Trích dẫn học thuật (4)

Nếu không có ai là tác giả, hay tiêu đề của tác phẩm ám chỉ một tổ chức hay nhóm người chịu trách nhiệm chính cho cuốn sách, thì chúng ta sẽ coi nhóm người hay tổ chức đó là tác giả.

Ví dụ:

Ngân hàng thế giới (1999). African development indicator 1998/99. Washington D.C., World Bank.

Nếu không có ai là tác giả, hay tiêu đề của tác phẩm không ám chỉ một tổ chức hay nhóm người chịu trách nhiệm chính cho cuốn sách, thì chúng ta sẽ coi đó là Anon (viết tắt của Anonymous, không nêu tên)

Ví dụ:

Anon (2005), Brain storm, New Scientist, 5th March, p.43

– Những suy nghĩ sai:

Chỉ cần đưa danh sách trích dẫn vào phần cuối là đủ: Không được, cần phải rõ ràng và chi tiết để đối chiếu.

Chỉ cần trích dẫn y nguyên là tốt rồi, vì gốc bao giờ cũng tốt: Không được, hãy sử dụng các nguồn nội dung theo cách thể hiện rằng bạn hiểu nội dung đó và biết cách dùng nó một cách hiệu quả.

Những ý tưởng và thông tin này đều có trong các cuốn sách giáo khoa cơ bản, nên không cần phải viết trích dẫn học thuật: Không được, mọi thứ đều cần phải được trích dẫn nguồn.

Thay đổi mọi nội dung bằng cách viết và diễn đạt của mình là được: Không được, tóm tắt ý của người khác vẫn là copy và không có gì từ đầu của bạn cả.

Có thể copy bao nhiêu cũng được từ vài nguồn thôi, miễn là bạn cho các câu trích dẫn vào trong ngoặc kép: Sai, nên sử dụng càng nhiều nguồn càng tốt, không nên copy quá nhiều và trực tiếp. Hãy sử dụng có giới hạn. Một bài viết học thuật không phải là một tập hợp của các câu trích dẫn.

Nguồn: Nguyen, A (2009) dựa trên The Litttle Book of Plagiarism 

Trích dẫn học thuật (3)

* Trích dẫn sách:

Cần phải đưa những yếu tố sau:

– Tên tác giả (họ, rồi chữ đầu của tên, tên đệm)

– Năm xuất bản (trong ngoặc đơn)

– Tên tác phẩm (nghiêng hoặc gạch chân)

– Số phiên bản (nếu đó không phải là phiên bản đầu tiên)

– Nơi xuất bản

– Nhà xuất bản

Ví dụ:

Hibber, M. (2008): The media in Italy, 2nd edition, Milton Keynes, Open University Press 

* Trích dẫn bài giảng, phát biểu, tài liệu hội nghị…

Cần có:

– Tên diễn giả (họ, sau đó là chữ cái đầu của tên, tên đệm)

– Ngày phát biểu, diễn thuyết (trong ngoặc đơn)

– Tên bài diễn thuyết (trong ngoặc kép)

– Tên sự kiện (nghiêng hoặc gạch chân)

– Nơi diễn ra sự kiện

Ví dụ:

Huynh, P.S. (2nd February, 2010): “Managing economic issues at Tuoi Tre: Media Economics Guest Lecture. The University of Stirling’s MSc in Media and Communication Management at Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities.

* Các vấn đề khác:

Nếu có hai hoặc 3 tác giả thì đưa toàn bộ tên của họ vào bài viết và danh sách tham khảo:

Ví dụ:

Ledwith and Manfredi (2005) argue that…

Elliot, Matthews and Schreiber (1995) contend that…

Khi có nhiều hơn 3 tác giả được trích dẫn:

Trong bài viết, đưa tên của tác giả đầu tiên, sau đó là et al (viết tắt của et alli: là từ Latin có nghĩa là “và những người khác)

Ví dụ: Brown et all (2006) show that…

Trong danh sách tham khảo thì phải đưa tên đầy đủ của họ.

 

Hét lên

Chuyện này buồn cười lắm. Đại khái ở Nhật có một cái lễ hội để những người yêu nhau hét lên “I love you” để bày tỏ tình yêu của mình. Văn hóa Á đông khiến đôi khi người ta yêu mà chẳng nói.

Thế là cái sân khấu được dựng lên hôm 29-1 -2010 ở Tokyo. Truyền hình chiếu 3 người. Một anh lên sân khấu hét lên: “Em yêu, anh yêu em nhiều lắm!”. Sau đó, phỏng vấn anh này, anh ấy nói rất hạnh phúc vì đã hét lên thật to cho bạn gái nghe thấy. Bình thường, anh ấy hay nói bé lắm!

Xong có một cô lên sân khấu. Cô ấy cũng hét lên, nhưng cô ấy hét lên là cô ấy yêu bản thân cô ấy hơn bất kỳ điều gì khác. Cô ấy rất tươi. Rồi cô ấy đi xuống. Ha ha.

Rồi một anh lại lên sân khấu. Lần này, anh ấy nói: “Ai cũng được! Ra đây đi nào! Tôi sẽ yêu bất kỳ ai bước lên sân khấu này với tôi.” Chả là anh này tìm mãi mà chưa thấy được ý trung nhân.

Hết chuyện.