Trong bài viết này trên tạp chí National Interest, tác giả phân tích các nguyên nhân ông cho rằng thế giới nhận định Trung Quốc là 1 cường quốc là suy nghĩ rất phổ biến, có thể hiểu được, và sai.
- Những năm 1980, thế giới cũng dự báo tương tự là Nhật sẽ nắm giữ vị trí số 1 thế giới và tham gia vào CLB các quốc gia hàng đầu, nhưng chợt Nhật rơi vào suy thoái kinh tế 3 thập kỷ liền. Điều đó cho thấy một đất nước giàu có về kinh tế mà không có nền tảng vững chắc về các giá trị quốc gia để làm bệ đỡ thì một khi cột trụ kinh tế sụp đổ sẽ gặp nhiều vấn đề ra sao. Tiếp đến là Liên Xô cũng thế, khi cường quốc này khiến các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam thập phần ngơ ngác và bơ vơ 😎 . Rồi với liên minh châu Âu, mục tiêu trở thành một trụ cột của hệ thống quốc tế đang không như mong đợi do không giải quyết được hàng loạt thách thức mang tính toàn cầu. Vậy Trung Quốc thì sao?
2. Trung Quốc là thế lực đang lên quan trọng nhất thế giới, hơn nhiều so với Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, và ở một số điểm còn vượt khả năng của những nước “quyền lực tầm trung” như Nga, Nhật, Anh, Đức và Pháp. Khi so sánh nhiều con số, thì Trung Quốc giờ đây là thế lực không có đối thủ ở vị trí thứ 2, sau Mỹ, và nhiều thứ đã hơn Mỹ. Dân số đông nhất, đất đai mênh mông, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, dự trữ ngoại hối lớn nhất, ngân sách cho quốc phòng lớn thứ 2, lực lượng vũ trang lớn thứ 2, chương trình vũ trụ có người lái, tàu san bay, bảo tàng lớn nhất thế giới, đập thủy điện lớn nhất thế giới, hệ thống đường cao tốc lớn nhất thế giới, hệ thống tàu lửa tốc độ cao tốt nhất thế giới. Trung Quốc còn là bạn hàng thương mại hàng đầu, nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, nước thải ra khí nhà kính nhiều nhất, nước nhận FDI lớn thứ 2 và nước đầu tư FDI lớn thứ 3…
3. Nhưng khả năng đó chỉ là 1 cách đo quyền lực của một quốc gia, và không phải là chỉ số quan trọng nhất. Nhiều nhà khoa học xã hội đã cho rằng, chỉ số quan trọng nhất của quyền lực là “tầm ảnh hưởng” – tức khả năng quyết định tới các sự kiện và hành động của người khác. Như nhà khoa học chính trị đã quá cố Robert Dahl từng nói: “A có quyền lực với B khi A bắt B làm điều mà B bình thường sẽ không làm.” Khả năng (capabilities) mà không chuyển hóa thành tầm ảnh hưởng thì cũng không có giá trị nhiều.
4. Vì vậy, với Trung Quốc, phải đặt câu hỏi là: “Trung Quốc có thực sự ảnh hưởng tới hành động của quốc gia khác và tới tình hình thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau không?” Tác giả tự trả lời luôn là “không nhiều lắm, nếu không nói là không ảnh hưởng gì.” He he he. Vậy ta thử nhìn xem Trung Quốc đang ảnh hưởng tới nước khác ra sao, đang đặt những tiêu chuẩn toàn cầu thế nào, và tạo ra các xu hướng thế giới thế nào? Có không? Có chuyện Trung Quốc đang cố gắng giải quyết các vấn đề của thế giới không? Trung Quốc là một quyền lực bị động, thường lẩn tránh các thách thức và các khủng hoảng mà thế giới gặp phải. Ví dụ khủng hoảng ở Ukraine và Syria là bằng chứng rõ nhất cho thấy vai trò của Trung Quốc ở đâu.
5. Hơn nữa, khi xem xét kỹ về các con số, thì thực ra ấn tượng không nhiều như vậy. Các chỉ số rất to, về số lượng, nhưng chất lượng thì phải bàn hơn. Vì thiếu số lượng nên không có ảnh hưởng thực sự. Ngoài thì cứng, trong lại mềm. Ngoài thì gầm gữ ầm ĩ, nhưng trong lại là hổ giấy. “Đây là tính cách của Trung Quốc ngày nay, nếu mày mò lật từng con số lên, ta sẽ thấy những điểm yếu, thấy nền tàng mềm oặt của quốc gia đang muốn dựa vào đó để vươn lên vị trí cường quốc thế giới. “Trung Quốc có thể là con hổ giấy của thế kỷ 21.”
