Sống không cần tiền

aaaaaaheidi_385x185_649397a

Thời hiện đại, ở giữa đất nước theo chủ nghĩa tư bản, làm sao sống được mà không có tiền? Bạn có thể nói Heidemarie Schwermer , 67 tuổi, người  13 năm sống không cần tiền, là “mất trí”hoặc “có lý tưởng”, hay “ngây thơ”. Nhưng kiểu sống của người phụ nữ này đang trở thành một hiện tượng mà người Đức quan tâm.


Cửa hàng “Cho và Nhận”

22 năm trước, cô giáo viên cấp II Heidemarie Schwermer  chấm dứt cuộc hôn nhân với nhiều nước mắt, đưa hai con từ ngôi làng Leuneburg tới thành phố Dortmund ở khu vực Ruhr, phía Tây nước Đức. Ngay lập tức, bà choáng váng nhận thấy tỉ lệ người không nhà cửa ở đây quá lớn, và trạng thái u ám vô vọng. Sau một thời gian, bà hình thành Cửa hàng trao đổi – Tauschring –  nơi mọi người có thể trao đổi kỹ năng hay tài sản của họ cho nhau và không cần tiền mặt. Ví dụ, một thợ cắt tóc cắt tóc cho một người, đổi lấy dịch vụ bảo trì xe của người đó; một chiếc máy nướng bánh mỳ vẫn còn tốt nhưng không bao giờ được dùng đổi lấy vài chiếc áo cũ. Bà gọi đó là Gib und Nimm (Cho và Nhận).

Bà tin rằng những người không có nhà cửa không cần tiền để tái hòa nhập xã hội. Thay vào đó, họ nên tự trao quyền cho mình bằng việc khiến mình có ích, cho dù có nợ nần, có nghèo túng hay không có việc làm. “Tôi vẫn luôn tin rằng, ngay cả khi không có gì,  mỗi con người vẫn có giá trị rất nhiều. Ai cũng có nơi chốn, vị trí trong thế giới này.”

Nhưng những người không có nhà cửa ở Dortmund lại ít đến Tauschring. Hầu hết những người không có việc làm hay đã nghỉ hưu lại đến Tauschring. Họ cầm theo những thứ vốn nằm lay lắt quanh nhà cả nhiều năm trời mà không được sử dụng, hoặc những kỹ năng họ có nhưng không còn sử dụng thường xuyên nữa. Đó là những thợ làm tóc đã nghỉ hưu tình nguyện cắt tóc cho những thợ điện mất việc; đổi lại, thợ điện sẽ lắp điện cho cái bếp nhà họ. Giáo viên tiếng Anh nghỉ hưu thì dạy tíêng Anh, đổi lại người được dạy dắt chó của họ đi dạo thay.

Tauschring trở thành một hiện tượng của Dortmund. Tauschring thành công đến nỗi Schwermer phải tự hỏi mình những câu hỏi nghiêm túc và cách sống của cuộc đời mình. “Tôi bắt đầu nhận thấy rằng tôi sống mà có quá nhiều thứ tôi không cần.” Vì vậy, bà quyết định sẽ không mua bất kỳ cái gì mà không tặng đi cái gì đó của mình.

Sống đơn giản

“Rồi tôi bắt đầu nhận thấy những gì tôi có nhiều hơn thứ mình cần. Tôi cho mọi thứ mà mình không thật cần thiết.” Bà chủ hiệu sách cũ đã rất “bực bội” vì tiếc thay cho bà khi bà đem tới tặng hết bộ sưu tập sách khổng lồ – vốn chiếm diện tích rất lớn của gian nhà mình. Nhưng bà lại cảm thấy đó là điều tốt cho mình. “Tôi yêu sách vô cùng, nhưng biết là phải tặng đi thôi. Lạ cái là tôi không thấy nhớ chúng chút nào.”

Bà muốn chia sẻ những gì mình trải qua với người khác, và trở thành nhà trị liệu tâm lý. Bà cũng thiền, và lập tức nhận thấy mình không hài lòng với công việc biết bao nhiêu. “Tôi thường xuyên bị ốm, đau lưng, và không bao giờ nhận ra mối liên hệ giữa những triệu chứng sức khỏe của mình với sự không hạnh phúc trong công việc trước đấy.”

Năm 1996, bà có một quyết định cực đoan nhất của cuộc đời mình: sống mà không cần tiền. Bà trả lại căn hộ, bỏ công việc, sống “du mục” ở thành phố. “Một lối sống cực đoan” như bà thừa nhận. Nhưng bà thích nó hơn bao giờ hết. 13 năm trôi qua, bà tiếp tục sống theo nguyên tắc “Cho và Nhận.” “Tôi có mọi thứ mà tôi cần và tôi biết rằng không thể trở lại cuộc sống như trước đây. Tôi không phải làm điều mà tôi không thích.”

