000 doanh nghiệp, tương đương với 2,6 triệu thành viên, trong đó 1,9 triệu ở thị trường Việt Nam, và một nửa trong số đó đã mua hàng, theo giám đốc Trần Thị Quỳnh Hoa. Continue reading

Forbes Việt Nam số 36: CJ Việt Nam tăng tốc đầu tư

screenshot_14©Forbes Việt Nam số 36. Tháng 5.2016

Bộ phim hài tình cảm của Việt Nam Em là bà nội của anh lấy cảm hứng từ Miss Granny của Hàn Quốc, đang nắm kỷ lục là phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử phòng vé phim Việt Nam: 102 tỉ đồng tính đến tháng 2.2016.

Nhà sản xuất, công ty CJ E&M thuộc tập đoàn CJ Việt Nam, trước đó đã có trong tay Để Mai tính 2 với doanh thu 101 tỉ đồng. Ông Chang Bok Sang, chủ tịch kiêm tổng giám đốc CJ Việt Nam thường xuyên nhắc đến điều này trong buổi gặp gỡ với báo chí hồi tháng 3 vừa qua.

Phim ảnh, âm nhạc, thực phẩm giúp người dân Việt Nam quen dần với cái tên CJ, song các mảng này mới phát triển trong 5 năm qua và chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng doanh số của tập đoàn này tại đây. Đầu tư vào nông nghiệp, cụ thể là thức ăn gia súc và chăn nuôi, mới là mảng kinh doanh đem về hơn 50% doanh thu và khoảng 40% lợi nhuận cho tập đoàn đa ngành này. Năm 2016, CJ Việt Nam công bố tham vọng mở rộng kinh doanh mạnh mẽ hơn với ngân sách đầu tư lên tới 500 triệu đô la Mỹ. Số tiền này dự kiến sẽ được sử dụng để xây thêm nhà máy và tiến hành các thương vụ M&A ở bốn lĩnh vực chính mà tập đoàn này đang kinh doanh gồm: ẩm thực và dịch vụ ẩm thực; giải trí và truyền thông; công nghệ sinh học và dược phẩm; mua sắm tại nhà và dịch vụ hậu cần. Continue reading