Thử xem xét về 5 khía cạnh của Trung Quốc: ngoại giao quốc tế, khả năng quân sự, sự hiện diện về văn hóa, quyền lực kinh tế, các chỉ số về nội lực giúp Trung Quốc có thể đứng vững khi có vị thế quốc tế.
Ngoại giao Trung Quốc: vị thế quốc tế là dĩ nhiên. Trong 40 năm qua, Trung Quốc từ 1 quốc gia bị cô lập với thế giới đã hội nhập vào quốc tế. Ngày nay, Trung Quốc có quan hệ ngoại giao với 175 nước, là thành viên của hơn 150 tổ chức quốc tế và tham gia vào hơn 300 hiệp ước đa phương. Mỗi năm nước này đón các đoàn ngoại giao nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và nhà lãnh đạo nước này cũng đi thăm các quốc gia khác rất thường xuyên. Trung Quốc là thành viên thường trực hội đồng bảo an, thành viên G-20 và các cơ quan quốc tế lớn khác, tham gia vào tất cả các hội nghị thượng đỉnh lớn. Mặt khác, các quan chức ngoại giao Trung Quốc hầu như không có tiếng nói ở các sự kiện này hay các thách thức mà quốc tế đang gặp phải.Trung Quốc không dẫn dầu (lead), không ảnh hưởng tới ngoại giao quốc tế, các chính sách của các nước khác, thúc đẩy sự đồng thuận của thế giới, hay tạo lập các liên minh để giải quyết các vấn đề. Chính quyền Bắc Kinh không tích cực cố gắng tham gia để giải quyết bất kỳ vấn đề quốc tế lớn nào; thay vào đó, nước này bị động và thường tham gia một cách khiên cưỡng vào các nỗ lực đa phương do một bên khác tổ chức (thường là Mỹ).
6. Để là nhà lãnh đạo thế giới đòi hỏi giải quyết các tranh cãi, đưa các bên lại gần với nhau, lập liên minh và tạo sự đồng thuận, và tạo áp lực khi cần thiết. Bắc Kinh thích ngồi bên cạnh và kêu gọi các nước giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình và các biện pháp có lợi cho các bên. Những cách này khó có thể giải quyết vấn đề. Bắc Kinh thường dị ứng với những biện pháp mạnh tay và thường chỉ đồng ý với các biện pháp trừng phạt của hội đồng bảo an khi mà nếu không làm thế Bắc Kinh sẽ bị cô lập và ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của nước này. Đây không phải là cách hành xử của một lãnh đạo thế giới.
7. Thay vào đó, ngoại giao cấp cao của Trung Quốc thường giống như một vở diễn, mang tính biểu tượng hơn là có giá trị thực chất. Mục đích ban đầu là để tăng cường tính chính danh của đảng cộng sản Trung Quốc với người dân Trung Quốc, rằng các lãnh đạo Trung Quốc cũng đang tham gia vào các tầng lớp tinh hoa thế giới, trong khi tỏ dấu hiệu với cộng đồng thế giới rằng nước này đang trở lại với vị thế cường quốc sau vài thế kỷ bị cho rằng không đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, chính sách ngoại giao của Trung Quốc vẫn bị điều hướng bởi các lợi ích quốc gia hạn hẹp, thường theo các quan điểm an toàn và ít gây tranh cãi khác, đợi người khác nói quan điểm của họ rồi mới nói quan điểm của mình.
Có những điểm mà Trung Quốc sẽ không bị động: đó là khi động tới lợi ích nước này như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, nhân quyền, các đòi hỏi về lãnh thổ đang bị các nước khác phản đối.
So với độ lớn và tầm quan trọng của mình, chính sách ngoại giao của Trung Quốc vẫn cực kỳ bị động.
Còn nữa.
P.S:
1. Dịch mệt lắm nha. Ngưỡng mộ các bạn chuyên làm dịch thuật nhé. 😛
2. Bạn sẽ thấy bài này rất dài, tiếng Anh là gần 5.000 từ, và ngán đọc. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đã qua cái thời thích đọc những thứ gì ngắn. Một lúc nào đấy, một lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ thích đọc những thứ dài, có phân tích, có nhận định sâu và rất thích thú, cảm kích những tác giả đã viết ra những điều đó cho mình đọc. Tôi sẽ dịch phần còn lại. Nếu bạn thích đọc phần tiếp theo, hãy follow tôi ở nút bên dưới, để có cập nhật ngay khi có phần tiếp theo để đọc.
Trời, thật vinh hạnh cho kẻ hèn này. :p
Mình đến cái thời thích đọc những gì liên quan đến bạn K.L viết. (Chẳng lọ ngắn dài)