Khả năng của bạn trong công việc không hẳn đảm bảo bạn sẽ thành công, mà chỉ chiếm ½ thôi. Vấn đề nằm ở chỗ bạn có khả năng quản lý sếp thay vì để sếp quản lý tốt bạn. Tác giả Geoffrey James viết như vậy trên một entry thú vị, nên mình bèn dịch để chia sẻ với mọi người.
Để sếp vui vẻ thì không khó lắm. Có vài quy tắc đơn giản thế này:
1. Nghĩ về sếp như một nguồn lực:
Đừng xem sếp là người quản lý (hay tệ hơn là cha, mẹ mình), hãy coi sếp như một người cung cấp dịch vụ giúp bạn hoàn thành công việc của mình. Sếp bạn có các nguồn lực bạn cần, quyết định có lợi cho bạn, giúp bạn giải quyết một số vấn đề liên quan tới nhiều phòng ban, và là người đảm bảo bạn sẽ được tăng lương. (so true phải không, sếp không gật đầu thì làm sao ta được tăng lương)
2. Giữ lời hứa
Sếp bạn muốn tin là bạn có thể hoàn thành công việc. Vì vậy, khi bạn nhận được nhiệm vụ, hãy thực hiện nó một cách chăm chỉ. Không bao giờ nhận nhiệm vụ quá khả năng của mình và luôn luôn giữ đúng lời hứa. Như Yoda đã nói: “Làm hay không làm. Chứ không ‘thử’.” (quá đúng đấy, các sếp nói chung không thích nghe hứa thật nhiều thất hứa cũng thật nhiều, lỡ hứa mà vì lý do nào chưa làm được thì cập nhật với sếp sớm để sếp…nghĩ cho mình phương án khác. Ke ke.)
3. Đừng bao giờ làm sếp ngạc nhiên
Ngay cả khi bạn e ngại là một số tin xấu có thể khiến sếp tức giận, bạn cũng đừng đợi đến phút cuối mới tiết lộ với sếp. Điều này rất đúng nếu sếp bạn có xu hướng “trừng phạt người đưa tin.” Hãy thường xuyên cập nhật với sếp là cách bảo vệ bạn tốt nhất.
4. Làm việc một cách nghiêm túc
Sếp bạn chẳng hi vọng bạn hoàn hảo đâu, nhưng sẽ đánh giá cao bạn nếu bạn thực sự quan tâm tới công việc của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn phải quá mức nghiêm túc. Hãy nghiêm túc với công việc nhưng lúc nào cũng sẵn sàng cười nhạo những sai sót của bản thân. (nhớ là tự cười nhạo bản thân, ví dụ tự khen mình xinh, thông minh, xuất chúng, phi phàm…cũng là những phẩm chất đáng quý. ke ke ke).
5. Đưa ra lời khuyên nhưng cũng biết thừa hành
Khi bạn thấy sếp mình sắp có quyết định hâm hâm, thử gợi ý cho sếp một giải pháp khả dĩ hơn xem sao. Tuy nhiên, một khi sếp đã quyết định rồi thì đừng khuyên can gì nữa mà hãy cố gắng hết sức để thừa hành, cho dù bạn có đồng ý hay không. (dĩ nhiên, sếp đã quyết định A rồi mà mình cứ làm B thì có hóa ra đối đầu sếp à? :D)
6. Hãy đưa ra giải pháp chứ không phải những lời phàn nàn
Không gì khiến sếp khó chịu bằng việc bị buộc phải nghe lời phàn nàn về những thứ bạn không sẵn sàng nhận trách nhiệm thực hiện hay nằm ngoài khả năng thay đổi của sếp. Đừng đưa ra vấn đề trừ phi bạn có giải pháp trong đầu. (hơi khó cho một cơn gió nhưng sếp thường quá bận rộn để nghe những lời phàn nàn của bạn. nếu bạn phàn nàn mà không đưa ra được giải pháp thì hãy về thì thầm với cái gối.)
7. Hãy trao đổi một cách rõ ràng
Khi nói chuyện, trao đổi với sếp, viết và nói với các câu ngắn, dùng ít từ, đi vào ý chính sao cho dễ hiểu. Điều này giúp công việc của sếp và của bạn dễ hơn.
8. Hãy hoàn thành công việc của mình tốt nhất
Các sếp hi vọng bạn thực hiện công việc của bạn như là chỉ có mình bạn mới làm được, tức là vượt qua mọi trở ngại có thể ngăn cản người khác. Họ hi vọng bạn thể hiện tốt nhất khả năng của mình, vậy hãy cho họ thấy điều đó.
9. Giải thích cho sếp hiểu cách “quản lý bạn” tốt nhất
Vì các sếp đều thường có một phong cách quản lý giống nhau, bạn nên giúp các sếp hiểu được cách họ có thể giúp bạn làm tốt công việc nhất. Điều này đòi hỏi cả sự tự nhận thức và lòng dũng cảm để bạn nói điều đó ra.
10. Chuẩn bị kỹ cho các cuộc họp
Đôi khi các sếp muốn hỏi xét nét mọi chi tiết về công việc của bạn. Hãy trả lời ngay và thế là sếp cho rằng bạn có khả năng; nếu bạn lưỡng lự thì sếp sẽ nghĩ bạn kém. Hãy dành ít nhất 1 giờ để chuẩn bị cho các cuộc họp kéo dài 1 giờ với sếp.
11. Thể hiện sự quan tâm tới sự nghiệp của sếp
Bạn hãy đáp ứng nhu cầu của sếp trước khi sếp biết hay cần. Học cách dự đoán những nhu cầu đó. (quả này mới khó)
12. Giúp sếp thành công
Cho dù bảng mô tả công việc của bạn viết gì đi nữa, ưu tiên hàng đầu của bạn luôn là “làm cho sếp thành công.” Tương tự như vậy, công việc của sếp là làm cho bạn thành công. Nếu sếp bạn không hiểu khái niệm này, thì ưu tiên hàng đầu của bạn là phải tìm cho mình một sếp mới.
Tác giả: Geoffrey James