Trích dẫn học thuật (4)

Nếu không có ai là tác giả, hay tiêu đề của tác phẩm ám chỉ một tổ chức hay nhóm người chịu trách nhiệm chính cho cuốn sách, thì chúng ta sẽ coi nhóm người hay tổ chức đó là tác giả.

Ví dụ:

Ngân hàng thế giới (1999). African development indicator 1998/99. Washington D.C., World Bank.

Nếu không có ai là tác giả, hay tiêu đề của tác phẩm không ám chỉ một tổ chức hay nhóm người chịu trách nhiệm chính cho cuốn sách, thì chúng ta sẽ coi đó là Anon (viết tắt của Anonymous, không nêu tên)

Ví dụ:

Anon (2005), Brain storm, New Scientist, 5th March, p.43

– Những suy nghĩ sai:

Chỉ cần đưa danh sách trích dẫn vào phần cuối là đủ: Không được, cần phải rõ ràng và chi tiết để đối chiếu.

Chỉ cần trích dẫn y nguyên là tốt rồi, vì gốc bao giờ cũng tốt: Không được, hãy sử dụng các nguồn nội dung theo cách thể hiện rằng bạn hiểu nội dung đó và biết cách dùng nó một cách hiệu quả.

Những ý tưởng và thông tin này đều có trong các cuốn sách giáo khoa cơ bản, nên không cần phải viết trích dẫn học thuật: Không được, mọi thứ đều cần phải được trích dẫn nguồn.

Thay đổi mọi nội dung bằng cách viết và diễn đạt của mình là được: Không được, tóm tắt ý của người khác vẫn là copy và không có gì từ đầu của bạn cả.

Có thể copy bao nhiêu cũng được từ vài nguồn thôi, miễn là bạn cho các câu trích dẫn vào trong ngoặc kép: Sai, nên sử dụng càng nhiều nguồn càng tốt, không nên copy quá nhiều và trực tiếp. Hãy sử dụng có giới hạn. Một bài viết học thuật không phải là một tập hợp của các câu trích dẫn.

Nguồn: Nguyen, A (2009) dựa trên The Litttle Book of Plagiarism 

Trích dẫn học thuật (3)

* Trích dẫn sách:

Cần phải đưa những yếu tố sau:

– Tên tác giả (họ, rồi chữ đầu của tên, tên đệm)

– Năm xuất bản (trong ngoặc đơn)

– Tên tác phẩm (nghiêng hoặc gạch chân)

– Số phiên bản (nếu đó không phải là phiên bản đầu tiên)

– Nơi xuất bản

– Nhà xuất bản

Ví dụ:

Hibber, M. (2008): The media in Italy, 2nd edition, Milton Keynes, Open University Press 

* Trích dẫn bài giảng, phát biểu, tài liệu hội nghị…

Cần có:

– Tên diễn giả (họ, sau đó là chữ cái đầu của tên, tên đệm)

– Ngày phát biểu, diễn thuyết (trong ngoặc đơn)

– Tên bài diễn thuyết (trong ngoặc kép)

– Tên sự kiện (nghiêng hoặc gạch chân)

– Nơi diễn ra sự kiện

Ví dụ:

Huynh, P.S. (2nd February, 2010): “Managing economic issues at Tuoi Tre: Media Economics Guest Lecture. The University of Stirling’s MSc in Media and Communication Management at Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities.

* Các vấn đề khác:

Nếu có hai hoặc 3 tác giả thì đưa toàn bộ tên của họ vào bài viết và danh sách tham khảo:

Ví dụ:

Ledwith and Manfredi (2005) argue that…

Elliot, Matthews and Schreiber (1995) contend that…

Khi có nhiều hơn 3 tác giả được trích dẫn:

Trong bài viết, đưa tên của tác giả đầu tiên, sau đó là et al (viết tắt của et alli: là từ Latin có nghĩa là “và những người khác)

Ví dụ: Brown et all (2006) show that…

Trong danh sách tham khảo thì phải đưa tên đầy đủ của họ.

 

Hét lên

Chuyện này buồn cười lắm. Đại khái ở Nhật có một cái lễ hội để những người yêu nhau hét lên “I love you” để bày tỏ tình yêu của mình. Văn hóa Á đông khiến đôi khi người ta yêu mà chẳng nói.

Thế là cái sân khấu được dựng lên hôm 29-1 -2010 ở Tokyo. Truyền hình chiếu 3 người. Một anh lên sân khấu hét lên: “Em yêu, anh yêu em nhiều lắm!”. Sau đó, phỏng vấn anh này, anh ấy nói rất hạnh phúc vì đã hét lên thật to cho bạn gái nghe thấy. Bình thường, anh ấy hay nói bé lắm!

Xong có một cô lên sân khấu. Cô ấy cũng hét lên, nhưng cô ấy hét lên là cô ấy yêu bản thân cô ấy hơn bất kỳ điều gì khác. Cô ấy rất tươi. Rồi cô ấy đi xuống. Ha ha.

