Chụp bức hình đẹp

Tom Ang của BBC giới thiệu vài ngón nghề chụp đẹp bằng máy kỹ thuật số:

1/ Chụp người

* Kích cỡ và quy mô:

•	Đây là bức hình chụp ở Bukhara, Uzbekistan, buổi chiều tà khiến bóng người đổ xuống trong khung cảnh giúp mình có cảm giác về kích cỡ và quy mô bằng cách thay đổi vị trí của máy camera.
Đây là bức hình chụp ở Bukhara, Uzbekistan, buổi chiều tà khiến bóng người đổ xuống trong khung cảnh giúp mình có cảm giác về kích cỡ và quy mô bằng cách thay đổi vị trí của máy camera.

* Thời điểm chụp:


•	Hình chụp người đi qua Blakeney, Norfolk đúng vào thời điểm họ đang có động thái nói chuyện về một chi tiết nào đó trên kiến trúc
Hình chụp người đi qua Blakeney, Norfolk đúng vào thời điểm họ đang có động thái nói chuyện về một chi tiết nào đó trên kiến trúc

  • Đợi khi mọi người bước vào khung cảnh. Điều này giúp khung cảnh có cảm giác về sự sống

  • Đặt giờ cho sự xuất hiện của họ trong khung hình vì họ sẽ giúp tham gia vào bố cục hình, nhưng không khíên các chi tiết kiến trúc bị hỏng
  • Cố gắng chụp hình người đi qua khung cảnh đó.
  • Một loại thời điểm khác là thời điểm trong ngày. Ánh sáng trên tòa nhà sẽ khác nhau, tùy vào thời gian. Vì vậy, hãy chọn thời điểm tốt để có hiệu ứng thú vị. (còn nữa)

Các bức hình báo chí đẹp ngày 22-9

Chú thích: Những người Indonesia ở khu ổ chuột bên sông tại Jakarta. Ngân hàng phát triển châu Á vừa đưa ra viễn cảnh phát triển của khu vực cho năm 2009, nhưng cảnh báo rằng những dấu hiệu phục hồi kinh tế chưa đủ mạnh để các chính phủ châu Á dừng các chương trình kích thích kinh tế.
Những người Indonesia ở khu ổ chuột bên sông tại Jakarta. Ngân hàng phát triển châu Á vừa đưa ra viễn cảnh phát triển của khu vực cho năm 2009, nhưng cảnh báo rằng những dấu hiệu phục hồi kinh tế chưa đủ mạnh để các chính phủ châu Á dừng các chương trình kích thích kinh tế. Ảnh: Getty

– Bức hình có bố cục là các hình dọc, ngang, ánh sáng mặt trời, những dáng người. Hình ảnh có thông tin, có sức sống. Có nhiều hình khối, màu sắc. Thích nhất là ánh sáng mặt trời rọi xuống.

potd_03_617494a
Một người thợ làm gốc Ấn Độ đang hoàn thành công đoạn cuối cùng làm nồi đất (Kodiya) ở Kumbhar Wada, Ahmedabad. Trong lễ hội Hindu, nhu cầu về Kodiya tăng mạnh vì người ta dùng chúng để đựng dầu thắp sáng. Ảnh: Getty Image

Bức hình này đẹp vì

màu sắc. Bố cục những đường tròn xếp với nhau, nổi bật là hình người và cái áo cũng có nét. Quá xinh.

Tay đấm hạng nặng người Nga Nikolai Valuev, hiện đang giữ danh hiệu WBA họp báo tại Nuremberg, nơi anh sẽ bảo vệ vị trí của mình trước Briton David Haye, vào 7-11.
Tay đấm hạng nặng người Nga Nikolai Valuev, hiện đang giữ danh hiệu WBA họp báo tại Nuremberg, nơi anh sẽ bảo vệ vị trí của mình trước Briton David Haye, vào 7-11. Ảnh: Reuters

Bức chân dung này đẹp vì thể hiện đúng thần thái con người, có sức sống, có sức biểu cảm. Mình cũng thích cái bóng sáng trên khuôn mặt. Ánh mặt thì tuyệt vời.

Phân tích bức hình báo chí đẹp

Vì sao có những bức hình đăng báo nhìn thấy rất đẹp, có bức hình thì chả muốn nhìn? Người ta ví, trên báo, bức hình như một cú đấm mạnh vào dạ dày, người đọc hự lên một cái, rồi từ đó, tim họ, não họ mới khiến họ tò mò muốn đọc xem nội dung là gì. Không bao giờ là quy trình ngược lại.

Vì vậy, một cái trang nhiều chữ quá + một bức hình chán ơi là chán thì sẽ góp phần loại bớt độc giả cho tờ báo. Một bức hình đẹp và trình bày đẹp sẽ giúp cho tờ báo có thêm độc giả. Bức hình đẹp và chú thích hình hay (đáp ứng 5W) sẽ hiệu quả hơn gấp nhiều lần.


Vậy phân tích một bức ảnh báo chí cần dựa trên yếu tố nào:


Sức sống, sức biểu cảm: Bức hình có tạo cảm xúc không, có ánh mắt, nụ cười, sự đau đớn, sự tuyệt vọng, sự lạc quan? Có nhận thấy các hành động? Trạng thái?

Thông tin: Bức hình đó có thông tin liên quan gì tới bài viết không?

Có ý nghĩa: Bức hình đó có ý nghĩa gì?


Xét ba tiêu chí, tôi sẽ chọn sức sống và sức biểu cảm là quan trọng khi phải chọn hình. Vì sao? Vì thông tin và ý nghĩa có thể sẽ được diễn đạt cùng với title và nội dung bài.


Các yếu tố xét bức hình đẹp còn kể tới bố cục, màu sắc, góc cạnh, thời điểm… Bức hình cũng phải làm nổi bật lên chủ đề hay chủ thể mà mình muốn nhấn mạnh.

Tác phẩm ảnh báo chí phải phản ánh chân thực cuộc sống. Không chấp nhận mọi kỹ thuật lòng ghép hay cắt bỏ các chi tiết trong ảnh bằng máy vi tính (trừ cắt cúp và điều chỉnh độ nét hình).

Nhưng học lý thuyết thì thế, chứ cầm máy chụp thì vô cùng khổ sở vì rất khó ra bức ưng ý. Hức hức.

Lúc nào sẽ quay lại phân tích những bức hình mà mình thích.

10 thứ mà tôi ước họ nói với tôi trong trường dạy báo chí

1. Dù tôi biết mọi kỹ năng về làm báo đa phương tiện, thứ tôi thực sự dùng là Flash. (cái này là báo Tây)

2. Báo chí tử tế thì thật khó mà tìm…nhưng đáng để phấn đấu.


3. Hầu hết các cộng sự của tôi sẽ sẽ không lạc quan như các bạn học của tôi.


4. Cần giữ lại các tấm danh thiếp.

5. Luôn phải phân biệt giữa công việc và cuộc sống riêng.


6. Hai tuần mới xong một bài mà gọi là deadline à?

7. Fast food không phải là phong cách sống; hãy chuẩn bị bữa trưa cẩn thận.


8. Tôi sẽ không làm việc 24h/ngày như thời còn học báo ở trường. Thay vào đó, tôi sẽ làm khối lượng công việc tương tự trong 8 tiếng thôi.

9. Có thứ gọi là phòng ngủ nhỏ để chợp mắt ở cơ quan.

10. Luôn luôn cần quan hệ công chúng.


(www.10000words.net)