Có những điều sung sướng thật dễ bỏ qua, vì mình coi nó là bình thường. Mặc váy là một ví dụ.
Sinh ra là phụ nữ ở một đất nước mà bạn có thể mặc quần soóc ra đường mà không có người cầm roi đuổi theo đánh hay ném đá là niềm sung sướng. Ở Sudan người ta vừa cho ra tòa một bà dám mặc quần jeans. Bà này làm cho LHQ nên được miễn trừ trừng phạt. Mà bà í không cần, bảo cho ra tòa đê, xem ai thắng ai thua. Chính quyền sợ rúm, vì cả thế giới nhìn vào.
Lại là niềm sung sướng nữa khi không ai ném đá đến chết những người phụ nữ (bị cho là) ngoại tình.
Sung sướng khi sinh ra ở một xã hội mà không luật pháp nào ngăn cấm phụ nữ có quyền tự do làm những gì họ thích. Nếu quá đà, họ chỉ bị xã hội có dư luận, nhưng luật pháp không trừng phạt họ. Họ có quyền tự do như người đàn ông.
Họ bị hạn chế quyền tự do vì “theo truyền thống” nó vậy. Nhưng “truyền thống” đang trở nên vô cùng mong manh trước sự toàn cầu hóa nhanh chóng của thế giới.
Trái đất nhỏ hẹp nhanh đến mức chúng ta không còn nhận ra nữa. Thử hỏi một khách sạn như Hilton ở Hà Nội thì khác gì so với Hilton ở New York? Không có gì khác. Mọi thứ y như từ một khuôn mà ra.
Cứ nhìn và sự tự do của phụ nữ ở một quốc gia để đánh giá sự tự do, văn minh hay phát triển của một quốc gia đó. Nếu ở quốc gia đó mà không có luật cấm đoán người phụ nữ làm gì, mà chỉ có người phụ nữ đó có dám làm hay không, thì quốc gia đó có quyền hy vọng vào tương lai. Quốc gia đó đã đi một bước rất dài trong hành trình tiến bộ của con người.
Phụ nữ từng là đồ chơi của đàn ông. Ở nhiều phần của thế giới, họ là biểu tượng của sự níu giữ quyền lực của nhiều chế độ, là biểu tượng của sự kiểm soát mà đàn ông muốn áp đặt lên xã hội. Tất cả vấn đề đều ở phụ nữ mà ra. Nếu đàn ông không nghĩ đến việc áp đặt những gì họ muốn lên phụ nữ, biết đâu, họ lại sung sướng hơn nhiều.
Nếu bạn được tự do mặc váy, ngắn thế nào cũng được thì hãy nhớ, bạn rất may mắn khi được làm như vậy. Chúng ta đã may mắn không phải đấu tranh vì cái váy.
Lại nhớ trong một chuyến công tác tại một tỉnh ở một quốc gia Đông Nam Á trong một tuần, tôi đã nghĩ đàn ông VN thật vô cùng sung sướng khi họ được thoải mái nhìn ngắm các bà các mẹ trong những bộ quần áo quá sexy, tay trần, gáy trần, chân trần…rất đẹp. Khi trong một tuần tôi không thấy phụ nữ nào hở một cái gì trên cơ thể ra, ngoài khuôn mặt, tôi đã nghĩ, cách trừng phạt đàn ông VN tốt nhất là đem họ đến cái tỉnh này trong một tháng. Họ sẽ đau khổ lắm lắm. Thiếu đi sự tươi mát, thiếu đi sự tự do thì còn gì đau khổ bằng. Hí hí.
Vì vậy, chuyện váy, không chỉ là hạnh phúc của phụ nữ, mà còn cả của đàn ông. Cố mà giữ lấy cái váy. Cái váy là sự tự do. Nếu có thể mặc váy thì hãy mặc, vì biết bao người muốn mà không được.
Cám ơn Linh. Ý của Loan thế này: Nước Nhật đã rất phát triển rồi, là nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ. Phụ nữ Nhật đã thay đổi rất nhiều nhưng hình ảnh của họ không được làm thay đổi trong truyền thông ở nhiều nơi. Chuyện cơm Tàu vợ Nhật nhà Tây đã là chuyện thời dĩ vãng. Sự thành công của Nhật Bản có rất nhiều yếu tố.
Còn với Trung Quốc, với hơn 1 tỉ dân đã là một nội lực khổng lồ. Trung Quốc đã có thể rất rất khác nếu vai trò của phụ nữ được đẩy mạnh hơn. Trung Quốc cũng đang thay đổi nhanh.
Chúng ta cũng đang nói đến hai nước mà luật không cấm người phụ nữ làm gì, chỉ có truyền thống và thói quen hạn chế họ mà thôi.
bravo…^.< chị Loan ơi! “Trừng phạt đàn ông…”
Mà chị cho e hỏi tí nha. Đoạn chị viết về [Cứ nhìn và sự tự do của phụ nữ ở một quốc gia để đánh giá sự tự do, văn minh hay phát triển của một quốc gia đó. Nếu ở quốc gia đó mà không có luật cấm đoán người phụ nữ làm gì, mà chỉ có người phụ nữ đó có dám làm hay không, thì quốc gia đó có quyền hy vọng vào tương lai. Quốc gia đó đã đi một bước rất dài trong hành trình tiến bộ của con người.]
Em thấy cũng đúng nhưng hơi thắc mắc. Như ở Trung Quốc, hay Nhật thì ng` phụ nữ cũng đóng vai trò phụ trong gia đình và xã hội nhưng đất nc vẫn phát triển và hùng mạnh?