Bà sống mỗi tuần ở phòng thừa của một thành viên của Tauschring, làm việc hay lau dọn cho họ để đổi lại những gì mình cần. Bà có khoản tiền phòng trừ lúc khẩn cấp là 200 euro. Bất kỳ khi nào có tiền bà đều cho tặng đi.

“Tôi quyết định là lấy tiền lương nhưng tặng đi hầu hết, trừ phi là phải trả tiền vé đi tàu.” Thế giới vật chất của bà chỉ có trong một cái va ly đen và túi đồ đựng những thứ lặt vặt. Bà vẫn khỏe mạnh, đầy sức sống, hấp dẫn, mắt còn tinh, răng còn chắc. Bà ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và cũng là điều ngạc nhiên nếu nhìn vào cách sống của bà ở tuổi 67. Hai đứa con của bà, hiện đã là giáo viên dạy nhạc và chuyên gia vật lý trị liệu ủng hộ  cách sống của bà.

Đa phần thời gian, bà có những buổi nói chuyện với những người quan tâm, đặc biệt là những thanh niên Đức. Họ được gợi cảm hứng và sống thử một tuần không cần tiền. Schwermer muốn là một tấm gương và khuyến khích người khác thay đổi quan điểm sống của mình về tiền bạc, và cách họ sống và đóng góp vào xã hội.  Schwermer cho rằng, áp lực phải mua, phải sở hữu, bà cảm thấy ngày càng mạnh hơn trong những năm gần đây. Chủ nghĩa tiêu dùng là “sự cố gắng lấp đầy khoảng trống bên trong.” Sự trống rỗng, nỗi sợ hãi mất mát bị truyền thông và những tập đoàn lớn thổi phồng lên.” Người ta sợ rằng, nếu không mua hay sở hữu cái gì đó, một cá nhân sẽ bị bật ra khỏi xã hội.

“Trớ trêu thay, là những thứ vật chất đó không bao giờ có thể lập đầy được chỗ trống trong tâm hồn, và mua sắm và tích trữ lại có xu hướng ly khai con người hơn là đem sự hài lòng,”  bà nghĩ.

Liệu Heidemarie Schwermer có định bắt đầu một cuộc cách mạng?

“Không, tôi nghĩ mình cũng như người gieo hạt. Có thể người ta đến ngay tôi nói chuyện, thấy tôi được phỏng vấn và quyết định chi tiêu ít hơn. Người khác thì có thể bắt đầu thiền. Điểm mấu chốt ở đây là cuộc sống mà không cần tiền của tôi liệu có thể tạo ra một xã hội khác không. Tôi muốn mọi người tự hỏi họ, ‘Vậy bản thân mình cần cái gì? Mình thật sự muốn sống như thế nào? Mọi người cần hỏi họ xem họ thực sự là ai, họ thuộc về đâu.”

Schwermer tin rằng đó là tương lai của chúng ta. Chúng ta vẫn mua được tất cả những thứ mình muốn, nhưng lại cần ít hơn những thứ mà chúng ta có. Bà đã viết hai cuốn sách về cuộc phiêu lưu của mình (và dĩ nhiên là tặng đi nhuận bút). Cuốn đầu tiên My Life without Money (Cuộc đời không tiền của tôi) đã  biến bà trở thành “tiểu anh hùng” tại một số vùng của nước Đức.

Bà cũng chuẩn bị cho mình tang lễ sau khi thỏa thuận với một giáo sỹ làm lễ cho bà miễn phí, đổi lại vài buổi tư vấn cho những người đang bị trắng tay.  Bà vẫn chưa thể tiếp cận được những người sống không có tiền (mà không phải là lựa chọn của họ như bà). Còn Tauschring của bà đang có thêm nhiều thành viên. Điều duy nhất mà Schwermer sợ hãi lúc này là lên TV. Hiện nay, chỉ có hệ thống mạng lưới xe lửa của Đức là không thích quan điểm sống hay chưa bị quyền lực thuyết phục hấp dẫn. Vì vậy, bà vẫn cần vài euro để đi lại.