Rồi một anh lại lên sân khấu. Lần này, anh ấy nói: “Ai cũng được! Ra đây đi nào! Tôi sẽ yêu bất kỳ ai bước lên sân khấu này với tôi.” Chả là anh này tìm mãi mà chưa thấy được ý trung nhân.

Hết chuyện.

Bánh mỳ

Nguồn: http://www.pocaparty.com.vn

Tự do có hình thù thế nào? Nó tròn hay nó méo, hay hình hột lựu? Nguyễn Trần Bạt (Cội nguồn cảm hứng, 2008) đã lập luận rằng khi con người không có các quyền tự do thì dần dần con người sẽ đánh mất những kinh nghiệm về tự do, mất ý chí đòi tự do cũng như mất cảm hứng sử dụng tự do như là phương tiện để phát triển các giá trị tinh thần của mình.

Nhưng, “đa số chúng ta hay nhầm lẫn giữa tự do và vô chính phủ”.

Ông viết tiếp: “Thực tế ở nhiều quốc gia lạc hậu cho thấy, sự tha hoá của cái Tôi là kết quả của một đời sống tinh thần phát triển không lành mạnh dưới tác động của sự ràng buộc của tư tưởng, sự bao vây của văn hóa lạc hậu, sự níu kéo của nghèo đói… “

 “Tất cả, những yếu tố như vậy xuất hiện trong mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, văn hóa, chính trị cho đến giáo dục, làm cho con người trở nên lệch lạc và kết quả là con người không còn đủ các năng lực để thích nghi với cuộc sống”.

Có một ý mà tôi rất thích trong lọat bài viết này. Đó là Tự do luôn đi kèm với Trách nhiệm. Con người càng cảm nhận được mình tự do càng cảm thấy mình có trách nhiệm. Cái trách nhiệm đó tự họ nhận thức được, không cần ai đặt lên vai, không cần ai đó nói oang oang giữa một hội nghị. Họ tự cảm nhận được trách nhiệm làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

 Mỗi người sẽ lựa chọn cách làm khác nhau. Chúng ta cũng đừng vội vàng phán xét.

Nguyễn Trần Bạt lấy ví dụ, một nhân viên văn phòng đã bật điều hòa nhưng không ai dùng, vào ra không tắt. Họ không lấy cái gì của xã hội để bỏ vào túi mình, nhưng họ để cho năng lượng xã hội bị tiêu tốn một cách vô ích, và hành động đó hay được gọi là “lãng phí”.

 Nhưng tác giả gọi đó là “tham nhũng”.

Ông lập luận khi một cá nhân không làm gì để làm tiết kiệm hơn cho xã hội, để xã hội trở nên hợp lý hơn cũng là tham nhũng, bởi cá nhân đó đã không làm đúng với chức năng của mình.

 “Lãng phí là không đúng, từ lãng phí là một cách phân cấp theo quan niệm hành chính quan liêu để định nghĩa một loại tội phạm phổ biến đó là tham nhũng trách nhiệm. Tham nhũng ở góc độ này cũng là kết quả của sự mất mát năng lực bởi con người không có năng lực nhận thức về những trách nhiệm xã hội mà mình buộc phải làm.”

Như vậy, chị gái bán bánh mỳ ở đường Hai Bà Trưng sáng nay cũng tham nhũng trách nhiệm ư? Chị bán cho cửa hàng bánh mỳ được coi là ngon ở Sài Gòn, cửa tiệm rất lớn, rất đông nhân viên. Về nguyên tắc, chị phải đeo bao tay khi lấy đồ ăn và bỏ ra khi đếm tiền. Nhưng không, chị không hề đeo bao tay. Khi ai đó nhắc chị thì chị vênh mặt lên, hỏi “cái bánh mỳ chị mua đã được làm sẵn cho vào túi bóng rồi, còn lo gì nữa!”

Trách nhiệm của chị là cung cấp cho người dân món ăn sạch sẽ, hợp vệ sinh. Nhưng hàng trăm khách hàng đến cũng chẳng ai nhắc chị. Họ cứ cầm bánh mỳ đi, cố gắng không nhớ đến cái tay cầm đủ mọi thứ và cầm đến cái bánh mỳ của họ.

Nếu chị làm đủ trách nhiệm của mình thì chắc hẳn chị đã không bao giờ làm như vậy. Nếu mỗi người mua bánh mỳ làm đủ trách nhiệm thì họ cũng không im lặng như vậy.

Chuyện bánh mỳ có thể là chuyện rất nhỏ, trong vô vàn chuyện rất to khác.

 * Những khuyết tật của đời sống hiện đại (Phần 1) (http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luan-Ly/Su_tha_hoa_cua_cai_Toi/). Đăng nhập ngày 27-1-2010