“Truy sát”

 

Ảnh chụp màn hình bản tin trên VNN ngày 29-3-2010

Hôm nay mở VietNamNet ra đọc, giật mình thấy cơ quan này đang lên chiến dịch  lật mặt, truy sát những người “mạo danh” phóng viên VietNamNet đi quấy nhiễu một số cơ quan doanh nghiệp.

Có đến mức phải dùng lời lẽ “truy sát” như vậy không nhỉ? Đọc bản tin mà hình dung cảnh cầm dao đuổi nhau trên phố. Tại sao VNN không âm thầm mà “truy sát”, được rồi thì hãy hô hoán lên?

Làm thế này chỉ vì con sâu con mà ảnh hưởng đến hết cả phóng viên của mình. Cho dù khẳng định đạo đức lý tưởng báo chí nhưng hình như hơi bị …ấy.

Lại nhân tiện đây nhớ vụ bê bối của nghị sỹ Công đảng Anh vừa bị Channel 4 lật tẩy. Số là các phóng viên kênh này mới giả mạo là các nhà doanh nghiệp Mỹ sang London làm ăn.

 

Họ thuê văn phòng đàng hoàng, rồi mời các ông nghị bà nghị tới ngã giá, đề nghị các ông nghị bà nghị sử dụng ít quyền lực của mình để dẫn mối, gây ảnh hưởng lên chính trường giúp cho doanh nghiệp làm ăn. Có 4 bác, trong đó có 3 bác cựu bộ trưởng, nhiệt tình nhận lời giúp đỡ, gọi là “vận động hành lang”, với đề nghị số tiền khoảng 5.000 bảng Anh/ngày. Dịch vụ này bao gồm cả đưa Tony Blair đến một số sự kiện luôn.

 

Xong, phim đã quay, lời nói đã thu. Các bác bị buộc tội tham nhũng!

 

Vậy báo chí có được phép giả mạo để đưa người vào bẫy như vậy hay không?

 

Ở Anh thì được. Như bác Matthew Hilbert, tiến sỹ về Media ở ĐH Stirling mà hôm nay dạy mình cách làm trợ giảng, nói rằng, ở Anh, phóng viên làm chuyện này từ lâu rồi. Các chính trị gia hoạt động dựa trên thuế của dân. Họ có public role (vai trò cộng đồng) nhờ vào public fund (tiền quỹ cộng đồng), tức là tiền thêế. Vì vậy, họ không thể lợi dụng hai cái này cho personal gain (thu vén cá nhân) được. 5.000 bảng Anh là gần 1/3 học phí khóa học thạc sỹ của mình ở London rồi. Trời ơi là trời.

 

Chào các bác chưa bị lộ.

 

Ở Anh không có luật báo chí chi tiết. Các bác nghị có têể có luật sư bao vệ, có thể phàn nàn lên Ủy ban phàn nàn về truyền thông của Anh về đạo đức của phóng viên. Nhưng bằng chứng chống lại các bác quá rõ, chẳng biết các bác còn mặt mũi nào mà ngồi ở vị trí public role hay không.

 

Nhưng nghe nói ở Bắc Âu và Mỹ thì thường không thế. Bằng chứng là các bác Thụy Điển sang dạy mình thì nói tuyệt đối không được giả mạo như vậy. Giả mạo ngay từ đầu thì làm sao lấy lòng tin của độc giả?

 

Xét về lợi ích công cộng và đạo đức nghề nghiệp ư?