Box: “Tôi làm việc trong nhà bếp và người ta nói với tôi: “Bà học đại học, học để làm việc này à?” Nhưng tôi nghĩ, con người ai cũng có giá trị thực chất bên trong, tại sao tôi lại có giá trị hơn khi làm giáo viên hay chuyên gia vật lý trị liệu, so với tôi khi làm việc trong nhà bếp?” – Heidemarie Schwermer

K.Loan (Theo Times Online)

P.S của người viết:

– Có thể mình sẽ cho bớt những đôi giày đi. Và cho bớt sách đi. Nhưng mới nghĩ đến thế đã thấy tiếc roài. Ôi Schwermer, một hiện tượng thú vị.

– Một lý do bà ấy có thể sống được như vậy vì bà ấy có “những mối quan hệ”. Những người bị buộc sống không cần tiền (vì không có tiền) không phải ai cũng có ” những mối quan hệ” như bà ấy.

If you go away – Barbra Streisand

If you go away
On this summer’s day
Then you might as well
Take the sun away
All the birds that flew
In the summer sky
When our love was new
And our hearts were high
And the day was young
And the nights were long
And the moon stood still
For the night bird’s song

If you go away
If you go away
If you go away…

But if you stay
I’ll make you a day
Like no day has been
Or will be again
We’ll sail on the sun
We’ll ride on the rain
And talk to the trees
And worship the wind

But if you go
I’ll understand
Leave me just enough love
To fill up my hand

If you go away
If you go away
If you go away…

If you go away
As I know you will
You must tell the world
To stop turning
’til you return again
If you ever do
For what good is love
Without loving you?
Can I tell you now
As you turn to go
I’ll be dying slowly
’til the next hello

If you go away
If you go away
If you go away…

But if you stay
I’ll make you a night
Like no night has been
Or will be again
I’ll sail on your smile
I’ll ride on your touch
I’ll talk to your eyes
That I love so much

But if you go
I won’t cry
Though the good is gone
From the word goodbye

If you go away
If you go away
If you go away…

If you go away
As I know you must
There is nothing left
In this world to trust
Just an empty room
Full of empty space
Like the empty look
I see on your face
And I’d been the shadow
Of your shadow
If you might have kept me
By your side

If you go away
If you go away
If you go away…

If you go away
If you go away…

Cậu bạn triết gia

Mình có một cậu bạn, mà mình thường gọi là “triết gia”. Đại khái, triết gia từ lâu rồi, từ thời đại học.

Hồi đó, lũ sinh viên nghèo nhìn các bạn nhà giàu ở Hà Nội bằng con mắt ngưỡng mộ. Quần áo xịn, xe đẹp, ở nhà gần. Trong một lần “lao động tập thể” là dọn dẹp sân sau của khu trường học, cậu bạn đó đã nói với một cô bạn Hà Nội rằng: Thế thì làm sao đất nước mong chờ gì ở cậu được?

Câu nói đó, mình vẫn nhớ đến giờ. Lần gặp gần đây nhất, hai đứa cụng ly bia và mình nhắc lại. Mình vẫn nhớ cảnh cô bạn đó, vốn dĩ rất xinh và điệu đàng. Hôm đó cô ấy cũng điệu và tỏ ra lóng ngóng, ngại việc vất vả chân lấm tay bùn. Cô ấy đã lườm cậu ấy và hơi đỏ mặt, còn tụi mình thì cười khúc khích, chả nhớ là vì nghe cậu ấy rất “bôn sê vích” hay vì chứng kiến cảnh cô bạn đỏ mặt.

Gặp lại sau 9 năm, vẫn triết gia đó.

– Này Loan, cậu biết không, tớ nghĩ mình quá may mắn.

– Sao lại nói thế?

– Này nhé, may mắn thứ nhất là khi cha mẹ sinh ra, tớ là người lành lặn, khỏe mạnh.

– Ừ, cậu nói đúng. Đó quả là ơn trên. Nhiều khi mình cứ coi chuyện đó là dĩ nhiên, nhưng so với bao người, quả là mình vô cùng hạnh phúc. Chỉ ốm đau một chút là thấy khổ sở lắm rồi. Còn gì nữa không?

– Còn. Tớ được đi học đầy đủ. Có học vấn, đó là hành trang quý giá nhất.

– Ừ. Hành trang đó chẳng bao giờ rời bỏ cậu cả. Kíên thức chỉ làm con người của cậu giàu thêm, chẳng bao giờ mất đi, cho dù cậu có san sẻ bao nhiêu cho người khác đi nữa.

Rồi hai đứa lại cụng ly gật gù. Vậy thì có lý do gì để mình than thở? Có bao nhiêu người không lành lặn, không được học hành. Có bao nhiêu người lành lặn, được học hành mà vẫn than thở rằng mình không vui, mình không hạnh phúc? Đã có được những hành trang cơ bản nhất để có thể giúp ích cho mình và người khác, chuyện mình làm điều đó hay không chỉ còn tùy thuộc vào bản thân mình.

Cậu bạn mình, vẫn rất “bôn sê vích”. Vẫn rất lý tưởng. Vẫn rất vì mọi người. Mình ghi những dòng này ra đây, đợi khi nào cậu ấy lên làm lãnh đạo thì nhắc lại. Mình thì tin rằng, dù mình tỏ ra không tin, nhưng không thể không phục cái lý tưởng vì mọi người cao đẹp đó. Bạn thì đang leo đến những nấc thang giữa của sự nghiệp phục vụ người khác. Dân tộc này cần những người như thế.

Mời chung tay giúp một học sinh nghèo, học giỏi có máy tính

Kính gửi các anh chị và các bạn

Khổng Loan viết thư này hy vọng anh chị và các bạn sẽ cùng chung tay với Loan và bạn Hồ Diệu Vân (hiện là Relationship Manager, Commercial Banking, ANZ Vietnam) giúp 1 em sinh viên nhà rất nghèo đang học tại trường đại học Ngoại thương ở TP.HCM có 1 chiếc laptop cũ để học tập.

Diệu Vân biết có 3 em sinh viên học ở Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Ngoại thương TP.HCM cần 3 chiếc laptop cũ (cho nhu cầu rất cơ bản của các em). Ba em sinh viên này đã nhận được học bổng Chung sức tới trường của Báo Tuổi Trẻ trong năm học đầu tiên (2009). Học bổng này thường dành cho các tân sinh viên có tiềm năng, nhưng rất nghèo và có nguy cơ không thể đi học được nếu không có sự giúp đỡ tài chính. Hiện các em đang cố gắng học tập để tiếp tục nhận được học bổng năm 2.

Bạn sinh viên mà chúng ta sẽ giúp đỡ quê xã Phước Bình, Long Thành, Đồng Nai. Bố bị di chứng của căn bệnh não, nửa người phát triển không bình thường. Mẹ ở nhà chăn bò, làm cỏ, bón phân. Bạn này đỗ Đại học Ngoại thương, 25 điểm.

Qua sự giúp đỡ của các bạn bè hảo tâm, hiện Vân đã có 2 chiếc laptop cũ cho 2 em sinh viên rồi. Bây giờ còn thiếu 1 chiếc nữa mà thôi.

Ước tính chiếc laptop cũ này giá 4 triệu đồng. Đây sẽ là phương tiện vô cùng có ích giúp em sinh viên nghèo này học tập.

Vậy Loan rất mong các anh chị và các bạn cùng chung tay giúp đỡ.

Tên và số tiền các anh chị giúp sẽ được Loan ghi chép lại cụ thể và cập nhật trong email gửi tới mọi người.

Các anh chị và các bạn chỉ cần email hoặc nhắn tin địa chỉ nhận tiền hỗ trợ, Loan sẽ cho người tới nhận.

Liên lạc:
Khổng Loan – 0904437733 (e: [email protected] hoặc [email protected])
Diệu Vân – 0903 991 888 (e: [email protected])

Thay mặt các em sinh viên nghèo, Loan và Vân rất cảm ơn sự hảo tâm của mọi người.

————————–

Các từ mới của từ điển Oxford năm 2009

– unfriend: “To remove someone as a ‘friend’ on a social networking site such as Facebook

– intexticated – distracted because texting on a cellphone while driving a vehicle

– paywall – a way of blocking access to a part of a website which is only available to paying subscribers

– freemium – a business model in which some basic services are provided for free, with the aim of enticing users to pay for additional, premium features or content

– funemployed – taking advantage of one’s newly unemployed status to have fun or pursue other interests

– zombie bank – a financial institution whose liabilities are greater than its assets, but which continues to operate because of government support

– Ardi – (Ardipithecus ramidus) oldest known hominid, discovered in Ethiopia during the 1990s and announced to the public in 2009

– birther – a conspiracy theorist who challenges President Obama’s U.S. birth certificate

– choice mom – a person who chooses to be a single mother

– death panel – a theoretical body that determines which patients deserve to live, when care is rationed

– teabagger – a person who protests President Obama’s tax policies and stimulus package, often through local demonstrations known as “Tea Party” protests (in allusion to the Boston Tea Party of 1773

– brown state – a U.S. state that does not have strict environmental regulations

– green state – a U.S. state that has strict environmental regulations

– ecotown – a town built and run on eco-friendly principles

– deleb – a dead celebrity

– tramp stamp – a tattoo on the lower back, usually on a woman

Source: Oxford American Dictionary